5. Kết cấu khóa luận
2.2. Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn
2.2.4. Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn
Tín dụng Nhà nước tại VDB giai đoạn 2013- 2017
Hiệu quả cho vay bằng nguồn vốn Nhà nước các dự án bệnh viện tại VDB thể hiện trước mắt là công tác thu nợ, doanh số thu nợ gốc và thu nợ lãi qua các năm có giảm tuy nhiên đều hồn thành kế hoạch đề ra. Từ năm 2013 đến năm 2017, tổng thu nợ gốc đối với các dự án bệnh viện là 22.019,061 tỷ đồng tương đương số vốn giải ngân trong cùng kỳ, tổng thu nợ lãi đạt cao 10.130 tỷ đồng theo đúng kỳ hạn trả nợ trong HĐTD đã ký (chưa phát sinh lãi treo, lãi quá hạn). Trách nhiệm thu nợ lãi đối với VDB là công tác trọng tâm là thể hiện hiệu quả cho vay đối với các dự án bệnh viện và quan trọng là tăng thu nhập cho hoạt động của VDB.
Bảng 2.4: Tình hình thu nợ gốc và lãi các dự án bệnh viện của VDB giai đoạn 2013-2017
1. Tổng nguồn vốn huy động cho vay ĐTPT 106.666.00 0 87.923.265 80.436.000 66.711.000 56.252.000 2. Dư nợ cho vay TDĐT 150.000.00 0 145.000.000 239.549.000 211.142.000 199.055.000 3. Dư nợ cho vay DA BV 8.000.625 9.632.210 8.540.210 6.550.000 4.575.115 4. Doanh số thu nợ gốc DA BV 4.582.000 4.282.000 4.848.000 4.516.621 3.790.440 5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay (5=3/1) 7,50% 10,96% 10,62% 9,82% 8,13% 6. Chỉ tiêu tỉ lệ dư nợ cho vay DA BV (6=3/2) 5,33% 6,64% 3,57% 3,10% 2,30% 7. Số vòng quay vốn DA BV (7=4/3) 0,57 0,44 0,56 0,69 0,83
(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện tại VDB cũng thể hiện trên bảng so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả qua các năm như sau:
52
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn Tín dụng Nhà nước tại VDB giai đoạn 2013-2017
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn phản ánh quy mô vốn cho vay các dự án bệnh viện của VDB vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng từ 7,5% đến gần 11% trong tổng nguồn vốn huy động được. Điều này cho thấy VDB cần tăng cường cải thiện hiệu suất sử dụng vốn vay các dự án bệnh viện bằng cách cơ cấu lại nguồn vốn cho vay, tìm kiếm
thẩm định các dự án bệnh viện nhiều hơn trong thời gian tới và giải ngân số lượng lớn phù hợp với tiến độ hoàn thành các dự án bệnh viện hiện tại. Do quy mô cho vay các dự án bệnh viện còn thấp so với tổng nguồn tín dụng ĐTPT nói chung nên tỉ lệ dư nợ các dự án bệnh viện tại VDB chiếm tỉ lệ thấp từ 2,3% đến gần 6,7% trong tổng dư nợ cho vay ĐTPT của Nhà nước. Số vòng quay các dự án bệnh viện thể hiện đúng bản chất của hoạt động vay vốn trung và dài hạn, chỉ số các năm sau có tăng hơn năm trước từ 0,44 tăng lên 0,83 chứng tỏ việc thu nợ gốc tốt đạt hiệu quả cao trong hoạt động cho vay các dự án bệnh viện tại VDB.
Từ năm 2017 Chính phủ đã điều chỉnh đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/03/2017 với hướng thắt chặt và giảm dần các dự án bệnh viện đầu tư theo hình thức liên doanh liên kết xã hội hóa cũng được vay vốn TDĐT của Nhà nước mà chỉ còn lại đối tượng cho vay “các dự án đầu tư
mới, đầu tư mở rộng bệnh viện công”. Khảo sát thực tế cho thấy trong thời kỳ xã hội
hóa lĩnh vực y tế, nhiều dự án bệnh viện tư nhân ồ ạt gửi hồ sơ thẩm định xin vay vốn TDĐT của Nhà nước nhưng khi cơ sở hạ tầng đầu tư quá lớn mà hiệu suất sử dụng của một số bệnh viện tư nhân rất thấp (mới chỉ sử dụng khoảng 40%-50% công suất giường bệnh, lượng khách thưa vắng) khiến doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí thuốc men, nhân sự và khấu hao trang thiết bị, gây lãng phí lớn cho nhà đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của VDB. Thậm chí, một số bệnh viện đa khoa tư nhân hoạt động cầm chừng, hay phải tuyên bố ngừng hoạt động hoặc sang tay cho chủ đầu tư mới và do hoạt động bấp bênh, gặp khó khăn trong cân đối thu chi nên đã có những văn bản đề nghị dãn nợ và điều chỉnh kế hoạch trả nợ gốc, lãi gửi VDB.
