2.1. Giới thiệu về ngânhàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng
2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Một là, sự tăng lên của số lượng KH và thị phần
Số lượng KH tăng thêm (Nghìn KH) 1.202 1.611 866
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Số lượng điểm giao dịch 215 217 222
ATM 460 474 496
CDM 105 154
Nguồn: BCTN của VPBank giai đoạn 2016 - 2018
Nhìn vào bảng 2.2 trên ta thấy, số lượng KH đang hoạt động ở VPBank không ngừng tăng lên từ 3.290 nghìn KH (năm 2016) lên 5.767 nghìn KH (năm 2018) với mức
tăng tuyệt đối là 2.477 nghìn KH cho thấy số lượng KH sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng cao, từ đó, thị phần của ngân hàng càng lớn, ngân hàng ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, đồng thời, phần nào cho thấy các dịch
vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hai là, sự tăng lên của hệ thống kênh phân phối dịch vụ NHBL
Nguồn: BCTN của VPBank giai đoạn 2016 - 2018
Nắm bắt được tâm lý của KH là muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước và sẽ ưu tiên chọn
ngân hàng gần nhà để tiện giao dịch thay vì đi xa, cho dù biểu phí có chênh lệch nhau một khoảng khơng đáng kể VPBank đã không ngừng mở rộng thêm điểm giao dịch để đem đến sự thuận tiện nhất cho KH. Với Chiến lược là đưa dịch vụ tới mọi ngóc ngách của cuộc sống, do vậy giao dịch rất đa dạng, đòi hỏi dịch vụ chăm sóc khách hàng mỗi một phân khúc một khác nhau. Giải pháp là chuyển dịch kênh giao dịch, giao dịch nhỏ lẻ dưới 20 triệu đồng chẳng hạn, chúng tơi “tập” cho khách hàng thay đổi thói quen, giao dịch online, qua ATM, CDM.
Qua bảng 2.3 ta thấy, số lượng điểm giao dịch và máy ATM tăng dần qua các năm để đáp ứng nhu cầu của KH hơn, hết năm 2018 số điểm giao dịch là 222 và số máy ATM
là 496, điều đó phần nào thể hiện sự nỗ lực khơng ngừng của VPBank trong việc đem đến sự tiện ích cho KH. Năm 2017 VPBank đưa vào khai thác hệ thống ngân hàng tự động (CDM) không chỉ giúp khách hàng giao dịch thuận tiện, an tồn mà cịn là chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ tới mọi ngóc ngách cuộc sống với mục tiêu dùng máy móc hiện đại hỗ trợ để chuyển đổi kênh giao dịch, tối ưu hoá để phục vụ khách hàng không phải là tốt mà phải là tốt nhất, tiện lợi nhất, điều này được thể hiện rõ ở điểm số máy CMD đã tăng rất nhanh riêng trong năm 2017 con số này đã đạt 105 máy, và tăng lên 154 máy vào năm 2018 (+49 máy) chứng tỏ VPBank đang đầu tư công nghệ rất mạnh để đem lại những dịch vụ tốt nhất cho KH.
- Dịch vụ huy động vốn:
Hiện nay, các ngân hàng có nhiều cách huy động vốn khác nhau, huy động kiểu truyền thống, đồng thời, sáng tạo ra các gói huy động khác nhằm đảm bảo huy động và khai thác tối ưu các nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư, VPBank cũng không ngoại lệ. VPBank cung cấp các sản phẩm huy động truyền thống như tiền gửi thanh toán cá nhân,
tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, và các sản phẩm mới như tiền gửi tiết kiệm trực tuyến... với các mức lãi suất cũng như các gói ưu đãi lớn nhằm khuyến khích khách
hàng gửi tiền. Ngân hàng phân khúc đối tượng khách hàng từ đó thiết kế ra các dịng sản phù hợp.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016 - 2018 tại VPBank
(Đơn vị: Tỷ đồng)
■ Vốn huy động từ hoạt động bán lẻ BTong vốn huy động
Nguồn: BCTN của VPBank giai đoạn 2016 - 2018
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy vốn huy động từ hoạt động bán lẻ (KHCN, DNVVN) có xu hướng gia tăng qua các năm từ năm 2016 - 2018, năm 2016 vốn huy động từ hoạt động bán lẻ đạt 87.102 tỷ đồng chiếm 74,18% tổng vốn huy động của cả ngân hàng, con
