Giải pháp về công cụ thực thi, quản lý vốntín dụng đầu tư của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện tại VDB

3.2.1. Giải pháp về công cụ thực thi, quản lý vốntín dụng đầu tư của Nhà nước

trong hệ thống VDB

- Tăng cường huy động vốn thông qua các kênh phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh; dần nâng cao năng lực để tiến tới huy động trái phiếu ngân hàng khơng được chính phủ bảo lãnh.VDB cũng cần đẩy mạnh các hình thức huy động khác trên thị trường nhằm đa dạng hoá nguồn vốn và thu xếp đồng tài trợ với các NHTM để tài trợ cho các dự án lớn.

- Cần đổi mới tồn diện quy trình thẩm định và quản lý vốn TDĐT của Nhà nước, loại bỏ những hàng rào kỹ thuật khơng cần thiết, trong đó quy định chi tiết, rõ ràng các thao tác nghiệp vụ, đơn vị và cán bộ thực hiện, trách nhiệm thực hiện...:

(i) Tiếp nhận và thẩm định khách hàng bước đầu: Thực hiện thẩm định sơ bộ, là bước sàng lọc khách hàng đầu tiên với các tiêu chí cơ bản về thủ tục hồ sơ, đối tượng vay vốn và sơ bộ về khả năng tài chính, tài sản bảo đảm tiền vay.

(ii) Thẩm định năng lực khách hàng và xếp hạng tín dụng: Đánh giá chi tiết về khách hàng trên các phương diện: năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, năng lực vận hành, uy tín tín dụng; thực hiện xếp hạng tín dụng với hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ đầy đủ, đồng bộ trên cơ sở hệ thống thông tin dữ liệu thông suốt và đồng bộ, quản lý tập trung.

(iii) Thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: Thực hiện đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng trả nợ của phương án; đánh giá tài chính của dự

án phải gắn với dự tính khả năng tài chính của khách hàng (doanh nghiệp) với quan điểm coi dự án chỉ là một phần của doanh nghiệp.

(iv) Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Đánh giá giá trị, tính thanh khoản và các

yếu tố về pháp lý (quyền sở hữu) của tài sản dùng làm đảm bảo tiền vay.

(v) Tổ chức công tác thẩm định và quyết định cho vay: Tập trung, chuyên ngành, độc lập. Việc thẩm định và quyết định cho vay phải được xác định trên cơ sở kết hợp đồng thời cả 4 yếu tố: Xếp hạng tín dụng khách hàng; Xếp hạng Chi nhánh; Quy mơ khoản vay; tính hiệu quả của khoản vay.

- Giám sát tín dụng: Tăng cường các biện pháp tín dụng với mục tiêu nắm bắt chính xác và kịp thời hoạt động của không chỉ dự án/khoản vay mà cả hoạt động của khách hàng (doanh nghiệp); quy trình hố với các nội dung chi tiết ở các cấp độ quản lý và thừa hành nghiệp vụ; quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận/cá nhân liên quan trong ngân hàng.

- Phân loại nợ vay: Thực hiện phân loại nợ theo chuẩn mực để có biện pháp cơ cấu lại nợ và quản trị tốt hơn; tiến tới minh bạch hố hoạt động phù hợp với thơng lệ.

- Gắn trách nhiệm thu hồi nợ, trách nhiệm tài chính và trách nhiệm hành chính của tất cả các cán bộ có liên quan trực tiếp tới việc quyết định cho vay của các khoản vay có khả năng mất vốn.

- VDB cần xây dựng chiến lược phòng ngừa và XLRR trong hoạt động TDĐT. Xây dựng kho dữ liệu thơng tin tín dụng; tổng hợp, phân tích, theo dõi thơng tin rủi ro từ các nguồn thơng tin khác nhau trong và ngồi ngành để đề ra những giải pháp quản trị phù hợp. Thu thập, quản lý và cung cấp những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, quyết định cho vay và phịng ngừa rủi ro tín dụng.

- Xây dựng hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế: Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Xác định các hạn mức vốn vay theo khách hàng, nhóm khách hàng, ngành/lĩnh vực nhằm tăng tính phịng ngừa rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin; thu thập, quản lý và cung cấp những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và phịng ngừa rủi ro tín dụng; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng Chi nhánh (đây là một trong những cơ sở quan trọng cho việc thực hiện phân quyền, phân cấp trong quản lý tín dụng. Hệ thống này gồm các chỉ tiêu về: Quy mô; Chất lượng hoạt động; Hiệu quả hoạt động; Các chỉ tiêu định tính khác); Tăng

cường quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay và nâng cao chất lượng xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ có vấn đề: Quy định cụ thể về giám sát vốn vay và phân loại nợ theo thông lệ; ban hành quy định về cách thức, thẩm quyền, công cụ và những biện pháp mà các cán bộ tín dụng có thể và phải áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ vay.

- Xây dựng cơ chế kiểm sốt tín dụng hữu hiệu, đặc biệt là ngăn chặn nợ xấu gia tăng và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. Cải cách hệ thống kế toán hiện hành của VDB theo các chuẩn mực kế toán áp dụng chung cho các TCTD, đặc biệt là phân loại nợ theo chất lượng/mức độ rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro, hạch tốn thu nhập/chi phí; lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn VAS và quốc tế (IFRS).

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp để xử lý dứt điểm nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2019, về cơ bản hồn thành việc xử lý nợ xấu, tài chính bắt đầu được minh bạch hố, phù hợp với tiến độ minh bạch hoá hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w