Tuy nhiên với sự thay đổi về đối tượng cho vay thì định hướng tăng cường quy mô cho vay các dự án bệnh viện trong tương lai của VDB khơng bị ảnh hưởng nhiều, vì theo dự báo cịn có khoảng 20 bệnh viện đa khoa tỉnh, 58 bệnh viện y học cổ truyền cần ĐTPT nhưng chưa có nguồn. Mặt khác các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối, ngoài các bệnh viện đang được đầu tư hiện đại thì vẫn cịn một số bệnh viện phải tiếp tục đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 - cơ sở 3 để giảm bớt tình trạng quá tải và tăng cường năng lực khám chữa bệnh của bệnh viện.
Từ thực trạng trên, hiệu quả cho vay ĐTPT các dự án bệnh viện tại VDB nhìn từ các góc độ khác nhau có thể có đánh giá như sau:
Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Số dự án vay vốn TDĐT nộp hồ sơ đề nghị vay 90 90 70 50 30 2. Trong đó: Số DA bệnh viện nộp hồ sơ đề nghị vay 50 40 35 20 5
- Nhìn từ góc độ nền kinh tế và tồn xã hội:
+ Các dự án bệnh viện vay vốn tại VDB đều được thẩm định không chỉ về phương diện kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả tài chính mà cịn phải đảm bảo có hiệu quả về kinh tế - xã hội. Thực tế đối với những dự án ĐTPT bệnh viện có ý nghĩa về kinh tế xã hội rất lớn, các dự án hồn thành khơng chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp/các bệnh viện mà cịn có tác động lan tỏa tạo động lực cho phát triển ngành y tế hoặc các ngành có liên quan, phát triển cho các vùng nơi dự án đầu tư, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống và đặc biệt là nâng cao sức khỏe của người dân. Đó chính là hiệu quả mang lại từ việc đầu tư các dự án bệnh viện như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Sức khỏe là vốn quý của từng người và của toàn xã hội. Đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển".
+ Tăng cơ sở vật chất của cải cho xã hội, tăng nguồn thu cho NSNN: Việc cho vay để ĐTPT các dự án bệnh viện đó chính là đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư trang thiết bị hiện đại áp dụng các kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến cũng chính là tài sản mới được tạo ra. Việc giải ngân khi có khối lượng xây dựng hồn thành hay thiết bị được lắp đặt chính là tạo ra giá trị tài sản tăng thêm và tăng của cải vật chất cho xã hội và có thể tăng nguồn thu cho NSNN.
+ Tạo thêm việc làm cho người lao động: Các dự án bệnh viện hồn thành, tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động. Số lượng nhân viên bệnh viện được tuyển dụng mới ngày càng tăng, chất lượng đào tạo của nhân viên cũng được nâng cao phù hợp cơ sở vật chất hiện đại và cung cách phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn đảm bảo cho giá trị gia tăng dịch vụ chất lượng cao hơn.
- Nhìn từ góc độ VDB: Cho vay đầu tư các dự án bệnh viện là chương trình cho vay đem lại nhiều lợi ích cho VDB, cụ thể:
+ Trong hoạt động thẩm định dự án: VDB từng bước tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thẩm định và tìm kiếm phát triển cho vay dự án bệnh viện khả thi, chuyển dịch được cơ cấu nguồn vốn cho vay chú trọng đến các dự án an sinh xã hội.
Trong 5 năm qua, VDB luôn bám sát đối tượng cho vay TDĐT của Nhà nước, tổ chức thẩm định duyệt vay các dự án bệnh viện là đều đặn theo đúng quy định, góp phần tăng trưởng tín dụng đảm bảo hồn thành kế hoạch chung mà Chính phủ giao cho VDB thực hiện. Riêng năm 2017 với nhiệm vụ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm theo “Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu VDB giai đoạn 2017-2020”, nên VDB không tiếp nhận các dự án mới mà tập trung kiểm soát thu hồi nợ và giải ngân cho các dự án hoàn thành trong năm đưa vào sử dụng.
