Chính sách và quy trình cho vay đối với các dự án bệnh viện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 49 - 55)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn

2.2.2. Chính sách và quy trình cho vay đối với các dự án bệnh viện

2.2.1.1. Chính sách cho vay đối với các dự án bệnh viện:

Nghị quyết số 08/2007/QH12 ngày 12/11/2007 và Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội cho phép sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Quốc hội, tạo bước đột phá trong đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, là các căn cứ pháp lý quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định:

+ Quyết định 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010” (gọi tắt là Quyết định 47).

+ Quyết định 930/2009/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013” (gọi tắt là Quyết định 930).

+ Quyết định 122/2013/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Các Quyết dịnh khác về lĩnh vực y tế... Nội dung đầu tư gồm: (1) xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng; (2) mua sắm trang thiết bị và (3) đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện, cho các cơ sở y tế, nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế về gần dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế ngày một tốt hơn, góp phần giảm tình

trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Mục tiêu chung là nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh (là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện) thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện hạt nhân (là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực), cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao tại các bệnh viện vệ tinh không phải lên tuyến trên. Mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh của một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trước mắt tập trung ưu tiên 05 chuyên khoa hiện đang quá tải trầm trọng: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi; nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện vệ tinh thông qua việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (Telemedicine).

Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách của ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện công... VDB đã tập trung các nguồn vốn huy động để cho vay TDĐT phát triển các dự án của các bệnh viện nằm trong “Chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng 18 bệnh viện cơng trong nước”. Các chính sách ưu tiên áp dụng qua các thời kỳ là:

+ Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

+ Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

+ Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/03/2017 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;

+ Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/03/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

+ Quy chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước ban hành theo QĐ số 41/QĐ- HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý VDB;

+ Quy chế cho vay vốn TD ĐT của Nhà nước ban hành theo QĐ số 146/QĐ- HĐQT ngày 15/5/2017 của Hội đồng Quản trị VDB;

+ Thông báo số 220/TB-VPCP ngày 02/11/2007 của Thủ tướng chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế về một số nhiệm vụ cấp bách của ngành Y tế (đây là Văn bản quan trọng nhất cho phép các dự án trong “Chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng 18 bệnh viện cơng trong nước” được miễn các hình thức bảo đảm tiền vay theo quy định).

Căn cứ các chính sách cho vay đối với các dự án bệnh viện tại VDB, trong thời gian vừa qua VDB đã tập trung các nguồn lực huy động, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho vay các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên để hồn thành một số bệnh viện đang quá tải lớn như: hoàn thành giai đoạn I Bệnh viện K; Nâng cấp khoa Ung bướu, Tim mạch thuộc Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nội tiết TW; Bệnh viện Tai-Mũi-Họng TW; Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt thành phố HCM; Bệnh viện Đại học Y dược thành phố HCM. Đang khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng: Khoa Nội Bệnh viện Hữu Nghị; Bệnh viện C Đà Nằng; Bệnh viện Thống Nhất; Nhà 7 tầng Bệnh viện Thái Nguyên; Khu khám chữa bệnh chất lượng cao Bệnh viện Phụ sản TW; Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2; Bệnh viện Trung ương Huế. Tập trung cho vay đầu tư Bệnh viện Nhi TW, Khoa Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2....

2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với các dự án bệnh viện:

Quy trình cho vay vốn TDĐT của Nhà nước nói chung và đối với các dự án bệnh viện nói riêng tại VDB được thực hiện tương tự như nhau, đều căn cứ theo Quy chế cho vay và các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên khi cho vay đối với các dự án bệnh viện thì VDB có một số quy định riêng theo từng văn bản cụ thể và đặc thù của các dự án bệnh viện như:

+ Quyết định xây dựng, cải tạo, mở rộng bệnh viện công do Bộ Y tế cấp;

+ Đại diện chủ đầu tư và có trách nhiệm trước pháp luật là Giám đốc Bệnh viện (Khơng thẩm định Kế tốn trưởng);

+ Không thẩm định Vốn điều lệ (hay thẩm định Vốn chủ sở hữu) do là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu;

+ Khơng thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đối với các dự án bệnh viện trong “Chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng 18 bệnh viện công trong nước” theo Thơng báo số 220/TB-VPCP ngày 02/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thẩm định dòng tiền trả nợ thường là dùng nguồn khấu hao, chênh lệch thu chi viện phí và các nguồn vốn hợp pháp khác (có cam kết của Bộ Y tế) để trả nợ cho VDB theo HĐTD đã ký.

Quy trình cho vay vốn TDĐT của VDB được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay của VDB

(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

a. Giới thiệu cho khách hàng/các bệnh viện về TDĐT:

Tại các buổi làm việc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với các Ban ngành trong đó có Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính... VDB đã giới thiệu về chính sách TDĐT của Nhà nước và triển khai chương trình cho vay ĐTPT y tế để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị nhằm giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế., thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế, chủ trương xã hội hóa để có bước đột phá đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Đối với các Bệnh viện tuyến Trung Ương có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị để giảm tải, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hoặc vay vốn để hợp tác đầu tư theo các hình thức đã được quy định trong Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ thì Bệnh viện xây dựng Đề án, số vốn dự kiến vay gửi về Bộ Y tế xem xét, phê duyệt chủ trương và làm việc với VDB để vay vốn.

