3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát
3.2.3 Đánh giá lại quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng công tác thẩm
thẩm định
Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong hạn chế các sai sót, rủi ro khi cho và và nâng cao chất lượng của khoản vay. Do vậy địi hỏi bộ phận tín dụng phải thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án SXKD, giải ngân cho đến quản lý và thu hồi nợ. Do điều kiện kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp ln thay đổi nên địi hỏi phải thường xun đánh giá lại quy trình tín dụng để điều chỉnh bổ sung theo sự thay đổi của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
a. Các yếu tố cần thẩm định đối với từng khoản vay để làm cơ sở thu thập thông tin.
Các yếu tố cần thẩm định là : Thẩm định khách hàng, thẩm định và phân tích khoản vay để xác định năng lực trả nợ của khách hàng, dự báo những rủi ro tiềm ẩn từ đó đề ra biện pháp quản lý khách hàng để phịng ngừa và hạn chế rủi ro.
Vì mỗi khoản vay đều có tính chất đặc thù do đố ngồi các yếu tố cần thẩm định theo quy trình như hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn; năng lực tài chính; năng lực SXKD; tính khả thi của dự án, của phương án SXKD, thì đối với từng khoản vay cụ thể ngân hàng cần thẩm định thêm các yếu tố như :
- Đối với cho vay theo dự án đầu tư thì phải xét dự án có phù hợp với hồn cảnh kinh tế không, các sản phẩm và đối tượng cạnh tranh trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà dự án tạo ra so với các sản phẩm hiện có của thị trường, chất lượng sản phẩm mà dự án tạo ra so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm, các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến dự án...
- Đối với cho vay tín chấp là các cán bộ cơng nhân viên khơng có đảm bảo bằng tài sản mà trả nợ bằng thu nhập thì phải là các cán bộ cơng nhân viên có hợp đồng dài hạn, có uy tín, có nguồn thu nhập tương đối thường xuyên và phải được cơ quan xác nhận.
Thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay.
Phải thẩm định kỹ tính pháp lý của khoản vay vì cho vay cá thể khơng đủ năng lực hành vi, tổ chức thiếu năng lực pháp nhân, người đại diện không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng, mục đích vay vốn khơng hợp pháp, TSĐB khơng đủ điều kiện thế chấp, khơng đăng ký TSĐB... là những rủi ro có khả năng gây tổn hại nặng nề cho ngân hàng vì vậy cần phải thẩm định tính pháp lý của khoản vay một cách cẩn thận.
Phân tích và đánh giá NLTC và NLKD của khách hàng
Đánh giá NLTC của khách hàng: sẽ giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động SXKD, thực trạng về khả năng thanh tốn của khách hàng thơng qua phân tích các chỉ tiêu về TSC, TSN, cơ cấu vốn; phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn để đánh giá tính cân đói của việc sử dụng khoản vay và vốn tự có của mình; phân tích các chỉ tiêu vịng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, danh thu trên tổng tài sản để đánh giá khả năng triển vọng của khách hàng; phân tích các chỉ tiêu hệ số nợ để đánh giá rủi ro tài chính; phân tích các chỉ tiêu thu nhập để đánh giá các hiệu quả hoạt động.
Đánh giá NLKD của khách hàng: được phân tích thơng qua các u tố như máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện có, các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động, các yếu tố đầu ra trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị phần chiếm linh, giá cả, chất lượng sản phẩm. để đánh giá về thực trạng và triển vọng kinh doanh của khách hàng. Trên cơ sở đó dự báo về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.. Đánh giá NLKD của khách hàng lớn cần phân tích thêm về chiến lược kinh doanh mà khách hàng đã đề ra : chiến lược hoạch định cung cấp nguyên vật liệu, chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, chiến lược xây dựng thương hiệu,.
Thu thập và đánh giá các thông tin phi tài chính
Phân tích thơng tin phi tài chính giúp ngân hàng xác định được thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng đối với khoản vay. Cần xem xét thơng tin tài chính và phi tài chính mới đủ điều kiện để ngân hàng ra quyết định có nên cho khách hàng vay hay khơng. Thơng thường phân tích thơng tin phi tài chính sẽ thơng qua các các thơng tin
về: chất lượng và khả năng điều hành của bộ máy quản lý; uy tín của doanh nghiệp trong giao dịch với ngân hàng; các yếu tố phản ánh từ bên ngồi.
Phân tích thơng tin về chất lượng và khả năng điều hành của BMQL doanh nghiệp thơng qua: vị trí của bộ máy lãnh đạo đối với người lao động để đánh giá và nhận xét khả năng điều hành của bộ máy lãnh đạo. Thu thập và phân tích các thơng tin về trình độ chun mơn và kinh nghiệm của bộ máy quản lý có đủ khả năng để đáp ứng u cầu cơng việc hay khơng. Ngồi ra cịn đánh giá chất lượng và khả năng của BMQL thơng qua các chính sách về SXKD của doanh nghiệp như chiến lược về khách hàng; định hướng phát triển của doanh nghiệp; phương án SXKD; chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Phân tích và đánh giá về uy tín khách hàng thơng qua các thơng tin về giao dịch với ngân hàng trong ba năm gần nhất: khách hàng có quan hệ tín dụng sịng phẳng khơng? Có sử dụng vốn vay đúng mục đích khơng ? Có thực hiện đúng cam kết với ngân hàng khơng ?...
b. Nâng cao chất lượng thẩm định
Thẩm định là khâu quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác từ đó nâng cao chất lượng khoản vay đam bảo cho mục tiêu tăng trưởng gắn liền với hiệu quả tín dụng vững chắc. Để nâng cao chất lượng thẩm định cần phải chú ý thực hiện đầy đủ và chính xác các bước trong quy trình thẩm định còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong cơng tác thẩm định có trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp để có quyết định cho vay vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng lại đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng thẩm định đảm bảo tính độc lập khách quan và chuyên nghiệp. Tích cực khai thác và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là thông tin từ thị trường thông tin từ CIC và các cơ quan chuyên môn... chú trọng kỹ thuật phân tích để đánh giá khả năng thanh tốn của khách hàng, hiệu quả của dự án đầu tư.
c. Tăng cường giám sát chặt chẽ khoản vay.
Sau khi cấp tín dụng, ngân hàng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Mục đích của việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc khách hàng sử dụng vón vay sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời việc thực hiện kiểm tra thường
xuyên sẽ giúp ngân hàng giám sát và quản lý được dòng luân chuyển vốn vay để thu hồi nợ sau chu kỳ luân chuyển nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao
Do đặc thù kinh doanh của các khách hàng vay hết sức đa dạng nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay cũng rất phức tạp đòi hỏi CBTD phải phát huy tinh thần trách nhiệm, khôn khéo và chủ động lựa chọn phương pháp và thời điểm kiểm tra thích hợp. Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh vốn vay thì định kỳ hàng tháng các CBTD tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay một lần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết qua đó kiểm tra tình hình SXKD của doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh.
Định kỳ hàng năm phải phân tích đánh giá từng ngành hàng từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để định hướng đầu tư tín dụng phù hợp với hiện tại cũng như lâu dài để đảm bảo an tồn hiệu quả. Thực hiện chính sách khách hàng, ngành hàng có chọn lọc để nâng cao chất lượng tín dụng.