Kinh nghiệm phát triểndịch vụ ngân hàngđiện tửtại một số quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 31 - 37)

Trung Quốc.

Tới nay, nỗ lực của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho công nghệ thông tin. Mấy năm gần đây, công nghệ phần cứng đạt tốc độ tăng khoảng 45%/năm. Trung Quốc cũng đã bắt đầu sản xuất máy siêu vi tính. Cơng nghiệp phần mềm phát triển với tốc độ trên 20%/năm và bắt đầu vào giai đoạn phát triển nhanh, át hẳn nhiều khu vực khác trên thế giới và gần đuổi kịp xu hướng phát triển toàn cầu.

Trung Quốc bước vào thương mại điện tử rất chậm: cuối năm 1997 mới chính thức vào mạng internet (trước đó có truy cập nhưng khơng chính thức), nhưng ngay sau đó tốc độ phát triển tăng rất cao.

Trung Quốc đã tham gia chương trình Trade Point của UNCTAD, với 1 point ở Thượng Hải và 1 point ở Bắc Kinh như các tâm điểm cung cấp các dịch vụ tiếp thị và giao dịch bn bán đối ngoại có sử dụng phương tiện điện tử cho các doanh nghiệp chưa có điều kiện tự mình trực tiếp tiến hành, đồng thời cung cấp dịch vụ đào tạo huấn luyện

kỹ năng giao dịch buôn bán đối ngoại, đặc biệt là kỹ năng giao dịch qua mạng, đồng thời chính phủ cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngân hàng trong nước tiến hành dịch vụ e-banking. Cho đến nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia rất phát tiển về dich vụ ngân hàng điện tử so với các nước trên thế giới.

Malaixia

Để phát triển ngân hàng điện tử, Malaixia đã thành lập một tiểu ban đặc nhiệm do bộ Năng lượng, Bưu điện và thông tin đứng đầu, được thành lập để xây dựng một hệ thống luật đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng điện tử gồm: Luật chữ ký điện tử, luật tội phạm máy tính, luật bản quyền sửa đổi. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã cơng bố chiến lược thương mại điện tử bao gồm:

• Xây dựng một hạ tầng cơ sở thông tin đẳng cấp quốc tế

• Malaixia sẽ khơng kiểm duyệt internet

• Malaixia sẽ trở thành kiểu mẫu khu vực về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong kinh doanh trên mạng

• Malaixia sẽ đảm bảo tự do sở hữu tư nhân và giao lưu lực lượng lao động trí tuệ tồn thế giới

• Sẽ khơng đánh thuế nhập khẩu các thiết bị và kĩ thuật phục vụ cho “kinh tế số hoá” và thương mại trong thời gian ít nhất là đến năm 2010.

Hệ thống thanh toán điện tử đã được thiết lập ở Malaixia do ngân hàng Negara chịu trách nhiệm chính đã phát triển rất mạnh mẽ. Dịch vụ ngân hàng điện tử ở đây có thể nói là tương đối phát triển do chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này hoạt động.

Singapore

Từ lâu, Singapore đã tuyên bố mục tiêu biến nước này trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về điện tốn hố, làm cho cơng nghệ thơng tin thâm nhập vào mọi

khía cạnh của đời sống xã hội. Và đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết vào internet.

Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một trong những nước áp dụng đầu tiên trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore, Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch an tồn mang tính quốc tế, thành lập tháng 4/1997 đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998.

Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều văn kiện quan trọng điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng ở Singapore như: Luật chống lạm dụng máy tính điện tử, luật bí mật riêng tư, luật giao dịch điện tử, luật bản quyền cũng được sửa đổi lại cho phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử.

Trong thời gian tới, Singapore tiếp tục có các chiến lược phát triển thương mại điện tử và mở rộng thanh toán điện tử, với các mục tiêu sau:

• Xây dựng một cơ sở hạ tầng thương mại điện tử kết nối quốc tế,

• Biến Singapore thành một trung tâm thương mại điện tử,

• Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử như là một chiến lược kinh doanh,

• Xúc tiến dân chúng sử dụng rộng rãi các hình thức thương mại điện tử,

• Làm hài hồ các luật và các chính sách thương mại điện tử qua biên giới.

