Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 2015

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của NH TMCP sài gòn thương tín saccombank khoá luận tốt nghiệp 489 (Trang 29)

Từ TCKT 20,50

3 15.60% 25,030 15.40% 39,409 15.20% Từ đối tượng khác 1,18

trọng trọng Tổng dư nợ cho vay KH 107,84

8 % 100 124,576 100% 183,629 100% Cho vay KHCN 43,24 7 40.10 % 56,184 45.10% 89,06 0 48.50% Cho vay các TCKT 64,60 1 59.90 % 68,392 54.90% 94,56 9 51.50%

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank

Vốn là yếu tố đầu tiên, quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng, từ đó quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Xác định được điều đó, Sacombank coi việc khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. Sacombank đã thực hiện nhiều biện pháp linh hoạt lãi suất, tăng cường quảng bá sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại, tập trung cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.. .nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng tác huy động vốn.

Từ bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Sacombank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2013 - 2015.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Năm 2014, nguồn vốn huy động đã tăng lên là 162,534 tỷ đồng (tương đương tăng 23.67%) so với năm 2013.

- Năm 2015, nguồn vốn huy động là 259,269 tỷ đồng (tương đương tăng 59.62%) so với năm 2014. Ta thấy, năm 2015, nguồn vốn huy động của Sacombank có sự tăng

trưởng mạnh mẽ, tăng 35.6% so với kế hoạch đề ra là 191,200 tỷ đồng. Nguyên nhân

là do năm 2015, ngân hàng Southernbank đã chính thức sáp nhập vào

Sacombank. Với

sự sáp nhập này đã làm cho quy mô hoạt động của Sacombank tăng lên.

Huy động vốn từ KHCN cũng tăng khá nhanh, năm 2015 là 219,082 tỷ đồng ( tăng 60.47% so với năm 2014 và tăng 99.63% so với năm 2013). Bên cạnh đó, huy động vốn từ KHDN cũng tăng 57.44% so với năm 2014. Chứng tỏ rằng trong những năm qua, nguồn vốn của ngân hàng đã được cơ cấu theo hướng tích cực. Sacombank đã khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ KHCN và KHDN, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường. Nhờ vậy, số dư huy động tăng đều qua các năm, làm nền tảng tốt cho các hoạt động kinh doanh khác bằng VNĐ phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Giá trị Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%) Tổng thu nhập 7,359 8,123 10.38% 8,564 5.43%

Tổng chi phí 4,088 4,320 5.68% 4,862 12.55% Trích DPRR 434 962 121.66% 2,132 121.62%

LNTT 2,838 2,851 0.46% 1,570 -44.93%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank

Mặc dù thị trường ngân hàng giai đoạn 2013 - 2015 vẫn cịn nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt giữ các NHTM. Tuy nhiên với sự tin tưởng của khách hàng, ngân hàng không những đạt mức tăng trưởng về số dư huy động mà dư nợ cho vay cũng tăng liên tục.

- Năm 2013 đánh dấu cột mốc quan trọng của Sacombank trong việc kiên trì theo đuổi chiến lược NHBL, phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên nền tảng bộ máy hoạt động và mạng lưới kinh doanh được xây dựng bài bản và có tính hệ thống trong

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

suốt 22 năm qua. Dư nợ cho vay năm 2013 của Sacombank là 107,848 tỷ, trong đó cho vay KHCN đạt 43,247 tỷ và cho vay KHDN đạt 64,601 tỷ đồng.

- Năm 2014, tiếp tục kiên định theo mục tiêu đề ra, kết quả hoạt động tín dụng của Sacombank tiếp tục đạt được những con số ấn tượng. Dư nợ cho vay đạt 124,567

tỷ (tương đương mức tăng 15.5%) so với năm 2013, trong đó cho vay KHCN đạt 56,184 tỷ và cho vay KHDN đạt 68,392 tỷ đồng.

