2.3 Thực trạng hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
2.3.3 Nội dung quản trị RRTD
2.3.3.1 Nhận dạng RRTD.
a. Đối với một khoản tín dụng riêng lẻ : RRTD được nhận diện trong 2 giai đoạn
Giai đoạn cấp tín dụng.
Đây là giai đoạn ngân hàng nhận diện RRTD, từ đó đánh giá và quyết định cấp tín dụng. Theo quy định nội bộ, Agribank chỉ chấp nhận cấp tín dụng khi RRTD được xác định nằm trong khả năng chấp nhận của ngân hàng.
Sơ đồ 2.3: Quy trình nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ CBTD sẽ tiến hành thu thập thông tin và trực tiếp thẩm định 4 nội dụng: tư cách pháp lý của khách hàng. TSĐB. khả năng trả nợ và mục đích hiệu quả của phương án vay vốn. Kết quả thẩm định sẽ được nhập vào hệ thống chấm điểm và XHTD khách hàng để xác định hạng của khách hàng. Báo cáo chấm điểm của khách hàng phải bao gồm kết quả chấm điểm và xếp hạng của khách hàng. Từ đó làm
Nếu những khoản vay bắt buộc phải tái thẩm định thì bộ phận tái thẩm định sẽ có báo cáo tái thẩm định hồn tồn độc lập với báo cáo thẩm định và được báo cáo lên giám đốc chi nhánh trực tiếp cho vay quyết định. Báo cáo thẩm định/ tái thẩm định sẽ là căn cứ để chi nhánh xác định RRTD của khoản vay.
Giai đoạn đánh giá lại tín dung.
Để nhận diện và hiểu rõ RRTD của những khoản vay đã giải ngân, Agribank quy định tất cả các khoản vay còn dư nợ đều phải đánh giá định kỳ và đột xuất khi phát sinh các vấn đề cần đánh giá lại, tần suất đánh giá lại sẽ tùy thuộc vào chất lượng khoản vay được xác định kỳ trước đó. Lần này, ngân hàng sẽ đánh giá lại các nội dung cơ bản : hiệu quả sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình TSĐB. Từ đó đánh giá lại chính xác RRTD của khoản vay
Hiện nay việc nhận diện RRTD của các khoản vay được hỗ trợ bởi hệ thống chấm điểm và XHTD tự động của ngân hàng. Khi các thông tin liên quan được nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ tính điểm, xác định hạng khách hàng. Nếu phát hiện có RRTD, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để tăng cường kiểm tra. Theo quy định, việc đánh giá lại tín dụng sẽ giao cho CBTD trực tiếp quản lý khoản vay thực hiện.
b. Đối với danh mục tín dụng
Việc nhận diện RRTD của danh mục tín dụng được Agribank thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. Agribank tiến hành phân tích, đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị trí địa lý, sản phẩm (phương thức vay), hạng tín dụng, qui mơ tín dụng và thời hạn tín dụng hàng tháng, quí và năm. Trên cơ sở đó, xác định mức độ tập trung tín dụng theo từng tiêu chí và xác định các RRTD tiềm ẩn trong danh mục tín dụng.
2.3.3.2 Đo lường RRTD
Hiện nay, tại chi nhánh việc đo lường, đánh giá RRTD đối với từng khoản vay được thực hiện thông qua hệ thống XHTD nội bộ và phân loại nợ.
a. Hệ thống XHTD nội bộ.
Từ 2007 với Quyết định 1406/2007/QĐ - NHNN ngày 23/5/2007 “tiêu chí phân
loại khách hàng trong hệ thốngAgribank Việt nam” Agribank đã thực hiện đo lường
RRTD theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng trong toàn hệ thống. Năm 2011, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTDNB bằng Quyết định 1197/QĐ-NHNN -XLRR ngày 18/10/2011”Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank”.
