Đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 83 - 86)

Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng

5.2 Một số khuyến nghị với các chủ thể liên quan

5.2.3 Đối với Ngân hàng thương mại

Là đối tượng chính của việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel, bản thân các NHTM Việt Nam phải tự mình xây dựng lộ trình thích hợp để dần dần tiếp cận với hiệp ước Basel II. Tuy có thể sẽ tiêu tốn một chi phí lớn (để tiếp cận với Basel II đã có thể tốn hàng chục triệu USD2) nhưng đây là chiến lược phát triển về lâu về dài. Vừa theo đuổi lợi ích cho riêng ngân hàng vừa theo đuổi lợi ích cho tồn hệ thống ngân hàng.

Thứ nhất, NHTM nên lên kế hoạch cho riêng mình để áp dụng hiệp ước tiêu

chuẩn vốn Basel. Khơng ai hiểu rõ các NHTM bằng chính họ, vì vậy lộ trình hay kế hoạch thích hợp thì chỉ có thể do tự NHTM đề ra và thực hiện. Trong kế hoạch đó cần chuẩn bị nhiều mặt về tài chính, nhân sự (bao gồm cả các cấp lãnh đạo), công nghệ, thông tin,...

2Theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách khối dịch vụ tài chính ngân hàng, Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young Vietnam (EY Vietnam) các chi phí để triển khai tuân thủ Basel II bao gồm hai loại: chi phí xây dựng khung quản lý rủi ro, bao gồm chính sách, quy trình, các cơng cụ đo lường, theo dõi, báo cáo và chi phí mua sắm cho hệ thống cơng nghệ thơng tin. Theo ước tính do EY đưa ra, các chi phí loại thứ nhất vào khoảng 5 - 10 triệu USD, tùy theo quy mơ của ngân hàng. Loại chi phí thứ hai có thể lên đến 50 triệu USD, tùy theo mức độ phát triển của hệ thống công nghệ thông tin hiện tại trong ngân hàng.

Thứ hai, để thành công trong dài hạn không chỉ trong việc áp dụng các hiệp

ước tiêu chuẩn vốn Basel, các NHTM cần tìm được đội ngũ lãnh đạo tốt, có những chiến lược rõ ràng và dài hạn. Ở đây, khi nhắc đến lãnh đạo cũng là nhắc đến vấn đề quản trị doanh nghiệp trong các NHTM, một NHTM có bộ máy quản trị tốt sẽ hoạt động hiệu quả, và khi các NHTM cùng hoạt động hiệu quả thì hệ thống NHTM sẽ lành mạnh và hiệu quả.

Thứ ba, cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực trình độ

cao. Trong nền kinh tế tri thức thì bất kể ngành nghề nào cũng địi hỏi nhân lực trình độ cao, tuy nhiên với vai trị quan trọng trong hệ thống tài chính ở Việt Nam thì các NHTM phải đẩy mạnh cơng tác đào tạo hơn bất kì doanh nghiệp nào. Khi đội ngũ nhân viên giỏi thì việc tiếp cận đối với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

5.2.4 Đối với Doanh nghiệp

Doanh nghiệp suy cho cùng cũng là các chủ thể đi vay chủ yếu ở các NHTM, vì vậy đây cũng là nguồn trả nợ cho cách NHTM. Doanh nghiệp có vững mạnh thì các NHTM mới có “nguồn thu”. Vi vậy, các khuyến nghị cho doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc các doanh nghiệp tự làm lành mạnh hóa tài chính của mình. Cụ thể:

Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp (nhân lực, chiến lược,...). Một doanh nghiệp thực hiện việc quản trị tốt sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Theo đuổi mục tiêu đó đồng thời doanh nghiệp cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng sản lượng cho nền kinh tế,... Khi các doanh nghiệp hoạt động tốt thì nền kinh tế cũng theo đó mà tăng trưởng và ngược lại, khi các doanh nghiệp hoạt động kém, có thể sẽ phải giải thể hoặc phá sản. Nếu sự giải thể hay phá sản đó xảy ra ở một số doanh nghiệp nhỏ lẻ thì gần như khơng có tác động nào đến nền kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nếu xảy ra tại hàng loạt doanh nghiệp (nhất là trong thời gian vừa qua) thì sẽ gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mơ (thất nghiệp tăng cao, nợ xấu,...)