- Tính đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đạt 183,629 tỷ đồng, tăng 47.4% so với năm 2014 và tăng 70.27 % so với năm 2013. Trong đó, dư nợ cho vay KHCN là 89,060 tỷ và cho vay KHDN là 94,569 tỷ đồng.

Cơ cấu cho vay của Sacombank cũng có sự chuyển dịch nhanh đối tượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, khi tỷ trọng cho vay KHCN năm 2013 chỉ chiếm 40.1% thì năm 2014 đã tăng lên 45.1% và đến năm 2015 tỷ trọng đã là 48.5%, mức dư nợ cho vay đạt 89,060 tỷ đồng. Tuy nhiên phần lớn hoạt động cho vay của Sacombank vẫn tập trung vào các đối tượng là các TCKT, mặc dù có sự giảm nhẹ nhưng tỷ trọng cho vay các TCKT vẫn chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay. Cho thấy Sacombank đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình theo xu hướng kinh doanh bán lẻ phù hợp với định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020 trở thành NHBL hiện đại, đa năng hàng đầu Việt

Nam và khu vực.

2.1.3.3. Ket quả hoạt động kinh doanh Sacombank giai đoạn 2013 - 2015

Kiên định theo các mục tiêu chiến lược đã đề ra, tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank đã đạt được những kết quả ấn tượng giai đoạn 2013 - 2015Đơn vị: tỷ đồng

Qua bảng trên ta có thể thấy, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Sacombank không ngừng gia tăng qua các năm 2013 - 2015.

- Năm 2013, tổng thu nhập đạt 7,359 tỷ đồng, với tổng chi phí là 4,088 tỷ đồng và trích lập dự phịng rủi ro là 434 tỷ, ngân hàng đã đạt lợi nhuận trước thuế là 2,838 tỷ đồng.

- Năm 2014, là một năm khá thành công trong hoạt động kinh doanh của Sacombank, khi tổng thu nhập tăng lên đến 8,123 tỷ đồng (tương đương mức tăng

10.38%) trong khi chi phí chỉ tăng lên đến 4,320 tỷ đồng (tương đương mức tăng

5.68%). Qua đây cho thấy, cơng tác quản lý chi phí của ngân hàng tốt hơn, ngân hàng

khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực mình có về cơng nghệ, về nhân lực,... - Năm 2015, cũng là một năm thành công của Sacombank, khi mà tổng thu nhập

không ngừng gia tăng, lên đến 8,564 tỷ đồng (tương đương mức tăng 5.43%). Tuy

nhiên chi phí trong năm 2015 lại tăng khá lớn lên đến 4,852 tỷ đồng ( tương đương

mức tăng 12.55%). Nguyên nhân của việc gia tăng chi phí này khơng phải là do cơng

tác quản lý chi phí giảm xuống mà là do sự kiện 10/2015, khi mà Southern Bank chính

thức sáp nhập vào Sacombank đã làm gia tăng thêm các khoản chi phí cho Sacombank

như các khoản chi phí chuyển đổi tài sản, nhân công, giải quyết công nợ, .Tuy nhiên

triển vọng trong các năm tiếp theo, với sự mở rộng về quy mô, hoạt động kinh doanh

luôn kiên định theo các mục tiêu đã đề ra thì chắc chắn kết quả kinh doanh của Sacombank sẽ đạt được những kết quả như đã đặt ra.

Theo quy định của NHNN, các NHTM phải tiến hành trích lập dự phịng rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó mà việc lợi nhuận trước thuế năm 2015 giảm so với năm 2014 là do mức trích lập dự phịng rủi ro năm 2015 khá lớn, tăng gấp 121.62% so với năm 2014. Dù lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của trích lập dự phịng rủi ro, tuy nhiên điều đó sẽ làm cho Sacombank phát triển lành mạnh trong những năm tới theo như mục tiêu tăng trưởng An toàn, Hiệu quả và Bền vững mà Sacombank đã đề ra và đang kiên trì theo đuổi.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sacombank giai đoạn 2013 - 2015

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 22%/năm.

