Biểu đồ 6 : Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2010 2016
2.1.3 Sản phẩm dịch vụ
Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như huy động và tín dụng thì các NHTM hiện nay cịn cạnh tranh nhau ở rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán trong và ngồi nước, bảo lãnh, bao thanh tốn xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, kinh doanh các sản phẩm phái sinh...
Nhóm sản phẩm có nhiều khách hàng nhất là: mở tài khoản, chuyển tiền, thanh tốn trong và ngồi hệ thống, kinh doanh các sản phẩm phái sinh, bảo lãnh, nhờ thu, đồng tài trợ.
Nhóm sản phẩm được khách hàng sử dụng ở mức trung bình là: thư tín dụng nhập khẩu, chuyển tiền kiều hối, thu chi hộ, thư tín dụng xuất khẩu, chuyển tiền cá nhân.
Ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. về tổng thể, đề án đặt ra bốn mục tiêu chính, bao gồm giảm tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế, phát triển mạnh thanh toán qua thẻ, thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và cuối cùng là tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính tồn diện. Do vậy, cuộc cạnh tranh về số lượng máy EDC/POS và các đơn vị chấp nhận thẻ là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, trong đó nhóm NHTM nhà nước bao gồm Vietcombank, Vietinbank và BIDV vẫn đang chiếm nhiều lợi thế với số lượng máy POS rất lớn. Hiện nay, mạng lưới máy POS đã được kết nối liên thông tại nhiều ngân hàng, nên các khách hàng có thể thanh tốn bằng thẻ nội địa, quốc tế hay thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước phát hành tại bất kỳ máy POS của ngân hàng nào.
Các ngân hàng sẽ chạy đua phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ và cạnh tranh về mức phí chiết khấu cho các đại lý ưu tiên sử dụng máy POS của ngân hàng mình.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể đẩy mạnh cạnh tranh hoạt động thanh toán qua mPOS. Về cơ bản mPOS khác với POS là doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một thiết bị đọc thẻ di động gắn vào điện thoại thơng minh (smartphone) là có thể chấp nhận thanh tốn
Ngân hàng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Vietcombank 181.014 265.360 304.878 Vietinbank 503.257 779.309 1.152.062 BIDV 384.125 427.682 498.633 Sacombank 114.218 159.025 267.029 SHB 100.942 117.301 187.792 MB 317.140 228.054 259.466
bằng thẻ của khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Với tốc độ tăng trưởng sử dụng điện thoại thơng minh tại Việt Nam thì rõ ràng hình thức thanh tốn qua mPOS sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Ngoài ra, các ngân hàng phải đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tự động để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm thẻ, tiền gửi thanh toán của ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, các hình thức thanh tốn điện tử ngày càng được ưa chuộng, nhất là tại các đơ thị lớn. Do đó, việc mở rộng mạng lưới đối tác liên kết với các cơng ty điện lực, cấp - thốt nước, viễn thơng, truyền hình và các cơng ty trung gian thanh toán là rất quan trọng.
Thời gian gần đây cũng đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt để phát triển các sản phẩm tài khoản thanh tốn, thẻ tín dụng, thanh tốn điện tử giữa các ngân hàng, thơng qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi sử dụng sản phẩm. về lâu dài, ngân hàng nào chiếm lĩnh được thị phần ở sản phẩm dịch vụ thanh tốn điện tử khơng những có được lượng khách hàng cơ sở ổn định mà cịn có thêm cơ hội để bán chéo các sản phẩm khác. Bên cạnh sản phẩm thẻ và dịch vụ thanh tốn thì kinh doanh các sản phẩm phái sinh cũng đang được các ngân hàng quan tâm. Các sản phẩm chủ yếu hiện nay bao gồm:
• Sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward)
• Sản phẩm hốnđổi tiền tệ (Swap)
• Sản phẩm hốn đổi lãi suất tiền tệ chéo (CCS)
• Sản phẩm hốn đổi lãi suất (IRS)
• Sản phẩm quyền chọn ngoại tệ (Option OTC)
Tuy tỷ trọng so với các nghiệp vụ kinh doanh khác cịn ít nhưng các NHTM cũng đạt được một số thành tựu đáng kể, thể hiện qua bảng sau:
43
Bảng 9: Thu từ việc thực hiện giao dịch phái sinh tại các NHTMCP đã niêm yết
ACB 170.877 172.539 243.643
Eximbank 268.987 510.436 289.365
Nguồn: Báo cáo tài chỉnh các năm của các NHTMCP
Nhìn chung tình hình kinh doanh các sản phẩm phái sinh ngày càng được các ngân hàng chú ý, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này ngày càng tăng. Tuy nhiên so với hơn 200 sản phẩm ngoại hối phái sinh trên thế giới, mức độ phát triển sản phẩm của Việt Nam mới hoàn toàn ở giai đoạn đầu, với các sản phẩm phái sinh cơ bản, hồn tồn chưa có tính phức tạp. Hơn nữa, các sản phẩm ngoại hối phái sinh chưa có sự khác biệt sản phẩm về loại tiền giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch, chủ thể ký kết hợp đồng, mức ký quỹ thực hiện hợp đồng... Vì vậy, trong thời gian tới, các NHTM cần đa dạng hơn các sản phẩm phái sinh nói riêng cũng như các sản phẩm dịch vụ nói chung để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam đã niêm yết này đang ngày càng được đa dạng và cải tiến chất lượng tuy nhiên so với chất lượng dịch vụ của các ngân hàng ngoại (nhất là ANZ, HSBC, Standard Charterd) thì chưa thấm thốt gì. Chẳng phải tự dưng nguồn thu từ sản phẩm dịch vụ chiếm 70% - 80% tổng nguồn thu của
các ngân hàng ngoại. Trong dịch vụ dành cho khách hàng cao cấp, có tới hơn nửa số khách VIP đang thuộc về các ngân hàng ngoại, trong khi các ngân hàng TMCP Việt Nam mới chỉ biết đến và chú trọng mảng khách hàng này cách đây 3-4 năm. Hay trong mảng thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng, trong top các ngân hàng có dịch vụ thẻ tốt nhất hiện nay thì ANZ, HSBC, Citibank ln có mặt nhờ khả năng thanh tốn rộng khắp các nước trên thế giới, nhiều ưu đãi và tính bảo mật cao. Ngồi ra, các dịch vụ chất lượng tốt của ngân hàng ngoại còn phải kể đến như giao dịch ngoại tệ (đặc biệt là các sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để bảo hiểm tỷ giá), thanh tốn quốc tế (vì họ có cả hệ thống thanh tốn của các chi nhánh của ngân hàng của họ trên toàn cầu nên dịch vụ và phí rất rẻ...), các dịch vụ rất tốt cho đối tác nước ngồi (cấp tín dụng, bảo lãnh, các loại tài trợ thương mại khác, huy động vốn ...). Ngoài ra, họ cũng rất ưu việt trong việc IPO cho các doanh nghiệp start up, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp.. .Điều này càng muốn khẳng định rằng nếu các NHTMCP Việt Nam muốn phát triển lâu dài, không bị chiếm lĩnh thị trường, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như với các ngân hàng khác trong khu vực thì cần chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ hơn nữa; tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất, thuận lợi nhất cho khách hàng sử dụng.