Kinh nghiệm của Hàn Quốc khi áp dụng khuyến nghị của ủy ban Basel về

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 44 - 47)

Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng

3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc khi áp dụng khuyến nghị của ủy ban Basel về

3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc khi áp dụng khuyến nghị của ủy ban Baselvề an toàn vốn về an toàn vốn

Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch áp dụng Basel II cho hệ thống ngân hàng như sau: - Tất cả các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc

phải tuân thủ Basel II từ tháng 12/2007.

- Các ngân hàng nội địa được kì vọng sẽ hồn thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình để áp dụng Hiệp ước mới vào đầu năm 2005.

- Các nhà giám sát hướng tới việc công bố các hướng dẫn sơ bộ cho Trụ cột II và Trụ cột III vào giữa năm 2005.

- Trong quá trình áp dụng Basel II, Hàn Quốc dự định có các sửa đổi cho phù hợp với các chính sách, luật hiện hành.

- CAR tối thiểu ở mức 8%

- Phương pháp tính RRTD: Phương pháp SA và phương pháp IRB.

- Phương pháp tính tốn RRHĐ: Phương pháp BI, phương pháp SA, phương pháp AMA (các hướng dẫn và kế hoạch áp dụng vẫn đang được dự thảo bởi Cơ quan

thanh tra giám sát ngân hàng - FSS).

Thực tiễn áp dụng ba trụ cột của hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc được thể hiện thông qua: (i) sắp xếp các tổ chức giám sát tài chính, (ii) các quy định về an tồn trong hệ thống ngân hàng, (iii) các quy định về công khai tài chính.

Thứ nhất, hợp nhất hệ thống giám sát tài chính nhằm phát huy tối đa năng lực giám sát ngân hàng.

Trong giai đoạn trước năm 1997, Hàn Quốc đã diễn ra sự biến đổi của hệ thống trung gian tài chính theo hướng hình thành các tập đồn tài chính và các ngân hàng kinh doanh đa năng. Điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột lợi ích giữa các chủ thể điều tiết chuyên ngành bộc lộ và làm hạn chế tính hiệu quả của hệ thống giám sát. Hơn thế, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự phản ứng thiếu hiệu quả của NHTW Hàn Quốc trong việc duy trì ổn định hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy việc thay đổi mơ hình giám sát tài chính nhằm tăng hiệu lực của hệ thống giám sát ngân hàng. Việc hình thành hệ thống giám sát hợp nhất cho phép tập trung vào những vấn

đề của rủi ro hệ thống và tránh cho hệ thống tài chính rơi vào các đợt đổ vỡ vào đợt khủng hoảng 1997 và sau đó 2003 (đợt đổ vỡ khả năng thanh tốn thẻ tín dụng do dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng quá nhanh). Bên cạnh đó, cơ chế hợp nhất cho phép giải quyết triệt để yêu cầu chia sẻ và phối hợp thông tin giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành trước đây. Mơ hình giám sát hợp nhất đã chứng minh tính hiệu quả tại Hàn Quốc trong suốt giai đoạn từ năm 2004 đến nay. Là cơng ty tư nhân, FSS có khả năng duy trì sự độc lập của mình mà khơng bị chi phối bởi các áp lực chính trị trong khi triển khai hoạt động giám sát cũng như đưa ra các hình thức xử lý các trường hợp vi phạm. Đây cũng là mơ hình cho phép Hàn Quốc có thể theo đuổi việc áp dụng toàn diện các nguyên tắc giám sát của Basel trong việc duy trì sự ổn định hệ thống và tính bền vững của sự phát triển đối với hệ thống ngân hàng. Hơn thế, mơ hình hợp nhất cho phép hệ thống giám sát tài chính có thể phản ứng nhanh trước các cú sốc của khủng hoảng tài chính.

Thứ hai, Hàn Quốc thực hiện bổ sung nhiều quy định liên quan đến an toàn hệ thống ngân hàng.

