Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của NH TMCP sài gòn thương tín saccombank khoá luận tốt nghiệp 489 (Trang 41 - 43)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

■ Tiền gửi của KHCN ■ Tiền gửi của các tổ chức

kinh tế

■ Tiền gửi của đối tượng

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank

Từ biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2013, song song với việc thực hiện mục tiêu và định hướng chiến lược, Sacombank cũng xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình là phân khúc KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta có thể thấy, trong giai đoạn 2013 - 2015, tiền gửi của KHCN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động từ khách hàng, khoảng trên 80%. Điều này khẳng định ngân hàng đã đi theo đúng kế hoạch đặt ra.

về việc gia tăng số dư tiền gửi của dân cư với số dư tiền gửi của KHCN của Sacombank cũng giống như rất nhiều ngân hàng khác chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn thấp bởi vì tiền gửi này khơng mang lại lợi nhuận cao bởi tính linh hoạt của nó. Bên cạnh đó, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là vì mục tiêu lãi chứ khơng vì mục tiêu thanh tốn. Do đó, với nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức mới của tiền gửi có kỳ hạn như các sản phẩm gửi với nhiều mức kỳ hạn như tháng, quý năm, có lãi suất nhiều hơn lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn, ngồi ra

có những sản phẩm tiết kiệm linh hoạt giúp khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc

nào.

Bảng 6: Cơ cấu huy động vốn từ KHCN theo kỳ hạn

Từ bảng trên ta có thể thấy phần lớn số dư tiền gửi huy động của Sacombank từ khách hàng là tiền gửi có kỳ hạn, chỉ một phần nhỏ số dư là từ tiền gửi không kỳ hạn. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ, các khách hàng chỉ gửi tiền không kỳ hạn với mục tiêu chủ yếu là để thanh toán, đặc điểm của loại tiền gửi này là số dư thay đổi liên tục, khơng cố định, do đó mà khơng được hưởng lãi hoặc được hưởng rất ít. Do đó mà tỷ trọng nhỏ. Tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ 2013 - 2015:

- Năm 2013, số dư tiền gửi có kỳ hạn là 112,607 tỷ đồng.

- Năm 2014, số dư tiền gửi có kỳ hạn tăng lên mức 137,882 tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 22.45%) so với năm 2013.

- Năm 2015, số dư tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng mạnh lên tới 227,032 tỷ đồng (tương đương mức tăng 64.67%) so với năm 2014.

Qua đây có thể thấy, mặc dù trong tình hình kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và ngoài nước, tuy nhiên với niềm tin của cơng chúng vào uy tín của Sacombank mà tỷ trọng tiền gửi vẫn tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn. Điều này đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng ổn định của Sacombank, hướng tới mục tiêu NHBL hàng đầu Việt Nam.

- Hoạt động cho vay KHCN

Giai đoạn 2013 - 2015 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM ngày càng nhiều. Tuy nhiên với sự nắm bắt đúng tình hình thị trường, tung ra các gói cho vay iu đãi phục vụ cho nhu cầu của KHCN như các nhu cầu về mua nhà, mua ơ tơ,...Hoạt động tín dụng cá nhân của Sacombank cũng đạt được những con số ấn tượng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của NH TMCP sài gòn thương tín saccombank khoá luận tốt nghiệp 489 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w