Hiện nay, Agribank chấm điểm và xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên Module RM. Hệ thống vận hành trên nguyên tắc:
- Hệ thống xếp hạng được tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách hàng hàng ngày, hệ thống tự động tính điểm cho các tiêu chí theo qui định, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ. Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm, xếp hạng khách hàng của chi nhánh. Kết quả xếp hạng sau khi được Giám đốc chi nhánh phê duyệt sẽ báo cáo về TSC thơng qua Trung tâm phịng ngừa và xử lý rủi ro. Tại TSC, kết quả xếp hạng là cơ sở để trích lập dự phịng RRTD cho tồn hệ thống cũng như được báo cáo và lưu trữ phục vụ cho công tác quản trị RRTD.
- Hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng: hàng năm Chi nhánh tự tổ chức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, đồng thời chịu sự giám sát của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và Bộ phận KT-KSNB.
Qui định cơ bản về chấm điểm và XHTDNB tại Agribank
Đối tượng xếp hang: khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Agribank.
Bao gồm:Tổ chức kinh tế, định chế tài chính và nhân/hộ (khơng xếp hạng với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức khơng có báo cáo tài chính)
Kỳ xếp hang: Agribank thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quí theo qui định của
NHNN. Tuy nhiên, hệ thống yêu cầu phải chấm điểm và xếp hạng ngay khi Khách hàng đặt quan hệ tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thơng tin.
Hê thống hang khách hàng
Hiện nay hệ thống hạng khách hàng của Agribank bao gồm 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm
Điểm tổng hợp = ∑(Biem từng nhóm chỉ tiêu x Trọng số từng nhóm chỉ tiêu)
Ọuy trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng
Tại Agribank hiện nay đã xây dựng qui trình chấm điểm và xếp hạng cho 3 nhóm khách hàng: tổ chức kinh tế, định chế tài chính và khách hàng cá nhân/hộ, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã được qui định đối với từng loại khách hàng. (Phụ lục 1.1)
b. Phân loại nợ
Trước năm 2012, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng (theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN). Ngày 27/7/2011, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank được NHNN chấp thuận cho phép phân loại nợ theo phương pháp định tính. Để có qui định và hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ trong toàn hệ thống, ngày 30/3/2012 Agribank ban hành quyết định 469/2012/QĐ-HĐTV-XLRR về “qui định phân loại nợ và trích dự phịng RRTD trong hệ thống Agribank” trên nền tảng là Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN ban hành. Theo quyết định này, Agribank thực hiện kết hợp phân loại nợ theo định tính và định lượng. Trong đó phân loại theo phương pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ với lộ trình áp dụng:
Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính áp dụng từ quí 1/2012 Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng áp dụng từ q III/2012 Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng áp dụng từ quí III/2013
Ngày 21/01/2013 NHNN đã ban hành Thơng tư 02/2013/TT-NHNN, có hiệu lực từ 12/4/2015. Để thực hiện Thơng tư 02, trước đó ngày 30/5/2014 Agribank đã ban hành Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR theo đúng tinh thần Thông tư 02. Theo quyết định 450, Agribank phân loại nợ kết hợp 2 phương pháp định tính và định lượng như sau :
- Căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản vay
- Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ/ miễn (giảm) lãi
- Căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ của Agribank (Phụ lục 1.2)
trên cơ sở xem xét, đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị trí địa lý, sản phẩm (phương thức vay), hạng tín dụng, qui mơ tín dụng và thời hạn tín dụng hàng tháng, quí và năm. Khi có kết quả XHTDNB và phân loại nợ, Agribank tiến hành đánh giá lại mức độ tập trung tín dụng và RRTD của danh mục. Trong trường hợp rủi ro vượt quá khả năng chấp nhận, Agribank tiến hành điều chỉnh cơ cấu danh mục nhằm phân tán và giảm RRTD.
