Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng
5.2 Một số khuyến nghị với các chủ thể liên quan
5.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ
Chính phủ cần tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thông qua một số biện pháp cụ thể như: (i) Hỗ trợ về kinh phí cho việc tái cơ cấu; (ii) hỗ trợ về mặt pháp lý (giấy tờ, thủ tục, nới lỏng một số quy định liên quan đến việc mua lại, sáp nhập,...); (iii) hỗ trợ cho các NHTM trong việc mua lại các NHTM yếu kém (miễn giảm thuế, phí, góp ý xây dựng đề án mua lại,...);...
Ngoài ra, để giám sát hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (bao gồm các Bộ, ban ngành liên quan) để trực tiếp chỉ đạo, giám sát, quản lý việc cơ cấu lại. Điều này vừa góp phần kiểm sốt được hoạt động tái cơ cấu theo đúng với kế hoạch đề ra vừa có thể trực tiếp đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động tái cơ cấu. Hoạt động tái cơ cấu
được thực hiện thành công sẽ giúp các NHTM sớm đi vào ổn định tổ chức, nhanh chóng thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó có việc áp dụng Basel II.
Cùng với đó, Chính phủ nên tăng cường hoạt động mua bán nợ xấu thông qua Công ty quản lý tài sản (VAMC) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (có nợ xấu) được phép vay vốn tại các ngân hàng để tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần làm sạch bảng cân đối kế toán và tăng luồng chu chuyển vốn của các NHTM. Xét về bản chất thì hoạt động của cơng ty VAMC chủ yếu là để đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó khơi thơng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu cao ngay cả khi lãi suất trên thị trường thấp sẽ khiến các NHTM thắt chặt điều kiện cho vay vì lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao, làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn và làm cho sản xuất trì trệ. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng như tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhất là việc tiếp cận với Basel II.
Thêm vào đó, Chính phủ cần xây dựng một chính sách tài khóa thận trọng nhằm tiến tới tự do hóa tài chính. Điều này giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động của tính chu kì của nền kinh tế. Khi ngân sách bị thâm hụt do chi nhiều hơn thu, Chính phủ sẽ phải dùng nhiều biện pháp để bù đắp lại khoản thâm hụt đó. Biện pháp mà nhiều chính phủ sử dụng hiện nay là phát hành trái phiếu, nếu khoản thâm hụt nhỏ thì việc phát hành trái phiếu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế vĩ mô, song khi thâm hụt tài khóa lớn, việc phát hành trái phiếu sẽ gây nên áp lực tăng lãi suất trong nước và thu hút dòng vốn quốc tế chảy vào. Một mặt, nó làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, mặt khác, nó gây khó khăn cho việc quản lý thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa trước sức cạnh tranh của những doanh nghiệp nước ngồi và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Theo kinh nghiệm quốc tế, một chính sách tài khóa thận trọng là việc chính phủ phải giảm quy mơ ngân sách so với GDP và chỉ tăng khi thu nhập bình quân đầu người tăng, tận dụng nguồn thu từ việc đánh thuế. Tuy nhiên, cũng cần tránh để thuế suất q cao, bóp méo tác động của chính sách. Bên cạnh đó, Chính phủ phải tích cực cắt giảm những khoản chi tiêu không hợp lý, nhất là khoản bù lỗ dưới nhiều hình thức cho các doanh nghiệp nhà nước. Khi Chính phủ đạt được một chính sách tài khóa thận trọng, nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo hành lang cho các giải pháp triển khai hiệu quả cũng như mang lại môi trường thuận lợi cho các NHTM áp dụng các khuyến nghị của ủy ban Basel.