Kiến nghị với Bộ, Ban ngành và khách hàng vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 92 - 96)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Một số kiến nghị:

3.3.2. Kiến nghị với Bộ, Ban ngành và khách hàng vay

3.3.2.1. Kiến nghị với Bộ, Ban ngành:

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và VDB để tăng cường kiểm tra giám sát: Nhiều khi trong một năm phải làm việc với nhiều đoàn kiểm tra như Bộ Tài chính lại kiểm tra về Quy chế quản lý tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại kiểm tra Quy chế quản lý đầu tư công và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì kiểm tra giám sát tín dụng.

- Các Bộ, ngành và địa phương cần đầu tư cho công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch để định hướng đầu tư lâu dài của ngành, vùng, địa phương. Quy hoạch phát triển các bệnh viện theo cụm dân cư, không theo địa giới hành chính, khuyến khích phát triển các bệnh viện chuyên khoa theo vùng, cho phép các bệnh viện phát triển theo khả năng và năng lực để tăng hiệu quả phục vụ người bệnh. Hướng dẫn và tạo điều kiện khuyến khích các chủ đầu tư lập dự án đầu tư trên cơ sở qui hoạch đã được phê duyệt nhằm thúc đẩy việc ĐTPT các dự án bệnh viện được thuận lợi hơn.

- Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi các cơ chế về cấp bù chênh lệch lãi suất, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và cơ chế tài chính cho phù hợp với đặc thù hoạt động của VDB theo định hướng mới.

- Bộ Y tế cần hoàn thiện Thông tư hướng dẫn các bệnh viện về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm nhiều hơn để các bệnh viện có điều kiện huy động vốn, vay vốn ĐTPT cơ sở, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

3.3.2.2. Kiến nghị với khách hàng vay/các bệnh viện:

- Bản thân mỗi khách hàng vay/các bệnh viện cần xác định đúng nhu cầu trước khi vay vốn. Bên cạnh đó, cần bảo đảm kết nối với hiện trạng hiện có của bệnh viện; xác định và thực hiện theo đúng tiến độ dự án, từ xây lắp đến đầu tư trang thiết bị và bố trí nguồn nhân lực.

- Các doanh nghiệp nói chung và nhất là các bệnh viện cơng nói riêng cần nghiên cứu cho các khâu chuẩn bị dự án, nghiên cứu dự án và tổ chức thực hiện dự án. Việc chuẩn bị dự án và nghiên cứu dự án cần được xuất phát từ những căn cứ thực tế và có bài bản, đúng qui trình hiện hành.

- Các chủ đầu tư cần tổ chức tìm hiểu những qui định của Nhà nước về đầu tư xây dựng. Việc thực hiện có bài bản đúng quy trình, quy định hiện hành khơng những đem lại chất lượng cao hơn mà cịn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, là một bảo đảm về sự bảo hộ của Nhà nước về phương diện pháp lý.

- Cần phối hợp chặt chẽ với VDB có sự trao đổi và thương xuyên tham gia các hội thảo về tín dụng ĐTPT của Nhà nước để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT dự án.

KẾT LUẬN

Hiệu quả cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng của Nhà nước là một phạm trù khoa học khá phức tạp, có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau và có tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sự phát triển KT-XH đất nước; những chủ thể liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng của Nhà nước bao gồm:Các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương): với tư cách là các đơn vị hoạch định chiến lược, chính sách và thực hiện quản lý nhà nước; Tổ chức triển khai hoạt động cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng của Nhà nước là VDB; Các doanh nghiệp/ chủ đầu tư: với tư cách là các đơn vị sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước để đầu tư cho các dự án phát triển.

