.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nghệ an khoá luận tốt nghiệp 563 (Trang 33 - 37)

Q trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Dựa trên tầm quan trọng và mức độ ảnh huởng, nghiên cứu tập trung ba yếu tố sau: Nhà lãnh đạo; Nhận thức của nhân viên; Cơ chế, chính sách của tổ chức.

1.4.1. Nhà Lãnh đạo

Nhà lãnh đạo không chỉ là nguời quyết định cơ cấu tổ chức và cơng nghệ của doanh nghiệp, mà cịn là nguời sáng tạo ra các biểu tuợng, các ý thức hệ, ngôn ngữ. niềm tin. nghi lễ và huyền thoại. của doanh nghiệp, là nguời ghi lại dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp. Qua q trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp: hệ tu tuởng, tính cách và triết lý riêng của nhà lãnh đạo sẽ đuợc phản chiếu lên văn hoá doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo, điều này có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với một trong hai tình huống sau: (1 ) doanh nghiệp sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, với những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đuờng huờng chiến luợc phát triển. những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hoá doanh nghiệp; (2) nhà lãnh đạo mới vẫn giữ nguyên đuờng lối chiến luợc cũ, bộ máy nhân sự khơng có những thay đổi quan trọng. Tuy nhiên, kể cả trong tình huống này, văn hố doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi. Bởi vì văn hố doanh nghiệp bản thân

*Khóa luận tốt nghiệp

nó là tấm gương phản chiếu phong cách, tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp. Hai nhà lãnh đạo khác nhau thì tất yếu những giá trị mà họ tạo ra cũng sẽ khác nhau. Phong cách lãnh đạo có thể là độc đốn, tự do hay dân chủ? Lãnh đạo có chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa hay khơng? Với từng phong cách lãnh đạo, sự phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ có những nét độc đáo và được phát triển theo hướng đặc sắc riêng.

Xem xét mức độ ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu các biểu hiện cơ bản sau:

- Lãnh đạo là người rất nhạy cảm trong kinh doanh, có kinh nghiệm và năng lực làm việc;

- Lãnh đạo nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng;

- Lãnh đạo chú trọng và quan tâm đặc biệt đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kiến thức về VHDN;

- Lãnh đạo biết lắng nghe ý kiến phải hồi và công bằng giữa các nhân viên.

1.4.2. Nhận thức của nhân viên

Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp vì nhân viên chính là những người thực hiện và tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa doanh nghiệp, đồng thời cũng chính họ là người kiểm nghiệm những giá trị văn hóa trong tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị cơ bản nhất mà tất cả những thành viên trong doanh nghiệp cho là đúng và thống nhất thực hiện. Những giá trị này được các thành viên đem đến khi họ tham gia vào một hệ thống doanh nghiệp. Các đặc điểm này khơng mất đi mà dần biến đổi và thích nghi với mơi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, hình thành nhận thức của nhân viên là một q trình, rất khó để thay đổi nó, và muốn thay đổi phải có thời gian rất dài. Do đó nếu nhân viên có nhận thức đúng đắn thì việc tn theo những giá trị văn hóa đó, bảo tồn và duy trì nó cũng dễ dàng hơn. Nếu nhận thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp tốt thì nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển xây dựng văn

*Khóa luận tốt nghiệp

thấy thực sự hãnh diện, cảm thấy tự hào vì là một thành viên trong tổ chức đó thì họ sẽ coi doanh nghiệp, tổ chức là môi trường để họ cống hiến và phát huy mọi năng lực và ngược lại. Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của đội ngũ nhân viên đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu dưới các khía cạnh sau:

- Nhân viên hiểu rõ chiến lược & mục tiêu phát triển của Ngân hàng trong từng giai đoạn;

- Nhân viên luôn niềm nở, sẵn sàng phục vụ khách hàng và biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi đón nhận lời phàn nàn của khách;

- Nhân viên luôn tôn trọng, biết lắng nghe, học hỏi, phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, cuộc sống;

- Nhiệt tình, có trách nhiệm, thực hiện đúng quy trình và các quy định khác của Ngân hàng là tôn chỉ làm việc của nhân viên;

- Nhân viên biết rõ rủi ro đạo đức tại vị trí cơng việc mà mình đảm nhận.

1.4.3. Cơ chế, chính sách của tổ chức

Cơ chế, chính sách của tổ chức có ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp của tổ chức đó. Cụ thể: cơ chế, chính sách quyết định nên mơi trường làm việc thoải mái hay nghiêm ngặt, cách thức làm việc quy củ hay lộn xộn, đặc biệt nó có thể tạo động lực và cũng có thể áp lực trong cơng việc cho nhân viên. Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của đội ngũ nhân viên đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu dưới các khía cạnh sau:

- Ngân hàng không ngừng cung cấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi và phát triển của khách hàng;

- Ngân hàng tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội được học tập nâng cao trình độ và làm việc trong mơi trường bình đẳng;

- Ngân hàng ln chia sẻ và có chính sách giúp đỡ nhân viên khi gia đình nhân viên gặp khó khăn về tinh thần & vật chất;

- Quyền lợi, chế độ, phúc lợi của nhân viên luôn được đảm bảo.

*Khóa luận tốt nghiệp

TỔNG KẾT CHƯƠNG I

Chương I đã khái quát lại những cơ sở lý luận chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, thơng qua những lý luận đó để có thể hiểu hơn về mối quan hệ giữa các thành phần tạo dựng nên mối quan hệ đó: là văn hóa doanh nghiệp, con người trong doanh nghiệp và sự phát triển của nền văn hóa đó. Văn hóa doanh nghiệp giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển và định hướng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp - tự bản thân nó chính là nguồn lực mạnh mẽ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp khơng tồn tại độc lập, mà hoạt động xây dựng và phát triển nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngồi. Vì thế mà muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức thì cần phải chú ý tới tất cả các yếu tố, thay đổi những yếu tố chủ quan, thích nghi với các yếu tố khách quan để phù hợp với mục đích xây dựng. Có rất nhiều mơ hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của các tác giả khác nhau, nhưng bởi những ưu điểm và sự tương đồng trong cách tiếp cận nên em lựa chọn sử dụng mơ hình của Edgar H.Schein trong nội dung của khóa luận này.

Trong sự cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những lợi thế cạnh tranh, tùy thuộc vào năng lực của mình, và văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

*Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nghệ an khoá luận tốt nghiệp 563 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w