Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 65)

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, hai phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng là điều tra xã hội học và thảo luận nhóm tập trung.

2.3.1.1. Phương pháp điều tra xã hội học

Đối với phƣơng pháp điều tra xã hội học, học viên thiết kế bảng khảo sát dựa trên các nội dung lý thuyết về hoạt động KSNB và gửi đến các DNNVV theo đƣờng bƣu điện và thƣ điện tử.

Các câu hỏi khảo sát tập trung vào:

- Thông tin chung về DNNVV;

- Hiểu biết của DNNVV và thực tiễn áp dụng KSNB

- Ý kiến của DNNVV về các biện pháp hỗ trợ họ tốt nhất trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống KSNB.

Đối tƣợng trả lời khảo sát là thành viên Ban giám đốc hoặc cán bộ quản lý phụ trách các bộ phận, đặc biệt là bộ phận KSNB của doanh nghiệp. Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội với nhiều loại hình sở hữu, quy mơ, cơ cấu, ngành nghề và thời gian hoạt động khác nhau (từ 1 năm trở lên). Các DNNVV đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách hội viên của Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI).

2.3.1.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

Cao học viên thực hiện hai cuộc thảo luận nhóm tập trung với các nhà quản lý của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Hai cuộc thảo luận nhóm đƣợc thực hiện tại Hà Nội trƣớc khi tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu, đánh giá các DNNVV ở Việt Nam nói chung về nhận thức và hiện trạng áp dụng KSNB. Những ý kiến phản hồi trực tiếp từ các nhà quản lý doanh nghiệp đã giúp định hƣớng và thiết kế khảo sát phản ánh rõ bối cảnh doanh nghiệp địa phƣơng. Hai cuộc thảo luận nhóm khác cũng đƣợc thực hiện tại địa bàn Hà Nội vào thời điểm ngay sau khi khung nghiên cứu đƣợc hồn tất và có các kết quả khảo sát sơ bộ. Mục tiêu của các cuộc thảo luận nhóm này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kết quả khảo sát cũng nhƣ lấy ý kiến của các DNNVV về các biện pháp khả thi thúc đẩy việc thực hiện cũng nhƣ hiệu quả áp dụng KSNB tại các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Đãcó 15 doanh nghiệp tham gia các cuộc thảo luận nhóm thuộc các loại hình và sở hữu vốn khác nhau.

2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong nghiên cứu này, học viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và khảo sát đƣợc tổng hợp, phân tích để đƣa ra các nhận định chính cho vấn đề cần nghiên cứu. Số liệu khảo sát định lƣợng đƣợc phân tích thơng qua phƣơng pháp thống kê mô tả và kỹ thuật so sánh giữa các nhóm. Các số liệu định tính từ nghiên cứu tài liệu, các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với các đối tƣợng khác nhau đãđƣợc tổng hợp, phân loại theo từng chủ đề/nội dung và đƣợc dùng để phát hiện ra các vấn đề cần nghiên cứu, làm minh chứng, so sánh và làm rõ hơn các ý kiến, nhận định thu đƣợc từ phân tích kết quả khảo sát bằng bảng hỏi.

Với bảng hỏi khảo sát, học viênđã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh giữa các nhómđể đƣa ra các nhận định chính của vấn đề nghiên cứu.

Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng chủ yếu để mô tả về mẫu của khảo sát (nhƣ loại hình doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp), nhận thức cũng nhƣ mức độ áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp và mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp. Việc này đƣợc tính tốn chủ yếu bằng tần suất (là tỉ số giữa tần số - số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu – và kích thƣớc mẫu) và thể hiện thông qua các biểu đồ/đồ thị. Việc đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật của doanh nghiệp cũng đƣợc tính tốn bằng tần suất trong các hoạt động có tƣơng tác với cơ quan nhà nƣớc và đối tác kinh doanh.

Thống kê so sánh nhóm cũng là một kỹ thuật rất quan trọng giúp trả lời câu hỏi liệu các doanh nghiệp khác nhau về quy mô, cơ cấu sở hữu thì việc áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật

có giống nhau hay khơng. Điểm trung bình cho 5 yếu tố của kiểm sốt nội bộ cho các vấn đề tn thủ đƣợc tính tốn. Sau đó, mức điểm này đãđƣợc so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp hoàn toàn vốn tƣ nhân trong nƣớc và các tập đoàn đa quốc gia) và giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau (nhỏ, vừa, lớn) để giúp có bức tranh tổng quát hơn về thực trạng áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và tuân thủ các quy định pháp luật của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w