Đối với VDB, mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải đảm bảo sự an tồn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, tự chủ về tài chính và tăng trưởng hoạt động. Và hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước là tập hợp các lợi ích mang lại cho nền kinh tế và các chủ thể tham gia trong nó, bao hàm cả khía cạnh KT-XH xét trên phương diện vĩ mô và vi mô, bao gồm: (i) hiệu quả KT-XH đối với toàn nền kinh tế; (ii) hiệu quả hoạt động của VDB; (iii) hiệu quả đầu tư dự án của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động TDĐT của Nhà nước đã tích cực khai thác các nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn, nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu của doanh nghiệp, góp phần tăng thu cho NSNN, góp phần phát triển thị trường tài chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH-HĐH, tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội... và tăng trưởng kinh tế, góp phần hồn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước giai đoạn 2012-2017.DÙ vậy, hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước còn nhiều vấn đề bất cập như đã phân tích và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Do vậy, yêu cầu về nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng tốc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang ngày càng cấp bách và quyết liệt hơn, điều đó đặt ra cho các chủ thể của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động TDĐT của Nhà nước nói riêng nhiều khó khăn và thách thức lớn, địi hỏi phải có giải pháp đồng bộ về cả chính sách và mơi trường triển khai cũng như tổ chức thực thi... Môi trường KT-XH địi hỏi phải hồn thiện hơn, VDB đòi hỏi phải quyết liệt và cố gắng hơn với những giải pháp

mang tính đột phá về mọi mặt trong hoạt động, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn vay, phát huy mọi nguồn nội lực nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước; đó cũng chính là góp phần vào sự phát triển KT-XH của đất nước từng thời kỳ.

Trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp, với số liệu cho vay các dự án bệnh viện bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại VDB từ năm 2013 đến năm 2017 thì chưa đủ để đánh giá đầy đủ hiệu quả các khoản cho vay của VDB nhưng cũng có thể thấy được những đóng góp ban đầu và hiệu quả đối với bản thân khách hàng vay/các bệnh viện và hiệu quả xã hội thiết thực mà các dự án bệnh viện tại VDB mang lại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện đánh giá hiệu quả cho vay các dự án bệnh viện tại đã bộc lộ những hạn chế và vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu tiên cho các dự án bệnh viện, công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ vay, công tác quản trị rủi ro... Hoạt động cho vay đối với các dự án bệnh viện tại VDB chưa thực sự ổn định và mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng được mong muốn đầu tư phát triển của các khách hàng vay/các bệnh viện và nhu cầu xã hội. Với mong muốn nâng cao hiệu quả cho vay đối với các dự án bệnh viện trong thời gian tới, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay của VDB trong thời gian qua, từ đó đánh giá rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó, khóa luận đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại VDB, phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế, em rất mong nhận được sự quan tâm góp

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chính sách phát triển- VDB (2016), Những thách thức đối với tín dụng

Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển

2. Ban Tín dụng đầu tư - VDB (2017), Nguồn vốn Nhà nước góp phần phát triển

KT - XH đất nước, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển

3. Ban Tín dụng đầu tư - VDB (2018), Triển khai Nghị định 32/2017 của Chính

phủ: VDB nỗ lực thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước, Tạp chí Hỗ trợ Phát

triển

4. Bộ Tài Chính (2012), Thơng tư số 35/2012/TT-BTC về Hướng dẫn một số điều

của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

5. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 774/QĐ-BYT về Phê duyệt đề án Bệnh viện vệ

tinh giai đoạn 2013-2020.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng

xuất khẩu của Nhà nước.

7. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 93/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách phát

triển y tế.

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà

nước.

9. Hồng Mai Hiền (2016), Bàn về nghiệp vụ cho vay vốn lưu động tại VDB, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển

10. Luật các Tổ chức Tín dụng (2010)

11.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quyết định số 41/QĐ-HĐQL về việc

ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

12.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2013-2016), Báo cáo nội bộ tổng kết về hoạt

động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam qua các năm.

13.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2016), Giới thiệu Ngân hàng Phát triển Việt

Nam trên Trang thông tin điện tử Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

14.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2017), Quyết định số 146/QĐ-HĐQT về việc

ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

15.Nguyễn Khắc Bình (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại VDB: Đề xuất một số

giải pháp cấp bách, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển

16.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành

lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

17.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về điều lệ tổ

chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

18.Thủ tướng chính phủ (2007), Thông báo số 220/TB-VPCP tại buổi làm việc với

lãnh đạo Bộ Y tế về một số nhiệm vụ cấp bách của ngành Y tế

19.Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 47/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010”

20.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 930/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt

Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013”

21.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 122/2013/QĐ-TTg về việc Phê duyệt

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

22.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc Phê duyệt

Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

23.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1515/QĐ-TTg về điều lệ tổ chức và

hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

24.Vũ Hồng Sơn (2017), Nâng cao chất dượng tín dụng đầu tư tại các chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay bằng vốn tín dụng của nhà nước đối với các dự án bệnh viện tại NH phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 415 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w