Kiến nghị đốivới nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 81 - 83)

Trong mọi lĩnh vực, những ý kiến chỉ đạo từ phía các nhà lãnh đạo Nhà nước ln là kim chỉ nam cho mọi hành động để đưa các doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế. Như chúng ta đã phân tích ở trên, mơi trường pháp lý của Việt Nam mặc dù đã có những cải thiện rõ rệt trong thời gian qua, nhưng nhìn chung là chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển của e-banking trong thời gian tới. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng phát triển, Chính phủ và Quốc hội cần phải ban hành các văn bản, các nghị định, chủ trương, phương hướng, biện pháp cụ thể cho dịch vụ này.

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hóa dịch vụ Ngân hàng khơng phải chỉ là vấn đề của riêng ngành Ngân hàng mà của cả nước. Do vậy, nhà nước cần đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về Công nghệ Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng Điện tử, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các Ngân hàng đầu tư và phát triển trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh tốn điện tử mà nếu chỉ có Ngân hàng thì chưa đủ. Như chúng ta đã biết, dịch vụ Ngân hàng điện tử phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ thơng tin nhưng những loại máy móc hiện đại như thế này thì nước ta chưa sản xuất được.

b) Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định.

Môi trường kinh tế xã hội ổn định chính là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng vậy. Kinh tế xã hội có ổn định, phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, các quan hệ kinh tế mới có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chỉ khi kinh tế phát triển, nhu cầu đó mới xuất hiện và đòi hỏi chất lượng cao cấp hơn.

c) Đầu tư cho giáo dục.

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này nằm trong chiến lược phát triển toàn diện của bất cứ quốc gia nào. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được u cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là trong một ngành địi hỏi áp dụng những cơng nghệ tiến tiến nhất trên thế giới như ngành Ngân hàng thì càng cần có một đường lối chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước.

Sinh viên các trường đại học trong tương lai sẽ là chủ đất nước. Đây là đội ngũ có trình độ, có khả năng sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt được những cơng nghệ hiện đại, nên sẽ là lực lượng có khả năng phát triển được các dịch vụ hiện đại giúp Việt Nam theo kịp đà phát triển của các nước. Do vậy, ngay từ bây giờ, Nhà nước và các trường Đại học cần phải có chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tương lai này như đưa

thêm các môn học như TMĐT, thanh toán điện tử, Công nghệ thông tin vào các chương trình đào tạo của các trường.

Sự trợ giúp của nhà nước là một vấn đề quan trọng đối với mọi ngành mọi cấp. Neu có được sự trợ giúp mạnh mẽ của chính phủ về chính sách thuế, văn bản pháp luật... để các Ngân hàng có định hướng triển khai dịch vụ thanh tốn điện tử góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ Ngân hàng Điện tử sẽ phát triển khả quan hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w