số này tiếp tục tăng lên trong năm 2017 và năm 2018. Năm 2017, vốn huy động từ hoạt động bán lẻ tăng lên 100.496 tỷ đồng (+13.394 tỷ đồng) so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng là 75,36% điều này là hợp lý vì nền kinh tế năm 2017 có dấu hiệu khởi sắc, tình hình nền kinh tế thuận lợi hơn. Năm 2018 con số này đã tăng lên thành 130.486 tỷ động
chiếm tỷ trọng là 76,45% tổng vốn huy động nhờ tác động của nền kinh tế thị trường, đây được coi là năm vô cùng thuận lợi của cả nền kinh tế nói chung. Trong đó vốn huy động từ KHCN lớn hơn nhiều so với vốn huy động từ KHDN, điều này là hợp lý vì hầu hết các ngân hàng đều đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi từ các khách hàng cá nhân, lượng vốn huy động được nhiều và các chính sách thu hút các đối tượng này dễ thực hiện và khả thi. Lượng vốn huy động từ KHCN đạt 74115 tỷ đồng năm 2016 con số này
có xu hướng tăng nhẹ năm 2017 (77464 tỷ đồng) và tăng mạnh vào năm 2018 lên tới 105126 tỷ đồng, tăng 35,71% so với năm 2017, cho thấy khả năng huy động vốn từ trong dân cư ngày càng tăng, chứng tỏ vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Từ đó, ta thấy vốn huy động được từ hoạt động bán lẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đươc, phần nào chứng tỏ được sự phát triển của hoạt động bán lẻ
- Tín dụng bán lẻ
Giai đoạn 2016 - 2018 là giai đoạn có tín hiệu khởi sắc nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn do có sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và tất nhiên, VPBank cũng khơng khỏi ảnh hưởng tuy nhiên, tình hình kinh doanh của VPBank trong giai đoạn
này vẫn khả quan, lợi nhuận tăng đều qua các năm. Ban Lãnh Đạo ngân hàng nắm bắt tình hình thị trường kịp thời và linh hoạt đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động tốt trước những thay đổi của nền kinh tế, ln duy trì số dư cho vay, tổng dư nợ tín dụng gia tăng qua các năm bám sát tốc độ tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng, phù hợp với sức hấp thụ của nền kinh tế. Với mục đích hỗ trợ tối đa nhu cầu
vay vốn của khách hàng, VPBank không những cung cấp các sản phẩm cho vay truyền thống như: Cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng,
cho vay dự án.. Thì VPBank đã khơng ngừng đưa ra các gói sản phẩm hấp dẫn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như: Cho vay để làm đẹp, đầu tư cho nhan sắc gói Beauty Up. Ngồi ra, VPBank cịn liên kết với các đối tác ở các lĩnh vực khác như bất động sản. để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mới phương châm “Khách hàng là tất cả”, ln ln đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.
Biểu đồ 2.2: Hoạt động tín dụng ở VPBank giai đoạn 2016 - 2018
250000 200000 150000 100000 50000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
■ Tín dụng hoạt động bán lẻ ■ Tổng hoạt động tín dụng
0
Nguồn: BCTN VPBank giai đoạn 2016 - 2018
Qua biểu đồ 2.2 thấy được, nhìn chung tín dụng từ hoạt động bán lẻ có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 tín dụng bán lẻ đạt 107.984 tỷ đồng chiếm 74,64% tổng hoạt động tín dụng của cả ngân hàng, con số này tăng mạnh vào năm 2017 đạt 137.548 tỷ đồng (+29.564 tỷ đồng) điều này là hợp lý, vì năm 2017 là năm đánh dấu cột mốc bắt
đầu cho lộ trình chuyển đổi mới, khởi điểm là hành trình số hóa mạnh mẽ và tập trung sâu sắc vào cho vay tiểu phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ. Năm 2018 con số này tiếp tục tăng đạt 172.504 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 77,72%, với chiến lược tín dụng tiêu dùng
và ngân hàng bán lẻ chắc chắn là kênh thu nhập chính của VPBank trong 5 năm tới, đây
