Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 37)

2.1.1: Vài nét về NHTM CPÁ Châu.

a) Quyết định thành lập.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.

■ Loại chứng khốn: Cổ phiếu phổ thơng ■ Mã chứng khốn:ACB

■ Mệnh giá: 10.000 đồng/ cổphiếu

■ Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu khơng trăm sáu mươi nghìn đồng.)

b) Mơ hình quản trị và cơ cấu quản lý tổ chức.

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng Giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012).Các ủy ban trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm có: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tư, và Ủy ban Chiến lược.

đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 10 phòng, trung tâm và văn phòng trực thuộc Tổng Giám đốc. Kênh phân phối tính đến cuối năm 2015 có 350 chi nhánh và phịng giao dịch. Ngồi ra cịn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm ATM, Phòng Chuyển tiền nhanh Western Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7 (Call Center 24/7).

c) Côngnghệ.

Năm 1997: ACB tiếp cận nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại bằng một chương trình đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng tồn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng thực hiện. Thơng qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một Ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.

Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin Ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống cơng nghệ Ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp Ngân hàng toàn diện). Đây là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an tồn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational) và tập trung (centrailised), cho phép Ngân hàng thiết kế nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với tồn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nơi này và rút tiền tại nơi khác. Hệ thống cho phép Hội sở có thể kiểm tra, kiểm sốt hoạtđộngcủa từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro. Một điều quan trọng là ACB làm chủ hoàn toàn được các ứng dụng TCBS. Đây là một năng lực cốt lõi mà không phải Ngân hàng nào ở Việt Nam cũng cóđược.

Năm 2004, ACB đã tiến hành: - Nâng cấp máychủ

- Thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ Ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ tin học hiện nay củaACB

- Lắp đặt hệ thống máyATM

ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, ACB cũng sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, gồm có Reuteurs Monitor, dùng để xem thơng tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tàichính.

Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (cơng bố ngày 05/01/2015). Hồn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an tồn. Quy mơ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

d) Mạng lưới hoạtđộng.

Đến ngày 31/12/2015, ACB có 350 chi nhánh và phịng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trongcả nước. Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trườngtrọng yếu của Ngân hàng tính theo số lượng chi nhánh, phịng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗikhu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng.

Công ty trực thuộc: Cơng ty chứng khốn (ACBS), Cơng ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng(ACBA), Cơng ty cho th tài chính(ACBL), Cơng ty liênkết, Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu(ACBD), Công ty Cổ phần Địa ốc ACB(ACBR), Công ty liêndoanh, Công ty Cổ phần Sài Gịn Kim hồnACB-SJC.

2011 2012 2013 2014 2015

Cho vay/TTS 36,2% 57,5% 63,4% 63,9% 65,8%

Tài sản sinh lời/TTS 76,5% 87,4% 90,2% 91,0% 92,3%

Ngày 21/3/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 375/QĐ-NHNN về việc sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động của Ngân hàng Á Châu.Theo đó, bổ sung nội dung các hoạt động sau: Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Mở tài khoản; Mở tài khoản tại NHNN; Mở tài khoản tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật các TCTD, Luật Chứng khốn, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN và hướng dẫn của NHNN; Mua nợ vào Điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24/4/1993 của Thống đốc NHNN cấp cho ACB.

Sơ đồ tổ chức:

2.1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong những năm gần đây.

Năm 2015, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, sức khỏe hệ thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện, nhưng cạnh tranh gay gắt, lãi suất tiếp tục giảm, khả năng trả nợ của một số khách hàng suy yếu đã khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều rủi ro.Tuy nhiên với định hướng chiến lược rõ ràng từ Hội đồng Quản trị, các mục tiêu, phương án hành động cụ thể và các kịch bản ứng phó linh hoạt đã giúp ACB đạt được những kết quả khả quan.

Tổng tài sản (TTS) đạt 201 nghìn tỷ đồng, tăng 22 nghìn tỷ đồng (12%) so cuối năm 2014, và đạt 99% kế hoạch. TTS của ngân hàng không chỉ tăng về quy mô mà cịn ln đảm bảo nâng cao chất lượng tài sản, có tính thanh khoản cao (với tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất cấp 1và an toàn vốn đạt lần lượt 9,3% & 12,8%, tỷ lệ Cho vay/Huy động ổn định quanh mức 75-77%.). TTS hiện tại hầu hết là VND (chiếm tỷ lệ 93%). Dư nợ cho vay vàng chỉ còn khoảng 10 nghìn lượng. Rủi ro về giá vàng, ngoại tệ hầu như không đáng kể.

