5. Kết cấu khóa luận
1.2. Hiệu quả cho vay ĐTPT của Nhà nước
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ĐTPT của Nhà nước
- Hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước thể hiện trên các mặt:
+ Đối với nền kinh tế: biểu hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của vốn đầu tư nhằm chủ yếu thỏa mãn nhu cầu vật chất của xã hội, đem lại sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
+ Đối với hiệu quả xã hội: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội như: Tạo
việc làm; đảm bảo về phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường; góp phần củng cố an ninh
quốc phịng, bảo đảm trật tự an tồn xã hội; Góp phần phát triển kinh tế-văn hóa đồng đều
giữa các vùng; Góp phần đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự quyết về dân tộc, giới tính;
Góp phần xây dựng lối sống văn minh; Nâng cao mức sống và chăm lo sức khỏe của tồn dân thể hiện gián tiếp thơng qua số liệu cụ thể về mức gia tăng chỉ số sức khỏe quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững.
+ Đối với Ngân hàng: chính là khả năng huy động các nguồn lực đáp ứng nhu cầu TDĐT của Nhà nước, quản lý vốn an toàn, tiết kiệm, khả năng tự cân đối tài chính (hạn chế
tối đa sự bao cấp từ NSNN), giảm thiểu các rủi ro và bảo đảm an toàn vốn, hỗ trợ tốt cho
các dự án theo mục tiêu đề ra.
+ Đối với khách hàng vay vốn: thể hiện thông qua thành công của các dự án được tài
trợ bằng vốn TDĐT của Nhà nước. Hiệu quả có thể chia thành: hiệu quả hoạt động chung
của doanh nghiệp hay hiệu quả của từng hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy hiệu quả
hoạt động TDĐT của Nhà nước là một bộ phận trong hiệu quả của doanh nghiệp, nhưng
khơng hồn tồn đồng nhất với hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả hoạt động chung
của doanh nghiệp mà có quan hệ mật thiết với các loại hiệu quả này. Việc đánh giá hiệu quả
này có thể được xem xét qua các chỉ tiêu định tính, định lượng về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của dự án.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước thông qua Ngân hàng
(TCTC được Nhà nước giao quyền cho vay) bao gồm:
+ Chỉ tiêu định tính: Hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước được thể hiện qua khả năng thu được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định trong HĐTD đối với Ngân hàng; khả năng sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn từ Ngân hàng và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, về mặt định tính, hiệu quả hoạt động tín dụng của Nhà nước được đánh giá qua các mặt sau:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng phải bảo đảm để Ngân hàng thực hiện được chức năng mà Nhà nước đã giao, đồng thời phải mang lại thu nhập cho Ngân hàng đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro như không thu hồi được vốn cho vay hoặc thu hồi chậm.
hiện ở chỗ thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm những nguyên tắc an toàn cần thiết và theo những quy trình nhất định. Qua đó, bên đi vay sẽ tiết kiệm được các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ những cơ hội sản xuất kinh doanh tốt.
Thứ hai, khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả của bên đi vay. Tức là, bên đi vay sử dụng vốn vay được từ Ngân hàng phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu khi đi vay đề ra.
Thứ ba, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng, địa phương và cả nước. Đây là hệ quả tất yếu đạt được khi cả bên đi vay và Ngân hàng đều hoạt động tốt. Điều này được biểu hiện ở chỗ, hoạt động của Ngân hàng sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương, định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân.
Các chỉ tiêu định lượng:
(1) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ(%):
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = -----------------------------------------------x 100% Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).
(2) Tỷ lệ thu lãi (%):
Tổng lãi đã thu trong năm
Tỷ lệ thu lãi (%) =-----------------------------------------x 100% Tổng lãi phải thu trongnăm
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đơn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng.
(3) Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)
Doanh số thu nợ đến hạn
Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) =------------------------------------------x 100%
Tổng dư nợ đến hạn
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng.Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
(4) Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =------------------------------------x 100 Tổng dư nợ
- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng đang xấu đi, và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, do
những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng Nhà nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt với đặc thù hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn. Theo
khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được. (5) Tỷ lệ nợ xấu (%) Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn (% ) =------------------------------------x 100 Tổng dư nợ
- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu được quy định theo phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng.Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
Ngồi ra, cịn có một số chỉ tiêu khác sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước như:
Tổng vốn huy động: Đây là chỉ tiêu biểu hiện quy mô số vốn mà Ngân hàng huy động từ các nguồn: ngân sách, vay nợ nước ngoài,...trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng cho vay của Ngân hàng. Nếu tổng vốn huy động cao, khả năng cho vay lớn và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu định lượng khác để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chẳng hạn, nếu tổng vốn huy động của Ngân hàng, trong khi doanh số cho vay nhỏ, tốc độ tăng doanh số cho vay chậm thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng khơng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn: Nói lên khả năng cho vay vốn so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể ngày càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách tổng quát, không chỉ dựa trên cơ sở chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì, đánh giá như vậy là phiến diện, sẽ dễ dẫn đến đánh giá sai. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử dụng vốn cũng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa chắc đã cao, thậm chí cịn thấp.
Tóm lại, do các đặc trưng riêng của ĐTPT của Nhà nước đã nêu ở cơ sở lý luận nên các dự án ĐTPT bằng nguồn vốn Tín dụng Nhà nước thường có quy mơ vốn lớn,
thời gian cho vay dài, lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, được đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro, kém hấp dẫn đối với các NHTM nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ nên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ĐTPT của Nhà nước cũng cần có thước đo riêng, khác với NHTM. Ví dụ như phân loại nợ cho vay ĐTPT của Nhà nước được thực hiện theo Thông tư số 24/2013/TT-NHNN ngày02/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của VDB mà không thực hiện đánh giá như các NHTM tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.