Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 72 - 80)

5. Kết cấu khóa luận

2.3. Đánh giá thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay bằng nguồn vốnTín dụng

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế:

- Một là, tác động chưa nhiều đến tăng trưởng ĐTPT các bệnh viện nói chung và tăng trưởng tín dụng của VDB nói riêng: Các dự án bệnh viện vay mới giai đoạn 2013- 2017 cịn thấp và có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ 25 dự án năm 2013 xuống còn 5 dự án năm 2016 và cá biệt đến năm 2017 khơng có dự án nào. Cùng với đó, quy mơ cho vay các dự án bệnh viện cịn thấp so với tổng nguồn tín dụng ĐTPT nói chung nên tỉ lệ dư nợ các dự án bệnh viện tại VDB chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay ĐTPT của Nhà nước; đặc biệt là tỷ lệ này chỉ tăng từ 5,33% lên 6,7% năm 2014 và sau đó giảm nhanh qua các năm, xuống còn 2,3% trong năm 2017. Đáng chú ý là, thực chất số dư nợ nêu trên đã bao gồm cả dư nợ của các dự án Bệnh viện cơng

thuộc chương trình 18 Bệnh viện cơng, đã được ký HĐTD và bắt đầu giải ngân trong giai đoạn từ năm 2008-2013 (BV Việt Đức, BV Phụ sản TW, BV Nội tiết giai đoạn I.).Chi tiêu hiệu suất sử dụng vốn phản ánh quy mô vốn cho vay các dự án bệnh viện của VDB vẫn còn thấp, chi chiếm khoảng từ 7,5% đến gần 11% trong tổng nguồn vốn huy động được. Đến nay cơ sở hạ tầng của ngành y tế vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Tỷ lệ nêu trên còn khiêm tốn so với dư địa khá lớn nhu cầu vay vốn đầu tư bệnh viện trong cả nước, nói rõ hơn là nguồn vốn VDB chưa đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu ĐTPT các bệnh viện. Chưa kể, các dự án bệnh viện vay vốn VDB chủ yếu chi mới là bệnh viện tuyến Trung ương và một số bệnh viện tuyến trên trở lên. Khoảng trống khá lớn là các dự án bệnh viện tuyến dưới hầu như chưa được tiếp cận nhiều.

- Hai là, một số dự án gặp khó khăn trong hoạt động và hồn trả nợ vay, hiệu quả sử dụng tài sản thấp, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao: Hiệu quả cho vay thể hiện rất rõ nét tại tất cả các bệnh viện công tuyến trung ương. Tuy nhiên, tại một số bệnh viện tư nhân như: Dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Ngoại sản Tây Nguyên (Chi nhánh Khu vực Đăklăk-Đăknông); Dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc Lâm (Chi nhánh Khu vực Hải Dương-Hưng Yên)., các dự án này chưa thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế. Một số thời gian trả nợ không đúng hạn theo HĐTD đã ký; không thu hút được nhiều bệnh nhân, thậm chí hoạt động cầm chừng (mới chi sử dụng khoảng 40%-50% cơng suất giường bệnh thậm chí thấp hơn số này, lượng khách ít.), khiến doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí thuốc men, nhân sự và khấu hao tài sản cố định, trang thiết bị, gây lãng phí lớn cho nhà đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của VDB. Mặc dù không để nợ quá hạn, lãi treo lớn nhưng đây là do kết quả của việc VDB xem xét tái cơ cấu nợ cho các dự án. chứ chưa phải là do dòng tiền của dự án mang lại. Chưa kể, sau thời gian cơ cấu, nếu các bệnh viện không khắc phục được các hạn chế, cải thiện hoạt động thì khó khăn cịn kéo dài, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thu hồi nợ vay (gốc và lãi) của VDB.