2.2.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược

Để có thể đạt được sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả như mục tiêu chiến lược đã đặt ra, buộc ngân hàng phải có các chiến lược:

- Chiến lược nhân sự

Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng để các nhóm chiến lược đạt được mục tiêu đề ra. Công tác tuyển dụng và đào tạo đặt trọng tâm cho hoạt động kinh doanh và hướng đến khách hàng. Ngồi chun mơn riêng, mỗi cá nhân sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để làm hài lòng khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, dù đang mang vai trò hỗ trợ hay trực tiếp kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng cũng nâng cao mức độ gắn kết với cán bộ nhân viên để tạo động lực gắn bó và phát triển cho mục tiêu chung.

- Chiến lược cơng nghệ

Tiếp tục góp phần tích cực đưa Sacombank trở thành một NHBL hiện đại với các SPDV đa dạng và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế qua hệ thống báo cáo quản trị (MIS) ngày càng chuyên nghiệp. Do đó, tiếp tục tăng cường hàm lượng cơng nghệ vào SPDV và gia tăng tiện ích cho khách hàng qua các SPDV thẻ và ngân hàng điện tử hiện đại là một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược công nghệ giai đoạn này. Song song đó, ngân hàng cũng đề ra các giải pháp đẩy mạnh các dự án công nghệ hỗ trợ tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động của CBNV, đồng thời, tận dụng hạ tầng cơ sở dữ liệu hiện đại để quản trị điều hành cũng như kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả nhất.

- Chiến lược kinh doanh

Linh hoạt và SPDV hiện đại - đa tiện ích là những yếu tố cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Sacombank. Tiếp tục định hướng phát triển bán lẻ với hoạt động phân tán nhằm đảm bảo rủi ro và gia tăng hiệu quả. Chiến lược kinh doanh sẽ tập trung khai thác tối đa hiệu quả trên từng đơn vị khách hàng, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập để đảm cơ cấu thu nhập an toàn, hiệu quả. Đồng thời, chiến lược Marketing tập trung tiếp tục được đẩy mạnh hơn qua các kênh truyền thông nội bộ và bên ngồi để quảng bá thương hiệu và văn hóa kinh doanh đặc thù của ngân hàng.

- Chiến lược Kênh phân phối

Theo hướng chuyển từ lượng sang chất với chiến thuật tập trung nâng cao chất lượng và quy mô cho từng điểm giao dịch hiện hữu nhằm củng cố thế mạnh tạo hiệu quả bền vững. Chiến lược “tập trung hóa” sẽ được triển khai tại các địa bàn trọng điểm

lớn; song song đó, Sacombank tiếp tục phát triển mạng lưới tới các địa bàn có tiềm năng kinh tế trong tương lai để mở rộng địa bàn và chiếm lĩnh thị phần. Ngoài ra, ngân hàng cũng đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch hiện đại (ATM, Internet Banking, Mobile Banking) để gia tăng tiện ích cho khách hàng và tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng.

- Chiến lược quản trị - điều hành

Chuẩn mực và tiệm cận thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết để đảm bảo thực thi tổng thể chiến lược phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Mơ hình tổ chức và kinh doanh tồn ngân hàng được xây dựng để đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và theo đúng định hướng thống nhất về cơ cấu tổ chức - tập trung về quản lý - phân cấp và điều hành -tinh gọn bộ máy và đảm bảo 3 luồng: Kinh doanh - Hỗ trợ - Giám sát. Việc quản lý tập trung và phân quyền quản lý giải pháp hỗ trợ các mảng hoạt động của ngân hàng được vận hành theo đúng định hướng chung là Hiệu quả, An toàn và Bền vững. Đồng thời, hệ thống quản trị rủi ro sẽ đáp ứng được yêu cầu về các chuẩn mực quy định tại Basell II và theo quy định của NHNN.

