Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 296 (Trang 64 - 71)

7. Kết cấu của khóa luận

2.4. Đánh giá các kết quả đạt được

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng VPbank vẫn còn tồn tại một số lý do khiếntình hình mở rộng cho vay KHCV gặp phải các hạn chế như:

- Nợ xấu cho vay KHCN vẫn ở mức cao:

Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên cùng với chiều hướng phát triển của tín dụng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng cá nhân trong suốt năm 2012 xấp xỉ ở mức 2.72% và tăng lên mức 2.81% trong năm 2013. Năm 2014 tỉ lệ nợ xấu có giảm đi nhưng các khoản nợ xấu cịn tồn động vẫn chưa có các phương án thích hợp để xử lý.

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB của VPbank. Tuy nhiên, quy mơ hoạt động về giao dịch bất động sản của VPbankcòn nhỏ bé, mang tính cục bộ, cán bộ thẩm định cho vay cũng như cán bộ định giá cịn thiếu thơng tin về thị trường nhà đất. Điều này gây rủi ro cho cán bộ trong công tác định giá tài sản đảm bảo, có thể dẫn đến việc định giá trị tài sản khơng chính xác.

- Mạng lưới hoạt động cịn chưa phổ biến:

Mặc dù không thể so sánh với mạng lưới hoạt động của Agribank do Agribank có đặc thù đáp ứng vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nên từ đầu đã được chú trọng xây dựng mạng lưới rộng khắp để tiếp cận đến từng địa bàn nông thôn. Nhưng VPbank tuy có bề dày thành lập tương đương với ACB, Sacombank và Techcombank (VPbank thành lập năm 1993, ACB thành lập năm 1993, Sacombank thành lập năm 1991, Techcombank thành lập năm 1993) nhưng mạng lưới hoạt động của VPbank không rộng lớn như các ngân hàng bạn.

- Sản phẩm khơng có nhiều khác biệt:

Các hoạt động dịch vụ chưa tập trung đúng mức, kết quả còn khiêm tốn, hạn chế trong việc cung cấp những sản phẩm mang tính khép kín, trọn gói đối với từng đối tượng khách hàng. Nhìn chung, các sản phẩm cho vay KHCN có TSĐB của VPbank cũng đáp ứng cơ bản các nhu cầu vốn của khách hàng, song chưa tạo ra được sự khác biệt nổi trội so với các ngân hàng khác.

- Các hoạt động marketing của VPbank thiếu nhất quán, kém bài bản:

Từ khâu nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm cho đến khâu “bán hàng” trực tiếp tạo hình ảnh VPbank thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Ngân hàng vẫn chưa có một quy trình chuẩn nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình thực hiện một số chức năng của các phịng ban còn chồng chéo nhau. Ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động marketing là nghiên cứu thị trường đểphát hiện ra các nhu cầu mới của khách hàng thì VPbank cũng chưa thực hiện được tồn

diện, do đó chưa đi sâu vào phân tích cụ thể xu hướng thị trường nên sản phẩm khơng có tính cạnh tranh cao.

- Trung tâm tư vấn điện thoại (Call center 24/7) đã được thiết lập nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả:

Trung tâm tư vấn điện thoại chưa phát huy được hiệu quả trong việc nghiên cứu thị phần, hỗ trợ khách hàng, nghiên cứu về phản hồi của khách hàng với sản phẩm, giải đáp thắc mắc của khách hàng chưa thấu đáo. Nhiều khách hàng ở xa, muốn gọi điện đến tìm hiểu các thơng tin về lãi suất, sản phẩm cho vay, các khoản phí dịch vụ... vẫn chưa gặp được trực tiếp người nắm rõ thông tin nhất mà thường phải qua nhiều bước trung gian, gây tốn thời gian, chi phí, mất thiện cảm của khách hàng.

2.4.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô năm 2012-2014 xảy ra nhiều biến động bất lợi

Giai đoạn 2012-2013 khép lại với nhiều bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô và nhiều biến động đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự tuột dốc của thị trường bất động sản năm 2012 tiếp tục cản trở sự mở rộng cho vay bất động sản, gây tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng và làm gia tăng nợ xấu khi ngân hàng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay. Chính những tác động của thị trường bất động sản cũng đã dẫn tới nhu cầu vay đầu tư của KHCN giảm sút, hiệu quả mở rộng cho vay KHCN chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Mặc dù mức tăng của năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 (GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013) cho thấy dấu hiệu tiếp tục phục hồi của nền kinh tế tuy nhiên mức tăng trưởng còn chậm chạp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013 và cuối năm 2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng CPI năm 2014 là một trong những mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Điều này thể hiện sức cầu tiêu dùng còn yếu, gây trở ngại cho việc mở rộng cho vay KHCN bởi các cá nhân có cái nhìn thiếu lạc quan về nền kinh tế nên khơng có nhu cầu tăng tiêu dùng.

- Mơi trường vi mô chịu áp lực cạnh tranh gay gắt:

Sản phẩm tín dụng cá nhân của VPbank đang chịu áp lực cạnh tranh bởi các ngân hàng thương mại cổ phần trên cùng địa bàn. Các sản phẩm mà VPbank đang cung cấp khơng có nhiều khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường, thậm chí một số sản phẩm cho vay của VPbank như Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản linh hoạt còn ra đời sau so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Đồng thời, khi nền kinh tế ngày càng mở rông giao lưu quốc tế, áp lực từ các ngân hàng nước ngoài như ANZ hay HSBC đang tích cực đẩy mạnh hoạt động cho cho vay cá nhân khiến thị phần cho vay KHCN ngày càng trở nên gay gắt và địi hỏi có nhiều sự đột phá hơn từ ản phẩm cũng như cách thức cung ứng dịch vụ.

Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế đang trải qua giai đoạn phục hồi, tình trạng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh kinh doanh thua lỗ và phá sản vẫn chưa được cải thiện nhiều dẫn đến nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng của các khách hàng vay giảm sút. Các chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang có khoản vay tại VPbank xin chậm nợ, hỗn nợ và khơng trả được nợ trong giai đoạn 2012-2014 tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đã làm giảm động lực vay tiêu dùng của dân cư cũng như làm tình hình nợ xấu tại VPbank trở nên khó giải quyết hơn.

b. Ngun nhân chủ quan từ phía ngân hàng - Q trình thay đổi mơ hình diễn ra q nhanh:

Bước đầu có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mơ hình một ngân hàng bán lẻ hiện đại song sự thay đổi này chưa hỗ trợ tối đa cho cơng tác bán lẻ. Mơ hình bán lẻ được chun biệt hóa tuy nhiên q trình này khơng diễn ra từ từ như Techcombank mà chỉ diễn ra nhanh chóng trong năm 2014 khiến các nhân viên chưa thể thích nghi hồn tồn với mơ hình mới, khi mà có nhiệm vụ huy động mới, cho vay mới và chăm sóc các khách hàng cũ (có quan hệ tín dụng trên 6 tháng) được phân chia cho 3 vị trí khách nhau chứ khơng phải chỉ 1 nhân viên tín dụng làm tất cả các cơng việc trên như trước đây.

Quy chế cho vay tiêu dùng của VPbank tuy đã từng bước được cải thiện, nhưng còn chịu giới hạn trong khung quy định của VPbank, chúng vẫn còn tồn đọng những điều khoản hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, như về mức cho vay, thời hạn vay, loại vay, thủ tục vay chứng minh nguồn trả nợ cần nhiều chứng từ gây trở ngại khách hàng, việc định giá giá trị tài sản đảm bảo còn thấp so với các ngân hàng thương mại khác.

Đối với quy chế hỗ trợ cho vay mua nhà, mua đất (có tài sản thế chấp là nhà ở, đất ở) còn gặp hạn chế ở những điểm sau:

+ Thời hạn cho vay tối đa 15 năm (trong khi đó các ngân hàng TMCP hiện nay: Eximbank, Sacombank,... thời hạn cho vay có thể lên đến 20 năm, 25 năm).

+ Giá trị định giá tài sản đảm bảo là nhà ở, đất ở VPbankthường rất thấp so với giá thị trường (thấp gần 50% giá trị thị trường), dẫn đến hạn mức cho vay thấp (mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị định giá tài sản đảm bảo), dẫn đến chưa đáp ứng tốt được nhu cầu khách hàng vay vốn.

- Mảng cho vay KHCN có TSĐB của VPbank được triển khai muộn:

Mảng cho vay KHCN có TSĐB của VPbank chú trọng muộn hơn so với một số ngân hàng bạn ngay từ đầu đã xác định chiến lược bán lẻ trong tổng thể hoạt động kinh doanh như ACB, Techcombank hay Sacombank, mặc dù thời gian hoạt động của VPbank và các ngân hàng này gần như tương đương. Do định hướng phát triển theo ngân hàng bán lẻ được VPbank triển khai muộn nên hệ thống mạng lưới phân phối chưa rộng và các sản phẩm khơng có nhiều điểm khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường. Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh đã có bề dày phát triển ngân hàng bán lẻ thì để VPbank có thể theo kịp và có sức cạnh tranh trên thị trường trong mảng hoạt động này, ít nhất trước mắt VPbank phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đồng thời trong tương lai phải có sự vươn lên đi đầu tạo ra các sản phẩm mới mang tính đột phá nhằm đón đầu thị trường.

- VPbank chưa thực sự chú trọng khâu marketing sản phẩm do hạn chế về kinh phí:

Cơng tác tiếp thị trong vài năm trở lại đây của VPbank được quan tâm triển khai, tuy nhiên tính tổ chức nghiệp vụ tiếp thị, quảng cáo của VPbank còn yếu, chưa hiệu quả, do kinh nghiệm không cao và đầu tư chưa đúng mức. Băng rôn quảng cáo chủ yếu được treo tại các điểm, phòng giao dịch hay mẩu tin trên báo (mà việc đăng quảng cáo này cũng khơng thường xun), chưa cóđược một đoạn quảng cáo hay, đáng nhớ như các ngân hàng khác.Các cán bộ phụ trách công tác bán và giới thiệu sản phẩm chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, thiếu chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm.

- Việc đào tạo cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, quan hệ khách hàng chưa

có tính hệ thống, thiếu bài bản, chưa bắt kịp nhu cầu phát triển:

Nhân sự của Phịng tín dụng cá nhân tại VPbankthường xun bị biến động, phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm nên cịn lúng túng trong tư vấn, hướng dẫn khách hàng. VPbankcần có chương trình đào tạo cán bộ mới nhằm nâng cao kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đẩy mạnh cơng tác tiếp thị nhằm tăng dư nợ, hạn chế rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh tại VPbank nói chung và thực trạng mở rộng cho vay KHCN có TSĐB tại VPbank nói riêng. Thơng qua việc phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHCN có TSĐB tại VPbank, chương 2 đã ghi nhận những kết quả mà VPbank đã đạt được trong giai đoạn 2012- 2014, đặc biệt là khi có sự chuyển đối mơ hình mạnh mẽ trong năm 2014. Đồng thời, chương 2 cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục. Hạn chế cơ bản của hoạt động tín dụng cá nhân tại VPbank là chưa tạođược sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, khâu thẩm định TSĐB còn nhiều rủi ro, khâu quảng bá, tiếp thị cịn yếu... Ngồi những nguyên nhân khách quan do kinh tế tăng trưởng chậm chạp và thị trường bất động sản tụt dốc thìnguyên nhân chủ quan là do VPbank chưa chú trọng đúng mức đến vấn đềhồn thiện và mở rộng tín dụng cá nhân một cách tồn diện, hạn chế do trình độquản lý, mạng lưới kênh phân phối hoạt động hiệu quả chưa cao. Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giảipháp cụ thể ở chương 3 để phát triển mảng cho vay KHCN có TSĐB, góp phần thực hiệnchiến lược đưa VPbank trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam.

1 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CÓTổng tài sàn 204.000 TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI VPBANK

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 296 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w