Bài học về các điều kiện áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 57 - 60)

Bảng 4.1 : Ke hoạch tăng vốn năm 2016 của một số ngân hàng

3.6 Bài học về các điều kiện áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel

3.6.1 Đối với các ngân hàng thương mại

Thứ nhất, cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện để đến năm 2020 phát triển

được hệ thống các NHTM đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

Thứ hai, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng theo nguyên

tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan. Để bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, một số NHTM có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật. Không áp dụng giải pháp phá sản NHTM theo quy định của Luật Phá sản trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thứ ba, thực hiện cơ cấu lại tồn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các

NHTM theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm cụ 40

Thứ năm, xây dựng lộ trình và các giải pháp cụ thể để hướng tới áp dụng đầy đủ

Basel II vào năm 2015 và Basel III vào năm 2020.

Thứ sáu, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin dữ liệu. Đây được xem là thách thức

lớn nhất của các TCTD trong nước do những giới hạn về chi phí và trình độ CNTT. Chất lượng của giai đoạn chuẩn bị đối với các TCTD sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư về cơng nghệ thông tin, hệ thống quản trị và thời gian triển khai các chuẩn mực của Basel. Giai đoạn chuẩn bị cơ sở dữ liệu, nếu khơng thực hiện tốt có thể làm các TCTD mất nhiều năm để có thể áp dụng được phương pháp IRB. Việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu khách hàng kéo theo yêu cầu đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ đồng bộ từ hệ thống ghi nhận thông tin khách hàng, khởi tạo, phê duyệt khoản vay, hệ thống ngân hàng lõi quản lý giao dịch, hệ thống quản lý hạn mức, quản lý tài sản bảo đảm cho đến hệ thống quản lý rủi ro, cảnh báo sớm, quản lý thu hồi và xử lý nợ, kho dữ liệu doanh nghiệp... Đây là một sự đầu tư lớn đòi hỏi các ngân hàng phải chuẩn bị tiềm lực tài chính cũng như nhân sự để triển khai.

Thứ bảy, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm

đạt được giới hạn khẩu vị rủi ro của tổ chức. Hiện nay, hầu hết hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đều tồn tại một số hạn chế: (i) Mơi trường kiểm sốt cịn nhiều yếu tố không thuận lợi cho KSNB; (ii) Việc nhận diện và đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế; (iii) Chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát của hoạt động kiểm soát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện, đánh giá và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Chưa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống văn bản nội bộ điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ; (iv) Các thông tin thu thập chưa đc sắp xếp, phân loại và (v) Kiểm toán nội bộ còn nhiều hạn chế, chưa kiểm tra hiệu quả, hiệu suất hoạt động kinh doanh, sớm phát hiện rủi ro đạo đức. Do vậy, thời gian tới, cần khắc phục được những yếu kém này nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.

3.6.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Theo hiệp ước Basel, ngân hàng Nhà nước là cơ quan giám sát ngân hàng, có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của hoạt động tồn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo xây dựng được cơ quan thanh tra giám sát có trình độ cao.

Thứ nhất, phải hồn thiện mơ hình bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và dần tạo được sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra này phải dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng của Uy ban Basel.

Thứ hai, phải có sự trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để nâng cao hiệu quả giám sát.

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ cả về số lượng và chất lượng nghiệp vụ cao, nắm rõ nội dung các hiệp ước Basel.

Thứ tư, xây dựng và triển khai khn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đánh giá tổng quan công tác thanh tra,giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uy ban Basel.

CHƯƠNG 4 : THựC TRẠNG VÀ NĂNG LựC ÁP DỤNG BASEL II CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II về an toàn vốn đối với NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 784 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w