Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng (VPBANK) khoá luận tốt nghiệp 502 (Trang 65 - 70)

3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, dịch vụ bán lẻ của VPBank vẫn còn gặp phải

một số hạn chế:

Thứ nhất, hệ thống kênh phân phối phân bổ chưa hợp lý

Mạng lưới phân phối của VPBank mặc dù đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước, với 222 địa điểm giao dịch tuy nhiên hiệu quả và chất lượng hoạt động của các

mạng lưới phân phối không đồng đều, hầu như mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Chưa tạo ra sự đột phá lớn trong kênh phân phối điện tử để củng cố vị trí đẫn đầu về cơng nghệ và có sự chuẩn bị vững chắc tạo lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Thứ hai, mức biểu phí và lãi suất cịn khá cao so với các ngân hàng khác

So với mặt bằng chung các ngân hàng thì mức biểu phí và lãi suất của VPBank còn khá cao, kém cạnh tranh. Chẳng hạn, đối với thẻ tín dụng, phí thường niên KH phải

trả là 150 - 1500 nghìn đồng cao hơn so với Techcombank.

Thứ ba, sản phẩm dịch vụ NHBL đa dạng nhưng chưa chuyên biệt cao

Sản phẩm bán lẻ của VPBank mặc dù có rất nhiều và đa dạng bao gồm sản phẩm tiết kiệm, cho vay, thẻ.. ..nhưng chưa tạo ra được tính chun biệt, khơng có nhiều đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm của các NHTM khác. Nhiều sản phẩm chưa thực sự làm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, truyền thông, tiếp thị sản phẩm đến KH chưa thực sự tốt

Công tác truyền thông, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của VPBank

tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định song vẫn gặp phải một vài

hạn chế về phương thức quảng cáo và định hướng quảng cáo vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ban lãnh đạo ngân hàng. Do vậy, thương hiệu của ngân hàng chưa thực sự nổi bật và chưa có chỗ đứng vững chắc trong nhận thức và thói quen sử dụng dịch vụ của khách

hàng cá nhân. Do đó, thơng tin về các sản phẩm dịch vụ của VPBank chưa được biết đến rộng rãi, chưa tiếp cận được với nhiều đối tượng KH, từ đó, làm giảm đi phần nào số lượng KH của ngân hàng.

3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, mơi trường pháp lý chưa chặt chẽ cịn nhiều bất cập

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối

với mơi trường pháp lý. Để khuyến khích và đảm bảo cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống NH nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Khn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn bất cập, chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng cịn chưa hồn chỉnh, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại. Chưa có tính đồng bộ và hệ thống của xu hướng chuyển dịch cơ cấu, sản phẩm ngân hàng. Mặc dù việc triển khai loại dịch vụ cung ứng cho KH thuộc

về chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng nhưng sự thành cơng của chiến lược đó lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, do tác động của môi trường kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến đọng, nhất là lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hoạt động của các NHTM trong đó có VPBank bị ảnh hưởng khá lớn, nhằm ổn định kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, NHNN liên tục hạ trần lãi suất buộc các NHTM phải giảm lãi suất cho vay, dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời, giảm năng lực tài chính của các ngân hàng, từ đó, hạn chế đầu tư cơng nghệ, cơ sở vật chất trang thiết bị, để bù đắp chi phí, các ngân hàng phải áp dụng mức phí khá cao làm năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL giảm.

Thứ ba, do áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường

Hiện nay, ngày càng co nhiều ngân hàng mới gia nhập vào thị trường, có năng lực tài chính, sản phẩm có tính cạnh tranh điều đó đã gây sức ép khá lớn đến chiến lược kinh

doanh của VPBank. Đòi hỏi VPBank phải có những chiến lược kinh doanh linh hoạt.

b. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, ngân hàng chưa tập trung trong việc xác định địa điểm thành lập điểm giao dịch

Ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy rộng về quy mô nhưng việc chú trọng đến

địa điểm thành lập điểm giao dịch chưa cao, làm cho hệ thống kênh phân phối phân bổ không hợp lý, chưa thực sự khai thác hết KH tiềm năng cũng như chưa thực sự đảm bảo

thuận tiện trong giao dịch cho KH.

Thứ hai, ngân hàng chưa phân tích và đánh giá hợp lý về mức biểu phí cũng như lãi suất so với sản phẩm được cung ứng ra thị trường

Khơng thể phủ nhận sự tiện ích mà các sản phẩm ngân hàng đem lại cho KH tuy nhiên, mức phí mà ngân hàng đưa ra khá cao, kém cạnh tranh so với các đối thủ khác, ngân hàng chưa có sự đánh giá so sánh nhiều về mức biểu phí, lãi suất sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khác. Đây phần nào là do sự yếu kém về trình độ của nhân viên.

Thứ ba, chiến lược kinh doanh còn chưa sáng tạo, đột phá

VPBank đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược riêng để khẳng định vị thế của mình, tuy nhiên sự nỗ lực đó chưa thực sự thành cơng khi sản phẩm dịch vụ cịn nhiều

biệt riêng, các ngân hàng thường phát triển sản phẩm bằng cách dựa vào các sản phẩm hiện có của ngân hàng và xem xét sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối thủ để thiết kế các sản phẩm mới thu hút khách hàng, tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều có chiến lược

như vậy nên sản phẩm khó tạo ra sự khác biệt lớn. Các sản phẩm đưa ra thường kèm thêm

các chương trình ưu đãi, khi sản phẩm mới được đưa ra thì thị phần sản phẩm hiện có giảm đi, từ đó, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của chiến lược mà ngân hàng theo đuổi và

VPBank thì cũng khơng ngoại lệ.

Thứ tư, chưa chú trọng nhiều đến chiến lược marketing, tiếp thị sản phẩm

Ngân hàng chưa thực sự quan tâm quá nhiều đến hoạt động marketing, các hoạt động mang tính giới thiệu sản phẩm là chính, chưa quảng bá nhiều dẫn đến chưa gây được ấn tượng cho KH, KH chưa biết hết được các tính năng cũng như lợi ích của sản phẩm, chưa chủ động tiếp cận thuyết phục KH. Đặc biệt, công tác bán hàng và giới thiệu

dịch vụ NHBL đã được quan tâm nhưng chưa được chú trọng. Hoạt đông marketing chưa thực sự trở thành kênh quan trọng để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân

hàng, mà chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu. Nhân viên ngân hàng dù đã được đào tạo nhưng chưa thực sự bài bản về kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm NIIBI,... chiến lược marketing còn chưa được đẩy mạnh về chiều sâu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã chỉ ra những kết quả mà VPBank đạt được từ sự phát triển của dịch vụ

NHBL, đồng thời, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó, để có những giải pháp kịp thời đưa VPBank trở thành ngân hàng ngày càng vững mạnh hơn trong thời gian tới để có thể hiện thực hóa các mục tiêu.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng (VPBANK) khoá luận tốt nghiệp 502 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w