- Ba là, một số dự án còn chậm tiến độ, gây nên sự lãng phí trong đầu tư: Dự án đầu tư bệnh viện vừa phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng cơng trình, vừa phải tuân thủ các quy định của ngành y tế do đây là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mang tính đặc thù cao. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm của VDB

là cơ quan thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước với các chỉ tiêu kế hoạch giải ngân, kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch nguồn vốn huy động để thực hiện cho vay được Chính phủ giao hàng năm và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính vì vậy để tiếp cận được nguồn vốn này, thì chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các bước, các quy trình về quản lý vốn NSNN, tuân thủ các quy định rất chặt chẽ của pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: phải thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư xây dựng; khách hàng vay vốn TD ĐT phải thực hiện kiểm tốn độc lập báo cáo tài chính hàng năm; các dự án sử dụng vốn tín dụng Nhà nước từ 30% tổng mức đầu tư hoặc trên 500 tỷ đồng phải thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu; vốn tín dụng của Nhà nước là vốn đầu tư công nên việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn này phải thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục do Luật Đầu tư cơng quy định. Việc phải tuân thủ đầy đủ các quy định trên, đặc biệt là những quy định liên quan đến đầu tư xây dựng và lựa chọn nhà thầu đòi hỏi rất nhiều hồ sơ được cấp bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong khi đa số bệnh viện lại khơng có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục này. Do đó, nhiều trường hợp khơng thể hồn thành các thủ tục theo quy định để được vay vốn VDB hoặc vẫn hoàn thành các thủ tục này nhưng lại tốn rất nhiều thời gian dẫn đến đánh mất cơ hội đầu tư. Cùng với giai đoạn xã hội hóa y tế, nhiều dự án bệnh viện được lập với quy mơ hồnh tráng lên tới cả ngàn giường nhưng... chỉ nằm trên giấy tờ do có nhiều vướng mắc. Vướng mắc trong q trình bồi thường giải phóng mặt bằng nên các dự án kéo dài, không giao đất kịp tiến độ để thực hiện dự án., gây nên sự lãng phí trong đầu tư cho nền kinh tế-xã hội.

- Thứ tư, đối với cho vay TDDT của Nhà nước, VDB cho vay theo dự án đúng đối tượng quy định tại Nghị định của Chính phủ, chưa phát triển được các sản phẩm dịch vụ khác kèm theo nên ít có sự gắn kết ràng buộc chặt chẽ giữa VDB với khách hàng/các bệnh viện. Trong khi đó các NHTM với doanh nghiệp là quan hệ vay trả thường xuyên, giới thiệu nhiều dịch vụ phát triển toàn diện, các sản phẩm đa dạng, gắn kết mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó củng cố và duy trì sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

- Thứ năm, hệ thống cơng nghệ ngân hàng là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong công tác điều hành của VDB. Như ta đã biết một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản

hóa các thủ tục hành chính (giấy tờ photo nhiều loại), rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi cho các khách hàng vay vốn.

Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại cịn giúp cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng, chính xác và cơng tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cho các dự án bệnh viện nói riêng tại VDB sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên: a. Nguyên nhân chủ quan từ phía VDB:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy và lực lượng cán bộ của VDB vẫn đang trong quá trình từng bước kiện tồn, sắp xếp lại; cơ chế chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước cịn phức tạp, nhiều thay đổi và khơng ổn định, thể hiện qua nhiều Nghị định, Quyết định, nhiều văn bản hướng dẫn, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng triển khai thực hiện chi tiết đến từng dự án.

Quy trình, thủ tục cho vay các dự án bệnh viện còn rườm rà phức tạp:Hồ sơ vay vốn địi hỏi nhiều văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các văn bản thông báo kết quả làm việc với Thủ tướng...). Đây là nguyên nhân khiến các bệnh viện cảm thấy e ngại khi vay vốn tín dụng Nhà nước tại VDB.

