Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 61 - 65)

Biểu đồ 6 : Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2010 2016

2.1.4 Nguồn nhân lực

Trên thực tế, hiện nay nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng rất dồi dào, tuy nhiên các ngân hàng vẫn gặp khó khăn vì vẫn cịn một khoảng cách khá xa giữa đào tạo và thực tế. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt đang trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao. Hơn nữa áp lực ngành ngân hàng ngày càng lớn dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc, sinh viên mới ra trường không muốn làm ngân hàng ngày càng phổ biến.

Nguồn nhân lực tài chính ngân hàng dồi dào, tốt nghiệp Đại học nhưng chất lượng khơng cao, vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành và nền kinh tế, chưa thể đảm bảo cho sự phát triển ổn định, vững chắc trong quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính-ngân hàng; tính chuyên nghiệp của nhân lực tại một số vị trí cơng việc ở nhiều ngân hàng chưa cao; kiến thức về kinh tế, chuyên môn ngân

Ngân hàng Tổng số lao

động Trên đại học(%) Đại học (%) đẳng/TrungCao cấp (%)

hàng và kiến thức bổ trợ của một bộ phận không nhỏ cần phải đào tạo. Ngân hàng Nhà nước thiếu đội ngũ chuyên gia kinh tế, quản lý vĩ mô với yêu cầu sở hữu năng lực nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng, xây dựng chính sách vĩ mơ về tiền tệ ngân hàng, thanh tra giám sát an toàn hệ thống và thanh tốn. Các tổ chức tín dụng thiếu đội ngũ quản trị điều hành (cán bộ quản lý, lãnh đạo) có trình độ chun mơn, khả năng phân tích, tổng hợp, am hiểu luật pháp và linh hoạt, độc lập xử lý các vấn đề của thực tế và thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn cao về quản trị ngân hàng hiện đại, phân tích tài chính, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, phân tích và thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro... Ngành ngân hàng cũng xác định nguyên nhân của những hạn chế trên do thiếu cơng cụ mang tính hữu ích, chuẩn mực để sử dụng và đo lường các hoạt động quản trị nhân sự trong ngành. Các chính sách nhân sự (chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, đào tạo phát triển, sử dụng người tài, khen thưởng.) chưa đầy đủ hoặc chưa thật phù hợp. Đặc biệt, chất lượng đào tạo, sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo ngành ngân hàng-tài chính có sự khác biệt nhau khá lớn. Điều đó gây khó khăn khơng nhỏ cho ngành ngân hàng.

Hơn nữa "chảy máu nguồn nhân lực" của các NHTM Việt Nam đã phá vỡ tính kế hoạch trong hoạt động nhân sự và phát triển của hệ thống, làm gia tăng chi phí đào tạo và chi phí vận hành hệ thống. Làn sóng chuyển dịch lao động từ các ngân hàng Việt Nam sang các ngân hàng và quỹ đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đang làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Các tổ chức, ngân hàng nước ngồi với mơi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ cũng như chính sách quản lý nhân sự linh hoạt đã tỏ rõ ưu thế trong việc thu hút nhân sự so với các NHTM Việt Nam. Để khắc phục những điểm yếu này, các ngân hàng lớn của Việt Nam đều đã tự xây dựng trung tâm đào tạo của riêng mình để tổ chức đào tạo, tái đào tạo liên tục nhằm nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới cho nhân viên, xây dựng chính sách nhân sự hài hịa giữa lương và phúc lợi, môi trường làm việc và cơ hội nhằm ổn định nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược tăng trưởng và phát triển hệ thống.

46

Theo thống kê công bố của các ngân hàng, khoảng 80% đội ngũ lao động trong các ngân hàng có trình độ từ đại học trở lên. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chun mơn của các NHTM đuợc thể hiện ở bảng sau:

Vietinbank 22.957 8,2 74,3 17,5 Vietcombank 15.615 4,5 77,3 18,2 BIDV 25.088 8,77 80,73 10,5 ACB 9.935 5,23 85,4 9,37 MB 10.656 5,4 85,88 8,72 Sacombank 15.745 5,5 785 16,00 SHB 7.083 3,2 87,8 9,0 Eximbank 5.916 2,67 79,6 17,73

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 các NHTM

Theo bảng ta thấy trình độ lao động của các NHTMCP Việt Nam đã niêm yết là khá cao so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng, điều này là vô cùng quan trọng, là một trong những điểm mấu chốt giúp các ngân hàng có thể phát huy tiềm lực, tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, tình trạng chung của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực vừa thừa vừa thiếu, cụ thể thiếu nguồn nhân lực chất luợng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu nhu xây dựng chiến luợc phát triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu tu quốc tế...

Bên cạnh việc thiếu nhân lực cho bộ phận nhân viên thì bộ phận quản trị điều hành cũng là một trong những điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam. Điều hành quản trị theo

tiêu chuẩn Basel mới chỉ bắt đầu đuợc quan tâm tại các NHTM trong một vài năm trở lại đây và mới chỉ thí điểm trên 10 ngân hàng. Việc đào tạo nhân lực cấp cao tốn nhiều thời gian và chi phí, hơn nữa địi hỏi các nhà quản trị phải có kinh nghiệm, nắm rõ tình hình của ngân hàng mình để đua ra những phân tích và chiến luợc phù hợp. Điều này yêu cầu các ngân hàng phải chú trọng hơn nữa vào nguồn nhân lực - nguồn lực chủ chốt tạo nên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, hợp tác với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng để có thể đào tạo ra những đội ngũ nhân sự uu tú nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w