Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng
4.2 Năng lực áp dụng Basel II về an toàn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam
4.2.2 Khả năng và thách thức của Việt Nam khi áp dụng khuyến nghị Basel
Khả năng áp dụng Basel II:
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang bước đầu thực hiện các quy định về an tồn vốn theo Thơng tư 36/2014/TT-Ngân hàng Nhà nước nên chúng ta sẽ xem xét những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng Basel II tại Việt Nam.
Thuận lợi
- Khn khổ pháp lý từng bước được hồn thiện.
Một trong những thuận lợi cơ bản của việc áp dụng Basel III đối với ngân hàng thương mại Việt Nam là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước hoàn thiện các văn bản luật theo hướng ngày càng tiếp cận các điều khoản của Basel. Cụ thể, hiện
tại các NHTM đang thực thi theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hàng loạt các văn bản của NHNN đã ban hành trước đây, cụ thể gồm: (i) Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/2/2008 của NHNN về cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn; (ii) Thơng tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của NHNN ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; (iii) Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; (iv) Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (v) Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (vi) Điều 1 Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 của NHNN về bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, NHNN đã quy định rất cụ thể cách phân loại vốn cấp I, vốn cấp II cũng như cách tính và yêu cầu về tỷ lệ tối thiểu của vốn tự có, thanh khoản; giới hạn cấp tín dụng; điều kiện đối với NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn; và tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR). Hơn thế nữa, Thông tư cũng bổ sung, giải thích rõ nhiều thuật ngữ quan trọng như “cấp tín dụng”, “tổng mức dư nợ cấp tín dụng” trong đó: bổ sung hoạt động đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng được coi là hoạt động cấp tín dụng; đồng thời, tổng mức dư nợ cấp tín dụng (khái niệm được dùng để tính giới hạn cấp tín dụng) đã được mở rộng bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, số dư bảo lãnh và các khoản ủy thác cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của TCTD, Thông tư 36 đã yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành các loại quy định nội bộ về (i) cấp tín dụng, quản lý tiền vay; (ii) đánh giá chất lượng tài sản có và tn thủ tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu; (iii) quản lý thanh khoản.
Có thể nói, các quy định của NHNN không chỉ tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, mà cịn là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN, từng bước đáp ứng các
quy chuẩn của hiệp ước vốn quốc tế Basel, tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
Các ngân hàng được tái cơ cấu bước đầu đã có sự thay đoi năng lực tài chính, an tồn hệ thống đã dần được cải thiện.
Nhiệm vụ cơ cấu lại được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm tổ chức tín dụng cả trong nước và nước ngồi. Bước đi đầu tiên của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng có thể được đánh dấu bằng động thái khoanh vùng nhóm tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại và thậm chí có thể áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, khả năng áp dụng Việt Nam khn khổ Basel II vẫn cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan sau:
Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên là việc áp dụng các quy chuẩn Basel cũng được dự báo sẽ tác động đến mức độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đã đề ra. Theo ước tính của Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế OECD, việc áp dụng Basel sẽ giảm tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 0,05-0,15%/năm Hay theo các nghiên cứu đánh giá tác động của yêu cầu tối thiểu về vốn cao hơn tại các quốc gia đang phát triển như Philipines hay Malaysia, tác động của sự tăng lên 1% trong yêu cầu về vốn dẫn đến sự sụt giảm 0,01%/năm trong GDP thực tế (đối với Philipines) hay 0,5%/năm (đối với Malaysia)
Khó khăn thứ hai trong việc ứng dụng Hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các ngân hàng thương mại và kể cả đối
với cơ quan giám sát ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nhà nước. Thơng qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức tốn học và kiến thức quản trị.
Khó khăn thứ ba có thể kể đến là thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chun nghiệp. Bởi vì, theo Basel II, các ngân hàng thương mại phải dựa vào rất nhiều yếu tố
để có thể xác định hệ số rủi ro theo từng khoản mục tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này là kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng độc lập. Hiện nay thực tế là mỗi ngân hàng đang từng bước xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín nhiệm này chủ yếu phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thơng tin hay phổ biến rộng rãi bên ngồi. Từ đó dẫn đến tự ngân hàng nào ngân hàng đó mới lo. Vì thế, kết quả đánh giá cịn mang nặng yếu tố chủ quan, cảm giác hơn là khách quan. Ngồi ra, nó cịn dẫn đến những kết luận thiếu chính xác chỉ vì lý do thơng tin khơng đầy đủ. Ở Việt Nam, hiện tại có 3 tổ chức được xem là chuyên nghiệp nhất hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa được tổ chức quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Một là, trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) vừa có chức năng thu thập và cung cấp thơng tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, lại vừa thực hiện việc xếp loại tín dụng doanh nghiệp (theo Quyết định số 473/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 28/4/2004). Hai là, công ty thông tin và xếp hạng doanh nghiệp (C&R), mới thành lập năm 2004, được tách ra từ công ty Giải pháp Việt Nam, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s, ... Ba là, trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRVC) thuộc cơng ty phần mềm và truyền thông VASC, được ra đời vào ngày 4/6/2005. Tuy nhiên, các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá tín nhiệm theo đúng nghĩa bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ cung cấp các thơng tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, để xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp nhận rộng rãi cần có thời gian đáng kể. Chưa nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm sử dụng từ các tổ chức khác nhau chứ chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Sự vay mượn này sẽ ít nhiều gây khó khăn trong việc áp dụng vào tính tốn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Khó khăn thứ tư là vấn đề liên quan đến chuẩn mực báo cáo. Hiện nay, các ngân
hàng thương mại Việt Nam đang bối rối trong việc thực hiện theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Khi thực hiện báo cáo theo hai chuẩn mực này hoặc thuê các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập trong nước và ngồi nước đánh giá thì kết quả là rất khác biệt. Một ví dụ minh họa, là báo cáo cân đối kế toán của ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khi ngân hàng này thuê tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s xếp hạng. Điều này, thực sự gây khó khăn rất lớn cho các ngân hàng ở Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn mà Basel II đưa ra.
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHI ÁP DỤNG BASEL II VỀ AN TOÀN VỐN TẠI VIỆT NAM