+ Trong hoạt động giải ngân vốn TDĐT của Nhà nước, chỉ tiêu về số vốn giải ngân được sử dụng đúng mục đích trên tổng số vốn đã giải ngân đối với các dự án bệnh viện ln hồn thành cao. Với kết quả thẩm định tốt là tiền đề cho công tác giải ngân đúng, ln hồn thành kế hoạch giải ngân cho các dự án bệnh viện đạt 100%.Trong kế hoạch đăng ký giải ngân hàng năm của các dự án bệnh viện, ln có sự chủ động tích cực phối hợp giữa chủ đầu tư với VDB rà soát đăng ký phù hợp với tiến độ đầu tư và khả năng hoàn thiện hồ sơ giải ngân, khả năng tham gia vốn tự có theo tỷ lệ quy định của pháp luật.
+ Trong hoạt động thu nợ: đối với các dự án bệnh viện ln hồn thành tốt kế hoạch thu nợ, đạt tỷ lệ thu cao và đặc biệt là chưa có dự án bệnh viện nào phát sinh nợ quá hạn, lãi treo.
Doanh số thu nợ gốc và nợ lãi của các dự án bệnh viện tại VDB luôn đạt trên 90% so với kế hoạch, đặc biệt trong năm 2016 có dự án bệnh viện xin trả trước số nợ gốc và nợ lãi theo HĐTD đã ký. Đây là điểm đáng mừng so với các dự án vay vốn
TDĐT khác tại VDB, việc thu đủ nợ gốc đảm bảo an toàn nguồn vốn hoạt động cho VDB trong thời kỳ huy động vốn ngày càng khó khăn và giúp VDB có chiến lược cơ cấu lại nguồn vốn một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, việc thu nợ lãi cao là một trong những nguồn lực quan trọng để tăng lợi ích của dự án đảm bảo bù đắp chi phí huy động vốn, phí cho vay của VDB, giảm cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN và mà đích cuối là đảm bảo cân đối tài chính của VDB.
- Nhìn từ góc độ đơn vị thụ hưởng (các bệnh viện):
Các dự án bệnh viện cơng đã hồn thành đưa vào sử dụng trở thành những bệnh viện chuyên khoa hoàn chỉnh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế của nhân dân, nâng cao hiệu quả công tác khám, điều trị với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực; đồng thời là cơ sở thực hành và tham gia đào tạo các sinh viên y khoa, điều dưỡng của các Trường đại học, cao đẳng, trung học y tế. Tiêu biểu như:
+ Xây dựng mới Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tại cở sở mới số 215 Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội với mục tiêu đầu tư xây dựng: Xây dựng Bệnh viện Nội tiết Trung Ương trở thành một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành là bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Với quy mơ 400 giường điều trị nội trú, đủ năng lực kiểm soát các lĩnh vực của chuyên khoa nội tiết trên phạm vi tồn quốc, đảm bảo có cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật tiên tiến ngang tầm với các quốc gia trong khu vực, có thể tiếp nhận và điều trị thành công người bệnh của các quốc gia khác. Với số vốn vay được ký HĐTD là 295.700 triệu đồng; Số tiền đã giải ngân: 250.700 triệu đồng; Dư nợ tại thời điểm 31/12/2017: 106.500 triệu đồng; Dư nợ quá hạn: 0 đồng.
+ Xây dựng, cải tạo mở rộng Bệnh viện Phụ sản Trung Ương tại số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội với mục tiêu đầu tư xây dựng: Bệnh viện có quy mơ 1.000 giường bệnh nội trú; 08 phịng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Với số vốn vay được ký HĐTD là
128.000 triệu đồng; Số tiền đã giải ngân: 110.000 triệu đồng; Dư nợ tại thời điểm 31/12/2017: 65.000 triệu đồng; Dư nợ quá hạn: 0 đồng.
+ Xây dựng, cải tạo mở rộng Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương tại số 78 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội với mục tiêu đầu tư xây dựng: Hoàn thành giai đoạn I của dự án, Bệnh viện đưa vào sử dụng tòa nhà Phẫu thuật và điều trị nội trú 11 tầng với diện tích hơn 11.000 m2. Khu điều trị gồm 6 tầng với 200 giường bệnh đạt tiêu chuẩn, khu phẫu thuật có 8 phịng mổ hiện đại, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Với số vốn vay được ký HĐTD là 105.500 triệu đồng; Số tiền đã giải ngân: 103.000 triệu đồng; Dư nợ tại thời điểm 31/12/2017: 65.000 triệu đồng; Dư nợ quá hạn: 0 đồng.