Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 82 - 83)

Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng

5.2 Một số khuyến nghị với các chủ thể liên quan

5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động của hệ thống ngân hàng gắn liền với vai trị quản lý, giám sát, tổ chức của NHNN, vì vậy NHNN có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giúp đỡ, định hướng các ngân hàng tiến tới Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II. Chính vì vậy, để phát huy hết vai trị của mình NHNN cần:

Thứ nhất, cần nghiên cứu và đề ra chiến lược cụ thể để ứng dụng linh hoạt các

hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel mà cụ thể là Basel II. Đồng thời sau khi đã nghiên cứu, NHNN nên soạn ra các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với hệ thống NHTM nhằm thực hiện chúng một cách hiệu quả. Muốn vậy, trước hết, cần phải hiểu rõ về các nguyên tắc của Basel vì khi “đánh giá dựa trên rủi ro”, năng lực đánh giá của cán bộ giám sát là một yếu tố then chốt. Tiếp đó là thực hiện những lộ trình để hồn thiện Basel II, tiến tới thực hiện Basel III.

Thứ hai, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại,

giúp cho các ngân hàng sớm ổn định về mặt tổ chức, tài chính,... mà trước hết cần xác định các NHTM trong nước phù hợp cho quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đây là tiền đề để thực hiện sự lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả. Song song với việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, NHNN cần có những biện pháp để hỗ trợ việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng như: (i) đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống kế toán của các NHTM phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; (ii) tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng đồng thời áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc nếu có ngân hàng vi phạm; (iii) minh bạch hóa hoạt động của các NHTM và niêm yết các NHTMCP trên thị trường chứng khoán; (iv) phối hợp đồng bộ quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng với việc cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là xử lí các vấn đề tài chính, nợ giữa NHTM với doanh nghiệp; (v) trong trường hợp cần thiết, có thể dành một số ưu đãi nhất định đối với các NHTM tham gia mua lại, sáp nhập NHTM khác (chẳng hạn tỷ lệ DTBB thấp hơn, điều kiện cho vay tái cấp vốn được nới lỏng hơn;...)

Thứ ba, xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá thận trọng,

linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả, tạo sự ổn định cho nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể, các công cụ của NHTW phải được sử dụng linh hoạt, hiệu quả để đảm

bảo lạm phát đạt mục tiêu đề ra, bảo vệ nền sản xuất nội địa điều này cũng có tác động giống như chính sách tài khóa thận trọng đã đề cập bên trên.

Thứ tư, NHNN cần có các biện pháp để hỗ trợ các NHTM trong việc xây dựng

cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng trong một số năm trở lại đây mới được chú ý đầu tư, còn bộc lộ nhiều yếu kém so với hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM trên thế giới, một phần vì lí do kinh phí, một phần vì chưa đủ nhân lực chất lượng cao để điều hành và phát triển hệ thống đó. Q trình xây dựng cơ sở dữ liệu cũng gặp phải nhiều khó khăn vì có thể sẽ mất, thiếu hoặc sai sót những thơng tin có từ trước đó, ảnh hưởng đến việc sử dụng thơng tin và chất lượng thơng tin của sơ sở dữ liệu. Vì vậy, trước hết NHNN cần hướng dẫn các NHTM lớn đi đầu trong việc phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống thơng tin đồng bộ (có thể thực hiện bằng cách thuê chuyên gia nước ngoài về xây dựng, cung cấp những dữ liệu về kinh tế vĩ mô rồi chuyển giao...). Tiếp sau đó, thực hiện dần dần với các NHTM nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w