Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 296 (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của khóa luận

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay cá nhân

1.4.1. Các yếu tố khách quan

1.4.1.1. Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế:

- Chu kì kinh tế: Sự biến động của chu kì kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập cao hơn do đó nhu cầu của dân cư về tiêu dùng cũng tăng lên phong phú và đa dạng hơn, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Đồng thời khi kinh tế tăng trưởng thì thu nhập của đại bộ phận người dân tăng lên, tiết kiện vì thế cũng tăng lên. Khoản đầu tư này không chỉ gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất mà còn đầu tư vào các kênh mua sắm khác như: nhà cửa, đất đai, xe ô tô... Ngược lại, trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ kéo theo sự thu hẹp hoạt động cho vay tiêu dùng đối với các KHCN của các ngân hàng.

- Chính sách kinh tế: Để đối phó với kinh tế suy thối, phản ứng của các nước thường là áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất được cắt giảm nhằm đưa them tiền vào nền kinh tế nhất là ở mức tiêu dùng. Thấy lãi suất thấp người dân vì mong muốn được sở hữu nhà riêng nên đổ xô đi vay tiền mua nhà đất. Để kích thích tiêu dùng, Chính phủ nới lỏng các điều kiện và khuyến khích người dân mua bất động sản. Tất cả các điều trên đã khiến cho vay tiêu dùng được mở rộng, các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu vay mua của khách hàng.

- Lạm phát: Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, đồng tiền mất gia, mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống, người dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ thích nắm giữ hàng hóa hơn. Huy độngvốn của ngân hàng khó khăn, ảnh hưởng đến việc cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

* Mơi trường pháp luật:

Pháp luật ở đây được hiểu là các bộ luật chi phối đến hoạt động của ngân hàng, cụ thể là đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân như: Luật các TCTD, luật dân sự,. Nếu các văn bản qui định không rõ ràng, chặt chẽ, khơng đồng bộ thì sẽ gây ra

các khó khăn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và đồng thời dân cư sẽ khơng n tâm kinh doanh trong môi trường như vây, cắt giảm đầu tư làm nền kinh tế kém phát triển. Thu nhập của dân cư giảm xuống, nhu cầu chi tiêu giảm, từ đó khiến hoạt động cho vay tiêu dùng gặp khó khăn.

* Mơi trường văn hóa - xã hội:

- Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn tới cho vay tiêu dùng. Ví dụ, người dân Việt Nam có thói quen tiêu tiền mặt. Các ngân hàng khơng huy động được tiền nhàn rỗi từ hệ thống tài khoản thanh toán này cho các mục tiêu kinh doanh của mình.

- Trình độ dân trí tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có học cao cũng vậy. Với họ, việc vay mượn được xem như một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Tại nước ta, cho vay KHCN mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nơi có trình độ dân trí cao, cịn các vùng nơng thơn thì hầu như khơng phát triển trừ một số diện hộ nghèo có nhu cầu vay tiền cho con đi học, hoặc chi tiêu cho nhu cầu y tế mang tính cấp bách.

* Mơi trường công nghệ:

Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, vì vậy việc ứng dụng những thiết bị cơng nghệ hiện đại như: cơng nghệ thẻ, hệ thống máy tính, phần mềm xử lý nghiệp vụ... giúp ngân hàng giải quyết cơng việc nhanh chóng và an tồn và hiệu quả, tạo điều kiện thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cảu khách hàng và mở rộng cho vay KHCN.

1.4.1.2. Môi trường vi mô

* Các đối thủ cạnh tranh:

- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những TCTC hoạt động trong cùng lĩnh vực và cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các NHTM khác, các cơng ty tài chính,. Các TCTC ln tranh đua và dùng các biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập

thị trường. Các đối thủ thì ln đa dạng hóa kinh doanh, tung ra sản phẩm mới, hình thức cho vay mới để thu hút khách hàng tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt.

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những TCTC sắp sửa hình thành mà hoạt động trong cùng lĩnh vực và cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, NHTM cổ phần... sắp ra đời. Khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện thì sẽ có nhiều TCTC tham gia cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng. Các đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn có lợi thế của người đi sau nên mơi trường cạnh tranh cũng gây gắt hơn, hoạt động cho vay KHCN cũng sẽ khó khăn hơn.

* Khách hàng:

- Tư cách đạo đức của khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng thể hiện sự sẵn lịng hay thiện chí trả nợ của người vay. Bởi ngay cả khi người vay có khả năng trả nợ nhưng đạo đức khơng tốt thì ngân hàng vẫn khơng thu hồi được nợ. Vì vậy, tư cách đạo đức của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay KHCN.

- Khả năng tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính cao, lành mạnh sẽ bảo đảm an tồn cao hơn cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay hiệu quả, khả năng thu hồi nợ cao.

1.4.2. Các yếu tố chủ quan1.4.2.1. Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 296 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w