+ Đối với các Bệnh viện vệ tinh ở địa phương: căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu trang thiết bị cần thiết phục vụ việc tiếp nhận và thực hiện các kỹ thuật đã được các bệnh viện hạt nhân đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để xây dựng Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương và làm việc với VDB để vay vốn.

b. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDĐT, thẩm định và quyết định cho vay:

- Hồ sơ vay vốn do cán bộ thẩm định tiếp nhận, kiểm tra và hướng dẫn Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị vay vốn gồm: Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn (Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc.); Tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh như (Bảng cân đối tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh.).

- Hồ sơ dự án gồm: Kết quả nghiên cứu các bước (Nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi); Các luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; Các hợp đồng nhập khẩu lắp ráp vận hành máy móc thiết bị y tế; Hợp đồng đầu vào đầu ra của việc hợp tác khai thác máy móc chuyên ngành y tế.; Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản.

- Công tác thẩm định được thực hiện theo đúng quy trình thẩm định Chủ đầu tư và thẩm định dự án. Tuy nhiên việc thẩm định Chủ đầu tư đối với các bệnh viện cơng lập là hình thức (ngồi ra các bệnh viện được xây dựng theo hình thức xã hội hóa do doanh nghiệp tư nhân cùng liên doanh với bệnh viện cơng lập thì việc thẩm định chủ đầu tư dự án là quan trọng).

- Thẩm định dự án:

+ Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư: Đối với các dự án bệnh viện khi xem xét thẩm định dự án, VDB cần xem xét sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư với sự quy hoạch phát triển của ngành y tế và vùng cần phát triển y tế.

+ Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư: là bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án, đối với những dự án bệnh viện địi hỏi máy móc thiết bị khám chữa bệnh cơng nghệ hiện đại cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật và giấy phép chuyên ngành của Bộ Y tế.

+ Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án: xem xét quy mô công suất của dự án (công suất giường bệnh nội trú) có phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường hay không (khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện)? Nguồn vốn, khả năng quản lý của bệnh viện có phù hợp với quy mơ dự án khơng?

+ Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác: Đánh giá việc tính tốn tổng hợp nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, động lực, lao

động, điện nước... trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế, kinh nghiệm với các bệnh viện tương tự đang hoạt động.

+ Thẩm định địa điểm xây dựng dự án: Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần nghiên cứu các điểm thuận tiện giao thông, các khoảng trống xa khu dân cư thuận tiện cho việc vận chuyển cấp cứu đồng thời phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng.

+ Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án: Đánh giá về tổ chức quản lý, thực hiện dự án trên các mặt về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ cơng nhân kỹ thuật.

+ Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng cơng trình của dự án. Tất cả số liệu tính tốn trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước lượng, việc đánh giá tính tốn cũng khơng được chính xác. Bởi vậy, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là rất cần thiết, đây là một trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự án, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả.

+ Thẩm định về chi phí và lợi nhuận: Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm, u cầu phải tính tốn được nhu cầu về vốn và tình hình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động; Dự trù bảng tổng kết tài sản, thơng qua bảng này có thể năm bắt được tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ tồn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ; Dự trữ cân đối thu chi là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của dự án.

- Quyết định cho vay: Dự án chỉ được xem xét cho vay khi hoàn thành các bước thẩm định như trên, ngoài ra dự án đầu tư khơng những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư mà cịn mang lại lợi ích kinh tế xã hội về một mặt nào đó. Ngồi việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân nói chung, dự án đầu tư cịn tạo ra các lợi ích cụ thể về mặt sau: Nâng cao sức khỏe toàn dân; Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm chi phí đi khám chữa bệnh ở nước ngoài của người dân; Tạo việc làm cho người lao động; Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới của dự án...

Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Số dự án vay - Đối với các dự án đã được VDB chấp thuận cho vay theo Thông báo cho vay25 22 2Õ 12 0 vốn TDĐT gửi Chủ đầu tư và các bên liên quan. Chủ đầu tư thực hiện các cơng viện cần thiết để ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có).

- Cơng tác giải ngân vốn vay được thực hiện theo hình thức tạm ứng và thanh tốn khối lượng xây dựng hồn thành của dự án, đã được thỏa thuận ghi trong HĐTD. Vốn vay được giải ngân đối với các dự án bệnh viện trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ giải ngân theo quy định của VDB.

d. Kiểm tra giám sát nợ vay:

Cán bộ tín dụng mở khế ước theo dõi từng khoản giải ngân phù hợp đúng HĐTD đã ký, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có). Theo dõi, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất phải được lập Biên bản kiểm tra, ghi nhận những ý kiến xem xét các hóa đơn chứng từ, sổ sách hạch tốn của đơn vị.

e. Thu nợ gốc, lãi vay:

Nhiệm vụ thu nợ gốc, lãi được chia theo tháng hoặc quý ghi rõ trong HĐTD đã ký và cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm quản lý, đơn đốc Chủ đầu tư trả nợ.

f. Xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng:

Trường hợp đã quá ngày đến hạn trả nợ mà Chủ đầu tư không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, VDB thực hiện chuyển sang nợ quá hạn đối với số nợ gốc, nợ lãi đến hạn trả nhưng chưa trả theo quy định. Biện pháp xử lý nợ quá hạn mà VDB có thẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w