Định hướng về hoạt động cho vay đối với các dự án bệnh viện bằng nguồn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu khóa luận

3.1. Định hướng về hoạt động cho vay đối với các dự án bệnh viện bằng nguồn

3.1.1. Định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2018 - 2020

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển của VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Quyết định cũng nêu rõ: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2020 bình qn khoảng 10%/năm, theo đó, quy mơ tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của VDB, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn.

Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là cơng tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phịng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng từ 4%-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020-2030 ở mức dưới 3%.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nhiệm vụ nhằm đáp ứng u cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện

nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của NSNN tiến tới tự chủ về tài chính.

Hồn thiện mơ hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chun nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm sốt và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thười tang cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Về đối tượng phục vụ, VDB tập trung vào các hoạt động tín dụng ĐTPT, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Tập trung vốn TDĐT vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; công nghiệp phụ trợ; nơng nghiệp nơng thơn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thỏa thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại VDB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho VDB từng bước bảo đảm cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù NSNN. Việc cho vay thỏa thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.

Về cơng tác quản trị ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có VDB. Thủ tướng Chính phủ cho phép trước mắt VDB thực hiện hoạt động theo cả 02 Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng; được thực hiện mơ hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước (thay vì mơ hình Hội đồng quản lý như hiện nay). Tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên VDB trong việc quyết định các vấn đề quản lý vốn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, VDB sẽ thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2013-2015; Giai đoạn 2 từ 2015-2020 và Giai đoạn ba từ sau năm 2020.

Để thực hiện những mục tiêu trên, VDB phải hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động; bổ sung vốn điều lệ; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy tổ chức; tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và kiểm sốt nội bộ ngân hàng. Với mục đích cuối cùng: “làm nổi bật vai trị của một ngân hàng chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ phát triển nền kinh tế đất nước, vừa đảm bảo tôn trọng, vận dụng những quy luật khách quan của cơ chế thị trường trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vừa thực hiện tối ưu vai trò hướng dẫn, quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế quốc gia”.

3.1.2. Định hướng cho vay các dự án bệnh viện giai đoạn 2018-2020

Nhằm đáp ứng u cầu tình hình mới, ngày 31/03/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư Nhà nước, thay thế các Nghị định liên quan đến tín dụng đầu tư Nhà nước trước đó. Theo đó đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đã bị thu hẹp như đối với các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện giờ chỉ cịn có “dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng bệnh viện công” giới hạn quy mơ nhóm A, B và C; các hình thức đầu tư xã hội hóa bệnh viện tư nhân bị hạn chế không sử dụng vốn vay TDĐT của Nhà nước.

Từ hạn chế đó, VDB đã định hướng hoạt động cho vay đối với các dự án bệnh viện giai đoạn năm 2018-2020 là không tiếp nhận các dự án mới và hướng giảm dần dư nợ vay đối với các dự án xây dựng phát triển bệnh viện tư nhân.

Mặt khác, đối với các dự án bệnh viện công được xây dựng cải tạo mở rộng đang cịn dư nợ vay thì tích cực rà sốt dịng tiền của dự án, bám sát hướng dẫn cho các bệnh viện phong cách quản trị mới phù hợp quy mô đầu tư mới với các trang bị các thiết bị y tế hiện đại với công nghệ khám chữa bệnh tiên tiến nhanh chóng nâng cao năng suất khám và điều trị bệnh; Đối với các bệnh viện cơng hiện có: tư vấn xin mở rộng diện tích nếu điều kiện quỹ đất cho phép, tăng diện tích sử dụng để chống quá tải tại chỗ bằng cách xây dựng các cơng trình kỹ thuật cao tầng, hợp khối thay thế các cơng trình tạm, xây dựng manh mún, cơng trình đã xuống cấp, bán kiên cố nhằm đảm bảo diện tích sàn/giường bệnh theo quy định; Đối với các bệnh xây dựng mới ở tuyến trung ương cần tập trung xây dựng thêm các cụm cơng trình y tế đa chức năng, sự gắn kết hữu cơ giữa đào tạo (Trường) và thực hành (Bệnh viện), giảm mật độ xây dựng

thơ, tăng diện tích cây xanh cải thiện mơi trường. Xây dựng di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm ra khỏi khu vục nội thành, nơi đông đúc dân cư đến khu vực thích hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w