Biểu đồ 2.1 : Tổng tài sản ACB từ năm 2012 đến 2015.

Nguồn Báo cáo thường niên ACB năm 2015. Cơ cấu tài sản có sự dịch chuyển: gia tăng tỷ trọng cho vay khách hàng trong

TTS, cuối 2015 tỷ trọng này là 66%, đạt mức cao nhất đối với ACB từ trước tới nay, khẳng định chiến lược tập trung vào hoạtđộng ngân hàng bán lẻ của Tập đồn.Bên cạnh đó tài sản sinh lời tăng 14%, cao hơn tăng trưởng quy môTTS, chiếm 92% TTS. Tài sản sinh lời tiếp tục được ACB chú trọngphát triển, tập trung chủ yếu vào cho vay khách hàng truyền thống và trái phiếu chính phủ, nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản..

Ke từ năm 2012, ACB đã chủ động tăng trưởng dư nợ với kỷ luật chặt chẽ, đảm bảo hài hòa mục tiêu quản lý rủi ro và tăng trưởng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 134 ngàn tỷ, tăng 18 ngàn tỷ đồng (15.2%) so cuối năm 2014, đạt mức tăng trưởng cao nhất của ACB kể từ năm 2012 trở lại đây và 102% kế hoạch đề ra..

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay của ACB giai đoạn 2011- 2015.

cho vay

Nguồn báo cáo thường niên ACB năm 2015

Với định hướng khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ACB đã đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Cho vay KHCN đạt 65 nghìn tỷ đồng vào cuối 2015, tăng 25%, tiếp tục đóng vai trị đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Cho vay KHDN tăng 8%, trong đó khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14%.

2008 2014 2015 T5/2016 Các dịch vụ e- banking 1. Internet banking 2. Phone banking 3. Mobileba nking 4. SMS banking 1. ACB - internet banking 2. ACB- mobile banking 3. SMS banking 1. ACB online 2. Mobileba nking 3. SMS banking 1. ACB online- ACB ibanking 2. ACB online- ACB mbanking 3. SMS banking

đổi các giao dịch tiền tệ sang VND của Chính phủ, đồng thời tương đồng với cơ cấu nguồn vốn huy động hiện tại của ngân hàng hơn.

Huy động tăng trưởng mạnh liên tục kể từ năm 2013 trở lại đây sau khi ACB tất toán trạng thái và chấm dứt huy động vàng theo chính sách chung của Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối năm 2015, số dư tiền gửi khách hàng đạt 175 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, chiếm 87% tổng nguồn vốn của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch đặt ra.

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn ACB từ năm 2011-2015

huy động

Nguồn báo cáo thường niên ACB năm 2015

Do ngân hàng đã phát động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân đoạn khách hàng với lãi suất linh động; phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, Tổng thu nhập trong năm của Ngân hàng tăng 21%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 23%, đạt 5.884 tỷ đồng. Biên sinh lời (NIM) cải thiện ở mức 3,2%, tăng 20 điểm so năm 2014. Đây là kết quả của nỗ lực áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ về cấu trúc tài sản, và chất lượng dư nợ cho vay. Các khoản thu nhập ngoài lãi tiếp tục đà tăng khá, tăng 10%, đạt 1.342 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục đóng góp ~20% tổng thu thập của ngân hàng. Trong đó nguồn thu ngồi lãi chủ yếu đến từ kinh doanh trái phiếu chính phủ, và thu nhập từ phí dịch vụ.

2.2: Thực trạngphát triểndịch vụ ngân hàng điện tửtạiACB.

2.2.1: Sự phát triển về mặt lượng của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB.

a) Số lượng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB.

ACB luôn là một trong những ngân hàng tiên phong về hiện đại hóa các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ e-banking.Cho đến nay, ACB đã và đang gia tăng, phát triển thêm nhiều tiện ích và các dịch vụ hiện tại của mình.

ACB Online -ACB -Ibanking.

ACB-Internet banking, đây là dịch vụ Ngân hàng quảng bá hoạt động và cung cấp thông tin đến khách hàng thông qua website được ACB xây dựng và cập nhật thường xuyên. Truy cập vào website http://www.acb.com.vn, khách hàng có thể nhận được những thơng tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới. Khách hàng cũng có thể tham khảo biểu phí dịch vụ, lãi suất, tỷ giá, tham khảo các chỉ dẫn khi muốn đăng ký, sử dụng dịch vụ.