2.3.3.3 Kiểm soát RRTD
Việc kiểm soát RRTD tại Agribank được thực hiện ngay khi ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay vẫn cịn dư nợ trong tồn hệ thống.
a. Giai đoan thẩm định tín dung:
Hoạt động cấp tín dụng trong tồn hệ thống Agribank được thực hiện theo Quyết định 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN và Quyết định 376/2013/ QĐ-HĐTV-KHDN. Theo quy định của văn bản trên, chi nhánh đã có những quy định cụ thể về điều kiện tín dụng và đảm bảo tín dụng đối với từng sản phẩm tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể theo khẩu vị rủi ro mà chi nhánh chấp nhận được.
CBTD tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm thẩm định, sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro của chi nhánh đã đặt ra. Quyết định thẩm định sẽ được báo lên Trưởng phịng tín dụng tại chi nhánh để kiểm tra và cho ý kiến về việc cho vay hay khơng sau đó sẽ trình lên để Giám đốc chi nhánh để phê duyệt. Trong một số trường hợp, Giám đốc chi nhánh sẽ yêu cầu tái thẩm định khoản vay trước khi phê duyệt, khi đó việc tái thẩm định sẽ được thực hiện độc lập bởi nhóm thẩm định do giám đốc chi nhánh chỉ định. Đối với những khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết sẽ được tái thẩm định ở cấp được quyền phán quyết trước khi phê duyệt.
b. Giai đoạn phê duyệt tín dụng: Để có thể kiểm sốt RRTD, đặc biệt là những
khoản vay có qui mơ lớn, thời hạn dài, nguy cơ RRTD cao, Agribank đã có qui định cụ thể về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (hiện nay thực hiện theo Quyết định 31/2014/QĐ-HĐTV-KHDN). Theo đó thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong hệ thống Agribank bao gồm: Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3 Tổng giám đốc và HĐTV. Đối với Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3 quyền phán quyết căn cứ vào hạng của khách hàng vay, qui mô dư nợ của Chi nhánh (phịng giao dịch) năm liền kề trước đó, chất lượng tín dụng của Chi nhánh (phịng giao dịch) năm liền kề trước đó và qui mơ khoản vay.
Trong đó quyền phán quyết cao nhất của Giám đốc phịng giao dịch không vượt quá là 2 tỷ/ khách hàng. Giám đốc chi nhánh loại 1, 2 là 150 tỷ/ khách hàng, 100 tỷ/ dự án đầu tư, Giám đốc chi nhánh loại 3 là 30 tỷ/ khách hàng, 20 tỷ/ dự án đầu tư, Tổng giám đốc là 1000 tỷ/ khách hàng, 500 tỷ/dự án đầu tư. Các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết do HĐTV phán quyết. Các khoản vay với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank phải được Thống đốc NHNN cho phép.
c. Giai đoan giải ngân : Agribank ban hành qui trình, thủ tục giải ngân nhằm
đảm bảo việc giải ngân thực hiện đúng theo thuận hợp đồng tín dụng đã ký kết, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giải ngân.
Mỗi lần giải ngân khách hàng phải xuất trình chứng từ giải ngân là các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng hồn thiện bộ chứng từ giải ngân theo yêu cầu của Agribank và trình lên Trưởng phịng tín dụng.
Trưởng phịng tín dụng kiểm tra các điều kiện và các chứng từ giải ngân sau đó cho ý kiến của mình: đồng ý, u cầu bổ sung chứng từ hoặc từ chối (nếu từ chối phải nêu lý do từ chối). Sau đó trình lên Lãnh đạo ngân hàng ký duyệt. Như vậy với yêu cầu tuân thủ qui trình, thủ tục giải ngân, tại các Chi nhánh của Agribank có thể kiểm sốt được việc giải ngân của khách hàng, đảm bảo tuân thủ hợp đồng tín dụng đã ký kết.
d. Giai đoan giâm sát và thu nơ: giai đoạn này trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc
sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình TSBĐ, trong trường hợp phát hiện rủi ro, CBTD phải báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có phương án xử lý, nhằm kiểm soát RRTD trong giới hạn cho phép.