Mặc dù tình hình kinh tế xã hội và mơi trường kinh doanh cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên những nền tảng và lợi thế đang có đã tạo thời cơ cho Sacombank mạnh dạn biến thách thức thành cơ hội để bứt phá vươn lên. Với nhận định tiền năng thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam cịn vơ cùng lớn, đồng thời nhận diện thế mạnh mạng lưới trải dài 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, cùng hệ thống công nghệ được chú trọng đầu tư, đội ngũ nhân sự trẻ trung và nhiệt huyết, chắc chắn Sacombank sẽ sớm đạt được mục tiêu Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực trong hành trình Vững bước vươn xa.

2.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàngSacombank Sacombank

2.2.3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ KHCN theo các chỉ tiêu định lượng a, Tính đa dạng trong các danh mục dịch vụ KHCN

Qua 21 năm hình thành và phát triển, Sacombank hơm nay có thể khẳng định là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ năm 2012 Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ danh mục tài chính đến mơ hình kinh doanh.

Năm 2013, Sacombank cho triển khai 180 sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích về các lĩnh vực như thẻ, tiền gửi, tiền vay, dịch vụ, ngoại hối, ngân hàng điện tử... dành cho KHCN và doanh nghiệp. Ngoài ra, Sacombank đã thiết lập mối quan hệ đại

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, từ năm 2012 đến nay, Sacombank đã triển khai 42 gói cho vay lãi suất ưu đãi trị giá trên 31,000 tỷ đồng và 270 triệu đô-la Mỹ nhằm cung ứng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn và tiêu dùng của khách hàng.

Với mục tiêu hướng tới trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, Sacombank luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển và cho ra nhiều dòng sản phẩm mới, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Ngày 21/03/2014, Sacombank đã cho ra mắt dịch vụ Sacombank MPOS: Sacombank đã phối hợp với Tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard triển khai dịch vụ Chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh (Sacombank mPOS) nhằm cung cấp thêm một hình thức chấp nhận thanh tốn bằng thẻ cho các đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cung cấp dịch vụ giao hàng và thanh toán tận nơi.

Ngày 15/10/2014, Sacombank cũng cho ra mắt thẻ thanh tốn và thẻ tín dụng quốc tế tại Lào gồm: Thẻ thanh toán nội địa Sacombank Lào, Thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank Lào và Thẻ thanh tốn quốc tế Visa Sacombank Lào nhằm cung cấp thêm cho khách hàng một phương tiện thanh tốn hiện đại, tiện ích và an toàn.

b, Gia tăng số lượng SPDVcung cấp cho từng đối tượng KHCN

Nhằm gia tăng tiện ích cũng như tiết kiệm phí dịch vụ cho khách hàng, Sacombank triển khai nhiều chương trình ưu đãi “Dùng nhiều - Giảm nhiều” dành cho KHCN, bằng việc đưa ra các gói SPDV. Các khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng thì khơng cịn chỉ sử dụng một SPDV như trước đây mà thay vào đó sẽ sử dụng những gói sản phẩm, bao gồm rất nhiều SPDV. Lấy một ví dụ đơn giản: khi khách hàng có một tài khoản tại Sacombank, ngồi mục đích cất trữ, tích lũy tài chính ra, khách hàng cịn có thể sử dụng thêm các tiện ích khác như trả lương qua tài khoản, trả tiền điện, nước, các dịch vụ sinh hoạt hàng tháng, tự động trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tự động trích tài khoản để trả nợ gốc và lãi hàng kỳ,... thông qua các phương tiện cá nhân như: mạng Internet, điện thoại di động,.. .mà không cần tới trực tiếp chi nhánh hay phịng giao dịch của ngân hàng. Qua đây có thể thấy, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các SPDV của ngân hàng hiện đại, tối đa hóa nhu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số điểm giao dịch 422 điểm 428 điểm 563 điểm

Số máy ATM 814 máy 850 máy 870 máy

c, Sự tăng trưởng về số lượng KHCN

Giai đoạn 2013 - 2015 là một giai đoạn tương đối khó khăn của nền kinh tế, các

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của NH TMCP sài gòn thương tín saccombank khoá luận tốt nghiệp 489 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w