5. Kết cấu khóa luận
2.2. Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn
2.2.1. Đặc điểm các dự án bệnh viện và nguồn vốnTín dụng của Nhà nước:
2.2.1.1. Đặc điểm các dự án bệnh viện:
- Đòi hỏi vốn lớn trong thời gian dài: Hoạt động ĐTPT đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư xây dựng, q trình hồn thiện lắp đặt trang thiết bị y tế quá dài... Vì vậy trong quá trình đầu tư phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho cơng trình hồn thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực.
- Thời gian dài với nhiều biến động: Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư dự án bệnh viện cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường địi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Nhiều dự án đã hồn thành nhưng vẫn chưa có đầy đủ nhân lực để làm việc và nhiều thiết bị y tế lắp đặt xong khơng có người sử dụng được.
- Có giá trị sử dụng lâu dài: Các thành quả của quá trình ĐTPT các dự án bệnh viện có giá trị sử dụng lâu dài, chăm lo được sức khỏe của toàn dân và điều đó sẽ giúp hồn thành mục tiêu hiệu quả cho vay đối với các dự án bệnh viện trong xã hội cũng như hiệu quả cho vay của VDB nói riêng.
2.2.1.2. Nguồn vốn ĐTPT của TDNN ở Việt Nam:
VDB được sử dụng nguồn vốn hợp pháp gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động trong và ngoài nước, vốn NSNN cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách “tín dụng ĐTPT của Nhà nước” theo quy định của pháp luật.
- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của VDB khi thành lập sẽ được NSNN cấp. VDB hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận; được NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN.
- Vốn NSNN cấp cho các Chương trình, mục tiêu của Chính phủ: Nguồn vốn này có ưu thế ổn định được kế hoạch hóa chặt chẽ nhưng việc giải ngân không phụ thuộc vào khả năng chi trả theo thời điểm của NSNN, mà còn phụ thuộc vào tiến độ triển
khai thực hiện Chương trình của đối tượng vay vốn. Hơn nữa, nguồn vốn này chỉ được cho vay theo mục đích hẹp của Chính phủ.
- Vốn huy động trong nước và ngồi nước: Chính phủ cho phép VDB được phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu VDB, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn phục vụ cho hoạt động của mình.
- Vốn vay hợp pháp khác: VDB có thể vay vốn tại các TCTD khác cũng như vay vốn của các tổ chức Nhà nước với khối lượng vay hạn chế có kiểm sốt.