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả thì sẽ có lợi nhuận để bù đắp chi phí, trong đó có chi phí đi vay từ các NHTM và vì vậy, dịng vốn của nền kinh tế cũng sẽ được vận hành một cách trơn tru, nhịp nhàng hơn.

KET LUẬN

Đề tài “ứng dụng Basel II về an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại Việt

Nam” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực

tiễn về an toàn vốn hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel. Qua đó, đánh giá một cách tồn diện mức độ an toàn vốn hệ thống ngân hàng dưới tác động của các xu thế phát triển hiện nay trên nền tảng áp dụng các gợi ý của chuẩn mực đo lường rủi ro quốc tế.

Đề tài đã tập trung phân tích, làm rõ các quan niệm về an toàn vốn ngân hàng, qua đó, phân tích và làm rõ các nội dung đánh giá an tồn vốn ngân hàng trên giác độ vĩ mơ và vi mô; Đề tài cũng chỉ rõ nội dung và ý nghĩa của tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel đối với việc góp phần đảm bảo an tồn vốn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, đề tài đã tập trung phân tích thực trạng an tồn vốn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chủ yếu trong những năm gần đây. Qua phân tích, đã rút ra một số những mặt cịn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong đảm bảo an toàn vốn hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đề cập nguyên nhân gây ra những tồn tại hạn chế của đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đề tài đã đưa ra các định hướng áp dụng Basel II theo định hướng đảm bảo an toàn vốn hệ thống NHTM Việt Nam. Trên cơ sở các định hướng đề tài đã xây dựng một các giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm đảm bảo việc áp dụng Basel II Việt Nam thực sự mang lại kết quả cuối là đảm bảo an tồn vốn hệ thống NHTM Việt Nam.

Nói tóm lại, đề tài với 5 chương nội dung đã giải quyết khá triệt để các câu hỏi nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đức Trung (2015). Đề tài nghiên cứu khoa học iiKha năng và điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống NHTM Việt Nam". Ngân hàng nhà nước

2. Nguyễn Đức Trung (Chủ biên) (2012). Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đảm bảo

an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel ìì&ììì". Học viện Ngân hàng.

3. Nguyễn Đức Trung (2006), “Rủi ro hoạt động của NHTM - Nguyên nhân và

biện pháp đo lường theo quan điểm của Basel II”, Tạp chí Khoa học và đào tạo

Ngân hàng, số 52, tháng 9/2006.

4. Nguyễn Đức Trung (2007), “Những quan điểm thay đổi của Hiệp ước tiêu

chuẩn vốn quốc tế Basel II so với Basel I và những tác động đến hệ thống tài chính - tiền tệ - ngân hàng của quốc gia áp dụng”, Tạp chí Khoa học và đào tạo

Ngân hàng, số 58, tháng 3/2007.

5. PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu (2010). Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 - lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính - ngân hàng

6. Thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

7. “Basel III, các ngân hàng Việt Nam đáp ứng đến đâu?”, Chứng khoán Tân Việt, Ngày 30/4/2011

8. Báo cáo thường niên của 10 NHTM: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB giai đoạn 2012 - 2015

9. Basel Committee on Banking Supervision (2006), “Basel II: Sự thống nhất

quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn - Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006”, (Biên dịch theo nội dung của ủy ban Basel về giám sát

ngân hàng), NXB Văn hóa - Thơng tin. 68

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

10. BCBS (2006). '“Basel II: International Convergence of Capital Measurement

and Capital Standards: A Revised Framework - Comprehensive Version'”. BIS.

11. P.Slovik, B.Cournède (2011). “Macroeconomic Impact of Basel III”. OECD Economics Department Working Papers.

12. J.P.R. Karunaratne (2013). “Basel III Implementation: Challenges and Oppor-

tunities”, The Seacen Centre.

13. Bernanke, Ben S. 2004. “The Implementation of Basel II: Some Issues for

Cross-Border Banking. ” Remarks by Governor Ben S. Bernanke at the Institute

of International Bankers’ annual breakfast dialogue, Washington, D.C. October 4. www.federalreserve.gov/boarddocs/speeches/2004/20041004/default.htm 14. Fitch Ratings (2010), “Outlook on Vietnamese Banks”.

15. Bies, Susan Schmidt. 2005b. “Basel II Implementation and Revisions to Basel

I.” Testimony of Governor Susan Schmidt Bies before the Committee on Bank-

ing, Housing, and Urban Affairs, U.S. Senate. November 10.

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w