Các quy định an toàn trong hệ thống ngân hàng, bao gồm: Tỷ lệ an tồn vốn; Phân loại tài sản Có và trích lập dự phịng; Các hạn chế về tín dụng; Các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả; Rủi ro hối đoái và rủi ro quốc gia; Quy định đối với các công cụ phái sinh và các khoản ngoại bảng; Cơng khai tài chính; Kiểm tốn viên bên ngồi. Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định an tồn về an tồn vốn, trích lập dự phịng rủi ro, tập trung tín dụng, về thanh khoản, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Mục tiêu căn bản của các quy định an toàn là đảm bảo quản lý ngân hàng vững mạnh. Các quy định an tồn được xây dựng khơng chỉ nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quản lý mà còn đặt ra các yêu cầu tối thiểu về an tồn và vững mạnh, đó chính là các u cầu chủ yếu của hoạt động giám sát theo định hướng thị trường.

về mức độ an toàn vốn

Hiện nay, Hàn Quốc đang áp dụng các khuyến nghị về an toàn vốn theo Basel III. Nhằm tăng cường khả năng “hấp thụ” các khoản vốn bị mất và giảm rủi ro do chu kỳ kinh tế gây ra, Basel III đã tăng cường các yêu cầu về vốn tối thiểu, đề xuất bộ đệm vốn và triển khai thực hiện quy chế đòn bẩy vốn.

Để tăng cường các yêu cầu về vốn tối thiểu, Basel III quy định các ngân hàng cần duy trì đủ vốn chất lượng cao thơng qua việc tăng vốn cổ phần thường cấp 1 (CET I); đề xuất các tiêu chuẩn điều kiện; và mở rộng phạm vi khấu trừ vào vốn lợi thế thương mại (goodwill), tài sản trả chậm, và cổ phiếu quỹ,...

Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc biểu lộ những điều kiện ổn định về vốn với tỷ lệ

BIS trung bình (CAR) đạt mức 13,8% tính đến cuối tháng 06/2012. Tỷ lệ BIS của các

ngân hàng Hàn Quốc đã duy trì xu hướng ổn định kể từ khi tăng mạnh từ 10,9% trong tháng 09/2008 lên đến 14,7% vào tháng 03/2010 nhờ việc giảm các khoản đầu tư có tính rủi ro cao, tăng cường bổ sung vốn và dự trữ nội bộ. Tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier I) cũng

đã tăng lên 11,03% vào cuối tháng 6/2012 sau khi đạt mức 8,33% vào cuối tháng 6/2008.

Từ giác độ thành phần vốn, các ngân hàng Hàn Quốc có thể được đánh giá là duy trì trạng thái an tồn do tỷ lệ cao trong vốn cấp 1. Các ngân hàng Hàn Quốc đã duy trì tỷ lệ vốn cấp 1 (Core Tier I) tại 10.73%, cao hơn so với mức trung bình 9,95% của các ngân hàng quốc tế hàng đầu, trong khi tỷ lệ BIS và vốn cấp 1 thấp hơn so với các ngân hàng quốc tế hàng đầu.

Hinh 3. 1: Tỷ lệ vốn cấp 1 và so sánh an toàn vốn

Korean Bank BIS and Tier 1 Capital Ratios Capital Adequacy Comparison

Source: The Banker.

Kết quả nghiên cứu tác động định lượng (QIS) được thực hiện bởi ủy ban Basel đã chỉ ra rằng những quy định tài chính bổ sung cần thiết để đáp ứng các quy định tăng cường vốn cho các ngân hàng Hàn Quốc là khơng đáng kể. Tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CETT) của các ngân hàng Hàn Quốc trung bình vào khoảng 10,3%, tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier T) là 10,4%, và tỷ lệ tổng vốn 13,5% - các thông số đều

cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel III tương ứng là 7,0%, 8,5%, và 10,5%. Tỷ lệ địn bẩy trung bình tại mức 4,6%, cũng cao hơn so với yêu cầu tối thiểu 3,0%.

Tuy nhiên đã có những kỳ vọng rằng các ngân hàng Hàn Quốc phải đối mặt với những quy định vốn bổ sung nếu cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc tăng cường các quy định trong nước và củng cố hệ thống ngân hàng mạnh mẽ hơn so với thế giới hoặc áp đặt các yêu cầu về vốn bổ sung trên các ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn trong nước (D-SIBs).

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w