Bên cạnh đó, bản thân các bệnh viện cơng lập khát khao vay vốn nhưng cũng chưa ý thức được việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn như thế nào. Do hệ thống các văn bản pháp lý của nước ta còn nhiều bất cập, các văn bản chưa thống nhất hướng dẫn gây rất nhiều khó khăn cho chủ đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ và cũng mất nhiều thời gian để VDB lập quy trình hướng dẫn chủ đầu tư hồn thiện hồ sơ tiếp cận được vốn vay TDĐT của Nhà nước.

Thứ hai, những chính sách điều hành tín dụng của VDB từ thời kỳ Chính phủ thắt chặt tín dụng (2011) đến nay chưa được gỡ bỏ. Để chống chọi với khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, năm 2011 Chính phủ đã đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng, giảm chi tiêu NSNN, theo đó, VDB cũng đưa ra một loạt chính sách nhằm hạn chế tín dụng Nhà nước, cụ thể:

+ Công tác thẩm định, quyết định cho vay: không phân cấp cho Chi nhánh quyết định cho vay, việc quyết định cho vay tập trung tại Hội sở chính, các hàng rào kỹ thuật được dựng lên như: Hội sở chính cho chủ trương đồng ý Chi nhánh mới được tiếp

nhận hồ sơ; khống chế quy mô, tổng mức đầu tư của dự án mới được tiếp nhận dự án; công tác cảnh báo trước khi thông báo cho vay tiếp tục duy trì và kéo dài ở mức khắt khe hơn. Tuy nhiên, Hội sở chính chưa nghiêm khắc thực hiện chế tài trách nhiệm công vụ, chậm tiến độ công việc: Chưa có sự nhận thức đồng đều, nhất quán trong xử lý công việc giữa Lãnh đạo VDB, các Ban nghiệp vụ và cán bộ Hội sở chính. Một bộ phận cán bộ xử lý công việc chưa hết trách nhiệm, né tránh do tâm lý sợ chịu trách nhiệm, một số văn bản Chi nhánh xin ý kiến được trả lời lưỡng ý, không phù hợp với thực tế tại Chi nhánh nên khó triển khai.

+ Việc ký hợp đồng tín dụng, giải ngân: Mặc dù VDB đã có hướng dẫn bộ mẫu hợp đồng nhưng tất cả hợp đồng trước khi ký phải gửi Hội sở chính rà sốt, cho ý kiến (thời gian rà soát thường kéo dài đến 10 ngày và có thể cịn lâu hơn). Điều hành nguồn vốn phục vụ giải ngân chậm, nhiều thời điểm khơng bố trí đủ vốn cho nhu cầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng và kế hoạch đã thơng báo, thủ tục chuyển vốn phức tạp (Chi nhánh xin nguồn giải ngân phải thực hiện gửi báo cáo cho vay thu nợ toàn Chi nhánh và phải được các Ban nghiệp vụ rà soát, cho ý kiến trước khi chuyển nguồn, quá trình xử lý đơi khi cịn mang tính chủ quan).

- Thứ ba, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước ngày càng tiến sát với lãi suất thị trường nên khơng cịn hấp dẫn các nhà đầu tư. Xuất phát từ yêu cầu phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế và làm giảm gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN đối với hoạt động tín dụng Nhà nước mà lãi suất cho vay của VDB ngày càng giảm tính ưu đãi. Ngồi ra, cơ chế lãi suất chưa linh hoạt, cố định trong thời gian dài nên nhiều thời điểm còn cao hơn lãi suất thị trường (ở thời điểm hiện tại, lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước đang duy trì là 8,55%/năm, trong khi lãi suất trung và dài hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên của NHTM chỉ dưới 7,5%/năm). Ngoài ra việc các NHTM được phép cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam cũng làm cho nguồn vốn tín dụng của Nhà nước tại VDB càng trở nên kém hấp dẫn.

