Khuyến nghị khi áp dụng Basel II trong đảm bảo an toàn vốn của hệ thống

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 79 - 80)

Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng

5.1 Khuyến nghị khi áp dụng Basel II trong đảm bảo an toàn vốn của hệ thống

thống NHTM Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng lộ trình cụ thể hướng tới việc tính tốn và áp dụng tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu theo khuyến nghị của Basel. Theo đó, NHNN cần bổ sung và làm rõ hơn các khái niệm, cách tính tốn liên quan đến các loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động của NHTM. Các loại tài sản cấu thành nên vốn cấp 1 cấp 2 nên được xem xét chặt chẽ dần. Ngoài ra, những quy định liên quan đến các hệ số quy đổi rủi ro của một số tài sản và thiết lập các quỹ dự phịng tài chính nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro chu kì kinh tế cũng cần được nghiên cứu và ban hành. Dựa trên các đề xuất mà Basel đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu, NHNN xây dựng được khung tính tốn cụ thể trong việc xác định hệ số CAR cho các NHTM trong nước một cách phù hợp nhất với đặc điểm của các NHTM Việt Nam, đồng thời hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hai, hiện nay theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì các

NHTM Việt Nam phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%, tuy nhiên thực tế hiện nay các NHTM trên thế giới thường có hệ số CAR ở mức cao hơn, khoảng trên 12%. Một nghiên cứu về phân tích và quản trị tài chính của ADB năm 2005 (Financial Management and Analysis of Projects) kiến nghị rằng: đối với các nước OECD, hệ số CAR được áp dụng ở mức tối thiểu là 8%, còn đối với các nền kinh tế mới nổi, hệ số này nên là 12%. Điều này cho thấy quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu 9% của NHNN hiện nay vẫn chưa thật sự hợp lý, nhất là khi các định nghĩa mà NHNN đưa ra khi tính tốn hệ số này cịn lỏng lẻo và chưa tính tốn được hết các rủi ro mà các NHTM hay gặp phải. Do vậy, NHNN cần điều chỉnh các quy định liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn, dần tiến sát đến tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, xác định lại tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như đã đề cập ở trên là chưa đủ

vì thực tế, tỷ lệ an tồn vốn của các NHTM trong nước đang được tính tốn dựa theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Nếu tính tốn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ an tồn vốn của các NHTM có một sự sai lệch khá lớn. Đó là chưa kể đến việc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các NHTM Việt Nam nói riêng cũng chưa chắc đã áp dụng đúng và đầy đủ các chuẩn mực kế tốn trong nước. Vì vậy, muốn áp dụng các hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel thành công, hiệu quả tại Việt Nam, cần có những hệ

thống chuẩn mực kế toán mới cho ngân hàng tiếp cận gần với tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra, có thể tính tốn và xem xét cách áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel tích hợp trên hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam sao cho đảm bảo được mục đích và phù hợp với đề xuất của ủy ban Basel.

Thứ tư, Thông tư 36/2014/TT-NHNN tuy đã quy định hệ số rủi ro phù hợp với

các loại tài sản phù hợp khuyến nghị của Basel II tuy nhiên vẫn còn sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Thiết nghĩ, các quy định này cần được chi tiết theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại tài sản và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của các đối tượng. Chẳng hạn đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán hay đầu tư bất động sản, rõ ràng, các khoản vay khác nhau, tài sản đảm bảo khác nhau, cơ hội đầu tư khác nhau khơng thể có cùng mức an tồn như nhau. Thêm vào đó, trong khi quy định tại Basel II đã bỏ các đặc quyền về hệ số rủi ro dành cho các nước OECD thì Thơng tư 36 vẫn cịn một số ưu đãi dành cho các nước này.

Thứ năm, đưa ra cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mơ, đặc

điểm và phạm vi hoạt động khác nhau. Từ Basel II, các cách tiếp cận tăng vốn này đã được khuyến nghị, song Việt Nam lại chưa áp dụng mà mới chỉ ban hành cách tính mức độ đủ vốn chung cho các ngân hàng. Thiết nghĩ, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành mới đây cũng cần có những thay đổi, bổ sung những quy định này cho phù hợp với điều kiện riêng có của các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w