4.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHBL, tạo ra tính cạnh tranh cho dịchvụ NHBL vụ NHBL
Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm
dịch vụ ở VPBan trong những năm qua đang được chú trọng, đẩy mạnh, tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ của VPBank chưa tạo ra được nhiều sự khác biệt. Để phát triển dịch vụ NHBL VPBank cần có có chiến lược riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, học tập kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài: Như HSBC, Citibank, ANZ...và các ngân hàng TMCP Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, ACB. Đối với các ngân hàng nước ngoài, họ phát triển sản phẩm bán lẻ sớm hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong nước, vì vậy việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm phát triển là điều cần thiết.
Thứ hai, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bán lẻ hiện tại:
VPBank cần chú trọng hơn đến cơng tác khảo sát và phân tích thị trường để có đánh giá 57
chính xác về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hiện có, xem những SPDV đó cịn có những tồn tại gì để khắc phục, có những ưu điểm gì để tiếp tục phát huy, từ đó giúp nâng
cao chất lượng sản phẩm, hồn thiện hơn quy trình thủ tục sao cho nhanh gọn nhất cho Kll..... Đề xuất loại bỏ các sản phẩm khơng có tiềm năng để tiết kiệm chi phí.
Thứ ba, nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới:
Để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng đối thủ thì việc nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới với nhiều tiện ích là hồn tồn hợp lý:
- Sản phẩm tiền gửi:
Phát triển đa dạng hơn các loại hình tiền gửi tiết kiệm. tăng cường các chương trình khuyến mại dự thưởng. ưu đãi lãi suất để thu hút KH hơn. Tiếp tục thiết kế và triển khai
các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn mang tính chất đầu tư. tiền gửi khơng kỳ hạn mang tính
chất thanh tốn để cung ứng theo nhu cầu của từng đối tượng KH khác nhau.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các tài khoản thanh toan dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng KH, ví dụ như chi trả lương qua tài khoản... từ nguồn
KH sẵn có ấy, thơng qua tài khoản của họ có thể tiếp thị thêm các sản phẩm tiện ích khác.
- Sản phẩm tín dụng bán lẻ:
Xây dựng các quy trình sản phẩm đơn giản và dễ dàng cho KH theo hướng đơn giản
hóa thủ tục - tối thiểu hóa thời gian giao dịch. tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý KH hơn so với hiện nay để tránh sai sót...
- Sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử:
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển và nhu cầu sử dụng các hoạt động công nghệ với nhiều tiện ích của người dân ngày càng tăng thì dịch vụ ngân hàng điện tử là một sản phẩm hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực cho người sử dụng. Bản thân
loại dịch vụ này là dịch vụ cơng nghệ cao nên nó địi hỏi người sử dụng phải am hiểu và
biết sử dụng cơng nghệ điện tử vì vậy, ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng miễn phí dịch vụ này.
Thực hiện các hoạt động tuyên tryền về các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện có và những tiện ích khi sử dụng trên các phương tiện thơng tin đại chúng, áp phích quảng cáo. Ngoài ra cần phải nâng cao nghiệp vụ thao tác sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử cho các nhân viên giao dịch để đảm bảo họ có năng lực chuyên môn hướng dẫn cho
khách hàng sử dụng dịch vụ.
Phát triển thêm tính năng cho sản phẩm thẻ và máy ATM, ví dụ như thay vì bảo
mật bằng
mã pin có thể bảo mật bằng dấu vân tay, hạn chế các sự cố mất mát xảy ra...
4.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút KH sử dụng dịch vụ, nó phụ thuộc vào các yếu tố như: tác phong làm việc, văn hóa giao dịch, văn hóa giao tiếp từ cách hướng dẫn thủ tục cho đến cách trả lơi điện thoại... Để các hành vi
nhỏ đó đều đạt đến mức chuẩn mực, chuyên nghiệp theo những quy định cụ thể thì VPBank cần chú trọng khâu đào tạo nhân viên hơn nữa.
Để trở thành một ngân hàng hàng đầu trong mảng bán lẻ, thì VPBank phải khơng ngừng nâng cao hình ảnh và thương hiệu của mình. Một trong những hướng đi đó là đột
phá về thiết kế khơng gian tại các chi nhánh, phịng giao dich để tạo được ấn tượng tốt hơn cho KH.
4.2.3. Phát triển và đẩy mạnh hệ thống kênh phân phối
Thứ nhất, với kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, PGD)
Rà soát lại tồn bộ mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch. Với những nơi hoạt động
khơng hiệu quả thì có thể sử dụng biện pháp thay đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự để thay đổi hoặc cắt giảm đầu tư, chi phí để tiết kiệm cho ngân hàng, Với những địa điểm đang kinh doanh tốt hoặc là có tiềm năng phát triển, tiếp tục đầu tư mở rộng, mở mới để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, phủ sóng hình ảnh ngân hàng, phục vụ tốt nhất KH.