- Thứ tư, về trình độ năng lực cán bộ của VDB còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, tâm lý sợ trách nhiệm khá phổ biến sau nhiều vụ việc bị hình sự hóa xảy ra đối với VDB. Phương pháp thẩm định của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tuy đã được đào tạo bồi dưỡng tuy nhiên do sự chủ quan, thiếu sót khi

thẩm tra thông tin và độ tin cậy thông tin mà khách hàng cung cấp chưa cao nên vẫn gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc thẩm định dự án.Việc khai thác thơng tin từ bên thứ ba cịn sơ lược khái qt, chi phí cho việc tìm kiếm thơng tin khách hàng quá cao và tốn nhiều thời gian. Do đó việc thẩm định dựa trên thơng tin khách hàng cung cấp có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng dẫn tới hiệu quả dự án không cao.

Công tác thẩm định đối với các dự án bệnh viện nói riêng xét trên phạm vi rộng vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Do một số dự án là bệnh viện công lập vay vốn đầu tư nên một số chủ đầu tư suy nghĩ đơn giản, nhiều nội dung trong dự án còn sơ sài, các kế hoạch trả nợ nhiều khi lập vẫn mang tính hình thức. Các dự án bệnh viện cần phải được quan tâm thẩm định kỹ ở điều kiện vệ sinh môi trường như: Hệ thống xử lý nước thải; Hệ thống thốt nước; An tồn bức xạ và Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế...

- Thứ năm, về quy trình giám sát tín dụng của VDB còn chưa phù hợp với thực tế, cơng tác quản lý thu hồi nợ vay có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa giám sát được dòng tiền của dự án. Việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa kịp thời do khơng có các biện pháp xử lý vướng mắc đúng lúc khi khách hàng có dấu hiệu khó khăn sẽ dẫn tới việc trả nợ cho ngân hàng có thể bị chậm trễ. Năng lực quản lý rủi ro của VDB chưa theo kịp với sự phát triển về quy mô đầu tư ngành, thông tin khách hàng và giám sát tín dụng đối với khách hàng, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất về thông tin khách hàng.

Việc kiểm tra, sử dụng vốn vay: trong quá trình sử dụng vốn vay, đơn vị vay vốn phải báo cáo quá nhiều, gây tâm lý e ngại cho khách hàng, đặc biệt hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nội bộ diễn ra thường xuyên kiểm tra đến tận đơn vị. Chính yếu tố này nhiều doanh nghiệp khơng dám tiếp cận vốn tín dụng của Nhà nước.

- Thứ sáu, VDB cho vay bằng nguồn vốn tín dụng của Nhà nước theo đúng đối tượng quy định tại Nghị định của Chính phủ, chưa phát triển được các sản phẩm dịch vụ khác kèm theo nên ít có sự gắn kết ràng buộc chặt chẽ giữa VDB với khách hàng/các bệnh viện. Thực tế này làm cho nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB kém tiện ích bởi khách hàng vay vốn tại VDB khơng thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng đi kèm để phục vụ hoạt động đầu tư dự án (như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, ...). Để được thỏa mãn các yêu cầu này, khách

hàng vay vốn buộc phải sử dụngdịch vụ của các NHTM, và điều đó làm tăng chi phí và thời gian giao dịch của doanh nghiệp do phải sử dụng nhiều ngân hàng phục vụ. Trong khi đó các NHTM với doanh nghiệp là quan hệ vay trả thường xuyên, giới thiệu nhiều dịch vụ phát triển toàn diện, các sản phẩm đa dạng, gắn kết mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó củng cố và duy trì sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

- Thứ bảy, cơng tác khách hàng chưa được chú trọng theo hướng khách hàng là thượng đế. Do VDB là ngân hàng nhưng vẫn là một tổ chức mang tính Nhà nước nên vẫn cịn mang nặng theo tư tưởng “cơ chế xin cho”, khơng thể hiện được tính chun nghiệp như một NHTM trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh.

Các khách hàng nếu là bệnh viện công lập được chỉ định vay và các khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w