ACB - iBanking cung cấp cho khách hàng cá nhân các gói dịch vụ như: gói chuẩn, gói bạc, gói vàng và tương ứng với các gói dịch vụ là các phương thức bảo mật khách nhau, hạn mức chuyển khoản khác nhau. Chính vì thế, mỗi khách hàng cần lựa chọn các gói hợp lý để sử dụng dịch vụ nhất. Áp dụng với tất cả các gói đó làchuyển khoản giữa các tài khoản của cùng chủ tài khoản không giới hạn hạn mức. Mặc định cho KHCN khơng đăng ký gói chuẩn vẫn có thể chuyển khoản cho cùng chủ tài khoản chỉ cần dùng mật khẩu là 10 triệu đồng/ ngày.

Đến với dịch vụ ACB-Ibanking, khách hàng được hưởng các tiện ích của dịch vụ từ tính năng truyền thống như tra cứu giao dịch, lãi suất , tỷ giá, chuyển tiền đến tính ăng nâng cao như chuyển khoản theo danh sách, đặt lệnh chuyển khoản ở tương lai. Ngồi ra, khách hàng cịn có thể thanh tốn vé máy bay, cước phí ĐTDD, Truyền hình cáp hay internet..., đóng học phí hay vay ngân hàng hoặc trả nợ online bất cứ lúc nào. ACB-ibanking còn giúp khách hàng chuyển tiền nhanh từ trong nước ra nước ngoài, thay đổi mật khẩu để tránh rủi ro. Năm 2015, ACB đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử trên ACB online, theo đó khách hàng có thể thanh tốn thuế cho nhà nươc mọi lúc mọi nơi, và được miễn phí khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Ngồi ra, ACB cịn hướng dẫn cụ thể các quy trình cài đặt và hướng dẫn sử dụng ACB Ibanking cho khách hàng. Khách hàng có thể truy cập vào website ACB Online-ACB ibanking để thực hiện.

ACB Online -ACB - mBanking

ACB-mbanking là ứng dụng cho phép thực hiện các giao dịch ACB Online trên các thiết bị di động chạy hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone.Khách hàng sử dụng các thiết bị di động có kết nối với Internet (3G, Wifi, GPRS..) thực hiện tải

ứng dụng trực tiếp từ Apple App Store, Google Play Store, Windows Phone Store.

Ngay lập tức, cửa sổ ACB Online thu nhỏ hiện ra với đầy đủ các tính năng như trên màn hình máy tính.Việc cập nhật các phiên bản mới nhất của ứng dụng sẽ được thực hiện tự động.

ACB - mBanking cung cấp cho khách hàng cá nhân các gói dịch vụ và các phương thức bảo mật khác nhau. Với dịch vụ ACB-mbanking, khách hàng sẽ được trải nghiệm các tiện ích như sau: Đối với khách hàng chưa ký hợp đồng sử dụng dịch vụ ACBOnline thì chỉ sử dụng được các chức năng mở của ứng dụng như cập nhật thông tin khuyến mãi, tra cứu số dư, hay tìm địa điểm ATM gần nhất. Đối với khách hàng đã đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thì sử dụng được cả tính năng mở và nhiều tính năng khác như quản lý tài khoản, truy vấn thông tin giao dịch, liệt kê giao dịch, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, chuyển khoản cho người nhận bằng CMTND/hộ chiếu, đăng ký mở tài khoản thụ hưởng và thanh tốn cước phí, vé máy bay...

Khi tải phần mềm ACB- mbanking về bất kỳ phương tiện di động nào, khách hàng đều tải về miễn phí và khơng mất tiền cập nhật dịc vụ. Cũng giống như dịch vụ ACB-ibanking, ACB mbanking cũng hưỡng dẫn sử dụng cụ thể cho khách hàng trên website ACB Online -ACB mbanking.

ACB -SMSbanking

ACB - SMS banking là một dịch vụ mới nhất so với hai dịch vụ trên của Ngân hàng Á Châu (ACB), cho phép khách hàng truy vấn thơng tin và thanh tốn hóa đơn mà khơng cần phải đến Ngân hàng. Khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của Ngân hàng gửi đến số dịch vụ 997 để:

-Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gửi thanh tốn (hoặc thẻ) -Biết thơng tin về lãi suất, tỉ giá hối đối

-Thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm...

-Trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ (Visa Electron, Master Electronic,

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 516 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w