Cân nhắc việc tăng cường thêm các điểm giao dịch tại các địa bàn chưa có hoặc nới tập trung nhiều dân cư, nơi tập trung các khu trung tâm bn bán nhộn nhịp, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo sự khơng chồng chéo để tránh tình trạng lãng phí cho ngân hàng.
Liên kết chặt chẽ với các dự án, các showroom oto, siêu thị, các khu du lịch, giải trí, xem phim, ăn uống, vui chơi. để dễ dàng tiếp cận đối tượng KH.
Thứ hai, với hệ thống kênh phân phối hiện đại
Để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng thì thường xun có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra định kỳ để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống ATM,
hợp để có thể thu hút thêm nhiều KH.
Kênh phân phối qua di động cũng là kênh phân phối vơ cùng tiện ích mà các chi nhánh có thể triển khai. Phân phối sản phẩm qua di động tức là chỉ cần khách hàng gọi điện hay nhắn tin là có thể lập tức gửi tiền, chuyển tiền, kiểm tra số dư... như khi thực hiện ở ATM hay tại quầy giao dịch thông thường.
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những yếu tố đem lại thành cơng cho hoạt động ngân hàng nói chung và
thành cơng cho hoạt động bán lẻ nói riêng chính là yếu tố nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình sẽ là nền tảng vững chắc
cho mọi hoạt động ngân hàng, thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng nhiều nhâ. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần một nguồn nhân lực được đào tạo
chuyên nghiệp, bài bản để có thể tiếp cận được các ứng dụng công nghệ thông tin, các quy trình xử lý hiện đại áp dụng vào các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng. Việc đầu tư cho nguồn nhân lực của ngân hàng sẽ là một lựa chọn tối ưu khi ngân hàng muốn cải thiện chất lượng dịch vụ bán lẻ.
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào
Trong khâu tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào, cần chú trọng đến việc tuyển dụng
những cán bộ học đúng chuyên ngành tài chính-ngân hàng để giảm bớt chi phí cho việc đào tạo lại. Phân bố nguồn nhân lực đồng đều vào các phịng ban để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nhân sự, đảm bảo được hiệu quả hoạt động của các phòng ban.
Thứ hai, nâng cao trình độ nhân viên
Tạo lập một quỹ tài chính riêng biệt nhằm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng tham gia các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ, chun
mơn ở trong nước và nước ngồi nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm làm việc và quỹ tài
chính cũng sẽ là nguồn thưởng cho những cá nhân, bộ phận có thành tích xuất sắc trong hoạt động bán lẻ nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.
Thứ ba, có chính sách đãi ngộ nhân viên tốt hơn
Xây dựng cơ chế, chính sách hồn chỉnh cho việc đãi ngộ đối với các cán bộ có thành tích làm việc tốt trong ngân hàng và tránh hiện tượng chảy máu chất xám sang các
ngân hàng khác.
Đây là việc rất quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hoạt động bình thường và hiệu quả.
4.2.5. Tăng cường marketing và nâng cao thương hiệu
Thứ nhất: Tìm hiểu đối tượng KH
Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng từng đối tượng khách hàng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ, từ đó tìm ra các cách thức tiếp cận phù hợp, thuyết phục khách hàng sử dụng lâu dài sản phẩm của ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình tri ân
đối với các khách hàng đã sử dụng dịch vụ lâu năm, áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ lần đầu.
Thứ hai: Thái độ phục vụ KH
Xây dựng chuẩn mực giao tiếp, cư xử với khách hàng, tạo ra sự chuyên nghiệp trong
quá trình giao dịch với khách hàng đồng thời khẳng định nét văn hóa riêng biệt của VPBank,
tạo ấn tượng mạnh đối với khách hàng về một NHTM lớn, có uy tín, có thương hiệu và có
đủ khả năng để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba, nâng cao kỹ năng bán hàng, tiếp thị sản phẩm cho nhân viên.
Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chăm sóc khách hàng cho cán bộ công tác tại ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ làm việc tại các chi nhánh, phòng giao dịch - nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Giáo dục, đào tạo, thay đổi tư duy cho nhân viên giao dịch ln biết ơn khách hàng vì sự quan tâm và lựa chọn của họ đối với các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng.
4.2.6. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
Thứ nhất, tăng vốn tự có
Từ nguồn nội bộ, chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại: Nguồn vốn này giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi. Với nguồn vốn này, ngân hàng hồn tồn chủ đơng trong các
kế hoạch của mình. VPBank cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại một cách hợp lý để bổ sung vốn tự có, gia tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
cổ phiếu. Đối với tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: sẽ tránh được tình trạng gia tăng số lượng cổ phiếu tren thị trường và tránh làm thu nhập cổ đơng sụt giảm.
Đồng thời, ngân hàng sẽ có nguồn vốn dài hạn ổn định để phục vụ cho vay các dự án dài hạn, thu nhập cao hơn, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Huy động từ cổ đông chiến lược, đặc biệt là các cổ đơng chiến lược nước ngồi có tiềm lực tài chính.
Hai là, nâng cao chất lượng tài sản có
Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cường xử lý khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản để thu hồi vốn.