• Đối với TSBĐ: trong trường hợp TSBĐ khơng cịn đáp ứng các điều kiện theo qui định tại ngân hàng, Agribank sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro phát sinh như: yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo qui định (kiểm tra phát hiện hồ sơ TSBĐ còn chưa đầy đủ), bổ sung TSBĐ (giá trị TSBĐ không đủ để bảo đảm cho khoản vay) hoặc thay thế TSBĐ (TSBĐ mất giá trị, hư hỏng).
• Đối với khoản vay: Trường hợp phát hiện khoản vay có nguy cơ RRTD: sử dụng vốn sai mục đích, việc thực hiện kế hoạch sử dụng vốn không đúng kế hoạch, khả năng trả nợ của khách hàng giảm.. .Agribank sử dụng các công cụ, các kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế RRTD và tổn thất. Có thể nói giai đoạn 2010-2015 đặc biệt từ năm 2012 đến 2014 là giai đoạn bùng phát RRTD tại Agribank. Trước tình hình đó, lãnh đạo Agribank đã quyết tâm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu: Thành lập Ban
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ xấu 78 98 82
xử lý nợ từng chi nhánh bao gồm các CBTD có năng lực và kinh nghiệm; Rà sốt lại tất cả các khoản nợ, đánh giá nguyên nhân rủi ro, khả năng thu hồi và lập kế hoạch chi tiết xử lý đối với từng khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Các biện pháp xử lý RRTD như : thanh lý TSĐB, bán nợ cho VAMC AMC hoặc DATC, miễn giảm lãi tiền vay, sử dụng dự phòng RRTD.
2.3.3.4 Giám sát
a. Giám sát và báo cáo RRTD của bộ phận quản lý nợ
Tại Agribank CBTD trực tiếp quản lý khoản vay có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay để phát hiện sớm RRTD. Theo qui định hiện nay, lần kiểm tra đầu tiên CBTD phải thực hiện ngay trong vòng 30 ngày (khách hàng ở các Khu đô thị) hoặc 60 ngày (khách hàng ở khu vực nông thôn).
Nội dung kiểm tra, giám sát: tiến độ thực hiện phương án/dự án vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, hiện trạng TSBĐ, nguồn thu nhập và khả năng tài chính của khách hàng vay, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Sau lần kiểm tra đầu tiên, theo định kỳ hoặc khi có các sự kiện tác động đến chất lượng khoản vay CBTD phải kiểm tra, giám sát để đánh giá chính xác và kịp thời khả năng phát sinh RRTD. Hằng năm, CBTD phải lập báo cáo chính thức gửi lên Giám đốc Chi nhánh về kết quả kiểm tra, giám sát trong năm. Trong đó phải đánh giá những thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét mức độ phù hợp giữa RRTD với chiến lược quản lý RRTD của Agribank. Ngoài ra, theo qui định, trong q trình kiểm tra, giám sát CBTD thấy có dấu hiệu phát sinh hoặc tăng rủi ro, phải báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Chi nhánh.
Đối với danh mục tín dụng, hàng tháng Phịng tín dụng tại Chi nhánh trực tiếp đánh giá tình hình danh mục tín dụng của chi nhánh và báo cáo lên Giám đốc Chi nhánh, Ban tín dụng báo cáo tình hình danh mục tín dụng tồn hệ thống với Tổng giám đốc. Trong báo cáo phải đánh giá cụ thể: tổng thu, lợi nhuận từ danh mục, dư nợ quá hạn, kết quả thu hồi nợ và các thông tin liên quan.
b. Giám sát và báo cáo RRTD của KT - KS nội bộ
Tại Chi nhánh, KT-KSNB thực hiện kiểm tra, giám sát RRTD trong phạm vi chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Theo qui định, KT-KSNB tại các chi nhánh được thực hiện thường xuyên, KT-KSNB cấp trên thực hiện kiểm tra, đánh giá KT- KSNB cấp dưới định kỳ hàng năm. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua