7. Kết cấu của khóa luận
3.2. Giảipháp mở rộng hoạt động cho vay cánhân tại VPbank
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu nợ xấu cho vay khách hàng cánhân
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá tài sản giảm rủi ro nợ xấu
Cải cách mơ hình tổ chức hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng chun mơn hóa quy trình xử lý cơng việc cụ thể là th ngồi một số cơng đoạn và thành lập các bộ phận hỗ trợ cơng tác tín dụng.
- Th ngồi một số cơng đoạn như hợp tác liên kết với các công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo, thuê công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và chăm sóc khách hàng
- Liên kết với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo được khách quan, tránh việc định giá quá cao gây rủi ro cho ngân hàng (nếu giá trị thực của tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay) hoặc định giá quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, đồng thời giảm bớt trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định.
3.2.2.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động cho vay cá nhân nhằm giảm thiểu nợ xấu
Duy trì liên hệ thường xuyên với khách hàng: Cán bộ tín dụng nên thường
xuyên liên hệ với khách hàng (trung bình 1lần/tháng) là cách hiệu quả để có thơng tin về tình hình tài chính của khách hàng (như việc làm có thay đổi khơng, chức vụ như thế nào, địa chỉ cơng tác,... trường hợp kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển như thế nào), thơng tin về chổ ở, quan hệ gia đình,... Khi cán bộ tín dụng nhận thấy có dấu hiệu cảnh báo gây bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng hoặc có thể ảnh hưởng làm giảm giá trị tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng hãy báo cáo với Lãnh đạo để tìm kiếm giải pháp, ngăn chặn tình trạng mất khả năng trả nợ vay ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng nên tái định giá tài sản đảm bảo lại (06 tháng hoặc 12 tháng một lần), nếu giá trị tài sản giảm thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm khác hoặc giảm dư nợ vay xuống nhằm đảm bảo an tồn tín dụng cho Ngân hàng.
Thực hiện chính sách quản lý khoản vay an tồn, hạn chế rủi ro: đối với những
khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, VPbank nên đề nghị khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại về tài sản trong suốt thời gian vay, người thụ hưởng là VPbank: + TSĐB là nhà ở, đất ở: mua bảo hiểm hỏa hoạn, chất nổ.
+ TSĐB là phương tiện đi lại (xe ôtô, xe máy,...): mua bảo hiểm về vật chất xe.
Ngoài ra, VPbank nên đề nghị những khách hàng vay đã cao tuổi phải mua bảo hiểm nhân thọ trong suốt thời gian vay, người thụ hưởng là VPbank.
3.2.2.3. Thăm thực địa khách hàng
Việc phân tích thơng tin tài chính tự nó chỉ có thể đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng vay. Những câu hỏi đặt ra với những con số và phân tích đó chỉ có thể được trả lời thơng qua việc thảo luận. Hơn nữa, bản thân bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ cho biết rất ít về kế hoạch hoạt động của Ban Giám đốc. Để có được một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động và về Ban Giám đốc, nhân viên tín dụng cần thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc thiết bị cũng như những tài sản bảo đảm khác. Những thông tin mắt thấy tai nghe thu được từ chuyến thực địa có thể được sử dụng để kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các phân tích tài chính. Cẩm nang tín dụng cần hướng dẫn những việc cần làm khi nhân viên tín dụng đi thực địa khách hàng.
3.2.2.4. Thiết kế hệ thống cảnh báo sớm
Các nhân viên tín dụng là hàng rào đầu tiên của ngân hàng để tránh tổn thất tín dụng.Họ phải sớm nắm bắt được những dấu hiệu suy thoái của khách hàng vay. Khi giám sát các khoản cho vay cần xem xét kỹ lượng khách hàng vay nhằm phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy khách hàng vay có thể có vấn đề về khả năng trả nợ. Những cảnh báo sớm là rất cần thiết để tối đa hoá hiệu quả khi tiến hành các biện pháp khắc phục và giảm thiểu những khoản nợ xấu. Việc giám sát nợ là đặc biệt quan trọng khi khoản cho vay đó đến kỳ trả hoặc quá hạn trả nợ, hay khi các điều khoản trong khế ước cho vay, như điều kiện của tài sản bảo đảm và các chỉ tiêu tài chính tối thiểu bị vi phạm.
Nhân viên tín dụng cần nhận biết được những dấu hiệu cho thấy những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản cho vay như:
- Chậm nhận được báo cáo tài chính, đặc biệt là nếu khế ước vay nợ có quy định chính xác thời hạn nộp báo cáo
- Có những thay đổi đột ngột trong kế hoạch kinh doanh cơ bản của khách hàng vay
- Xuất hiện những xu hướng bất lợi trên thị trường kinh doanh của kinh doanh vay
- Không thực hiện đúng các điều khoản cho vay, ví dụ như hợp đồng vay ngắn hạn bị kéo dài liên tục cho đến khi trở thành không bao giờ kết thúc
- Liên tục u cầu hỗn nợ có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bất thường của dịng tiền tệ.
- Chậm trễ trong thanh toán cho nhà cung cấp, cho các chủ nợ khác và cho nhân viên
- Bán các tài sản một cách bất thường
Việc phát hiện sớm sẽ cho nhiều thời gian thu thập thông tin và xây dựng chiến lược khắc phục. Vì khơng có một quy luật chung cho mọi trường hợp, những hành động nhằm khắc phục những khoản tín dụng có vấn đề cần thích hợp với từng trường hợp. Khi một cán bộ tín dụng phát hiện ra một khoản cho vay gặp vấn đề, cần tiến hành những cơng việc sau:
- Phân tích thêm về vấn đề mà khách hàng vay gặp phải
- Thảo luận với Bộ phận xử lý nợ và với cấp trên
- Thu thập thơng tin về tồn bộ những nguy cơ có thể xảy ra đối với khách hàng vay
- Tiến hành giám sát hoạt động của khách hàng vay hàng ngày
- Xem xét lại hồ sơ vay nợ, các khoản đảm bảo và bảo lãnh
- Nghiên cứu khả năng yêu cầu thêm tài sản bảo đảm nếu khoản cho vay chưa được đảm bảo
- Xây dựng một kế hoạch khắc phục
Việc thu thập thơng tin là rất quan trọng. Tốt nhất là có thể lấy thơng tin từ chính khách hàng vay. Tuy nhiên, thường là vẫn cần tham khảo từ những nguồn khác, như các ngân hàng khác, các nhà cung cấp và các khách hàng chính của khách hàng vay. Thu thập và đánh giá thông tin cần các định được những vấn đề tiềm ẩn và mức độ nghiêm trọng. Khi đã hồn thành xong bước này, có thể quyết định thực hiện bước hai và vạch ra kế hoạch hành động.
Những khoản tín dụng được Hệ thống cảnh báo sớm phát hiện là có vấn đề cần phải được giám sát nhiều hơn, chẳng hạn, cán bộ tín dụng có thể tiến hành thực địa
khách hàng thường xuyên hơn, đề ra một “danh sách giám sát” - danh sách này cần thường xuyên được HĐQT xem xét. Từ đó sẽ đưa ra quyết định xem cán bộ tín dụng có thể tiếp tục làm việc với khoản cho vay đó khơng hay khoản cho vay đó sẽ được chuyển sang cho Bộ phận xử lý nợ giải quyết.