Trong kế hoạch tổng thể phát triển của mình, Singapore coi pháp luật là nền móng dưới cùng của hạ tầng cơ sở thương mại điện tử.

Nhật Bản

Nền cơng nghệ thơng tin của Nhật Bản có đặc điểm nổi bật là: cơng nghiệp phần cứng khá xuất sắc, nhưng cơng nghệ phần mềm thì chậm, thua khá xa so với Mỹ và Tây

Âu, và sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội cũng thấp hơn so với các nước kia. Chính vì vậy việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Nhật Bản cũng không thể nào phát triển bằng Mỹ và Tây Âu. Để thúc đẩy dịch vụ này phát triển cũng như để cơng nghệ thơng tin có nhiều ứng dụng vào đời sống xã hội hơn nữa, Nhật Bản cũng đã đưa ra một số biện pháp như: đưa ra một chương trình lớn về phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin tồn quốc, bộ Bưu điện xây dựng một đề án tới năm 2010 hoàn tất việc chuyển mạng thơng tin tồn quốc sang dùng sợi cáp quang, có các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an tồn, cơng nghệ thẻ thông minh, trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoá.. .Tất cả các hoạt động trên của Nhật Bản đã có những tác động rõ rệt tới sự phát triển của e-banking ở nước này. Dịch vụ ngân hàng điện tử giờ đây đã có một mơi trường pháp lý để tiến hành các giao dịch trong toàn quốc, nhân dân thấy tin tưởng hơn vào sự an toàn của cả hệ thống, các ngân hàng điện tử của Nhật Bản giờ đã có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới trong việc kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Nhận xét chung:

Thơng qua tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trên thế giới, Việt Nam có thể học tập được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

> Hiểu biết và tiếp đó là nhận thức đầy đủ về ngân hàng điện tử đối với đông đảo người dân và doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề phải xử lý, khơng chỉ ở các nước ít phát triển, mà ở cả những quốc gia phát triển về lĩnh vực này.

> Cơ sở kỹ thuật, công nghệ và pháp lý cho ngân hàng điện tử còn đang trong giai đoạn tiếp tục hồn thiện trên bình diện tồn thế giới.

> Việc triển khai ngân hàng điện tử đang tăng nhanh, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nước tiên tiến.

> Ngân hàng điện tử đang được sự quan tâm trong từng nước, từng khối kinh tế và trên bình diện thế giới, nhưng mối quan tâm xuất phát chủ yếu là từ phía các nước đã có hạ tầng cơ sở vững chắc cho “kinh tế số hố”, đã có thực tiễn giao dịch điện tử. Còn các nước

khác, nhất là những nước đang phát triển, bị cuốn theo và buộc phải tiếp cận, dù cơ sở cơng nghệ thơng tin cịn thấp kém, chính vì vậy, nhiều nước tỏ ra dè dặt, nhất là từ phía chính phủ.

> Các nước có thể chế kinh tế-xã hội ít nhiều cịn khép kính chậm tiếp cận ngân hàng điện tử hơn các nước theo thể chế mở.

Dù hành động cụ thể có khác nhau, nhưng cách tiếp cận ngân hàng điện tử ở các nước về cơ bản là như nhau và đều gồm các bước:

■ Đầu tiên, hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo về ngân hàng điện tử.

■ Thứ hai, phổ cập kiến thức và nhận thức về ngân hàng điện tử tới các doanh nghiệp và từng cá nhân.

■ Thứ ba, xác định các cản trở hiện hữu của đất nước mình đối với ngân hàng điện tử. ■ Thứ tư, triển khai từng bước ngân hàng điện tử.

■ Thứ năm, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ nhân lực có kỹ năng.

Những kinh nghiệm trên đây đều rất đáng chú ý đối với các nước, nhất là những quốc gia bắt đầu tiếp cận ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của đất nước mình thì các nước mới phát triển được ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả.

Ket luận chương 1

Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như nội dung của dịch vụ ngân hàng điện tử,các tiêu chí để đánh giá cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện ích của các dịch vụ Ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Đồng thời những kinh nghiệm quý báu một số các quốc gia cũng góp phần khơng nhỏ để ngân hàng có thể đưa ra chính sách phát triển dịch vụ NHĐT sao cho đúng đắn.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w