là dấu hiệu đáng mừng, phần nào thể hiện được tính khả thi của chiến lược. Trong đó, hoạt động cho vay với đối tượng là khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp chiếm 57,90% năm 2018 và tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng dần qua các năm. Chiến lược đẩy mạnh vào mảng dịch vụ bán lẻ với đối tượng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các sản phẩm cho vay đa dạng, cho vay đối với khách hàng cá nhân đơn giản hơn do vậy tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân cao hơn là hợp lý. Cho vay KHDN năm 2016 (54700 tỷ đồng) tăng nhẹ lên 65289 tỷ đồng vào năm 2017, tăng mạnh vào năm 2018 đạt 93457 tỷ đồng tương
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng thẻ 630 nghìn thẻ 980 nghìn thẻ 3800 nghìn thẻ
ngân hàng đang mở rộng quy mơ tín dung, đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, dư nợ cho vay khơng dừng ở đó mà tiếp tục tăng cao trong năm 2018 đạt 128504
tỷ đồng, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên trong các năm sau. - Dịch vụ thẻ:
VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá cao trong
việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng với nhiều tiện ích, nắm bắt nhu cầu thị trường VPBank đã triển khai các dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán qua ngân hàng một cách hiệu quả và an toàn. Năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của thẻ tín dụng, về cả số lượng thẻ phát hành và chi tiêu thẻ. Từ vị trí thứ 5 trong số các ngân hàng Việt Nam về số lượng thẻ phát hành và chi tiêu năm 2016, VPBank đã vượn lên vị trí số 3 về lượng thẻ phát hành và vị trí số 2 về chi tiêu trong năm 2017. Cụ thể, số lượng thẻ tín dụng phát hành tới cuối năm 2017 đạt 198.000 thẻ, tăng 132% so với năm 2016, trong khi chi tiêu thẻ liên tục cán các mốc kỉ lục mới và vượt qua mức hơn 2.000 tỷ đồng chi tiêu mỗi tháng.
Dự án “Một triệu thẻ phát hành đến hết năm 2019” đã được triển khai và VPBank tự tin sẽ đạt được mục tiêu này. Một trong những lý do chính đóng góp cho những thành
cơng này, đó là thẻ tín dụng được thiết kế và định vị phù hợp với đặc điểm và thói quen tiêu dùng của từng phân khúc khách theo đúng định hướng “Lấy khách hàng trọng tâm”.
Không chỉ hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp và trung lưu, VPBank đã thiết kế dòng thẻ dành riêng cho khách hàng thu nhập thấp, đặc biệt dành cho công nhân với mong muốn mang đến cho mọi khách hàng cơ hội trải nghiệm chi tiêu thẻ đơn giản, thuận tiện với rất nhiều ưu đãi. Năm 2018 VPBank đã vươn lên trở thành ngân hàng đứng đầu về số lượng thẻ phát hành, với khoảng 240.000 thẻ mở mới, tăng trên 20% so với năm trước, đã ra mắt dòng thẻ mới là thẻ World và World Lady cho phân khúc khách
hàng ưu tiên. Trong đó, thẻ World Lady là thẻ tín dụng đầu tiên trên thị trường dành riêng cho khách hàng ưu tiên là phụ nữ.
Ngoài ra, ngân hàng cũng ra mắt sản phẩm vay qua điện thoại với thủ tục đơn giản,
giúp khách hàng có thể vay tiền mặt một cách nhanh chóng trong hạn mức thẻ của mình.
Với các chiến lược thúc đẩy chi tiêu hiệu quả, VPBank đã trở thành ngân hàng dẫn đầu về chi tiêu thẻ, với giá trị chi tiêu thẻ đạt hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng, tăng 65% so với
năm 2017. Đến cuối năm 2018 tổng khối lượng giao dịch của VPBank chiếm khoảng 18% tổng giá trị thị trường. Số dư nợ thẻ tín dụng tính đến cuối năm 2018 cũng tăng gần
50% so với năm 2017.
Số lượng thẻ (tăng thêm) 100 nghìn thẻ 350 nghìn thẻ 2820 nghìn thẻ
Nguồn: BCTN của VPBank giai đoạn 2016 - 2018
Qua bảng 3.4 ta thấy số lượng thẻ hoạt động năm 2017 đạt 980 nghìn thẻ, tăng trưởng mạnh 56% so với cuối năm 2016, gần 204 nghìn thẻ được mở mới phát hành thêm tăng mạnh qua các năm từ 100 nghìn thẻ năm 2016 lên 1900 nghìn thẻ năm 2018. Số lượng các cây ATM tăng dần qua các năm và ngày càng phủ sóng ở các tỉnh thành trên cả nước. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VPBank liên tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và đã khẳng định được vị thế và uy tín trong lĩnh vực thẻ qua sự tin tưởng của hơn 3,8 triệu chủ thẻ hiện tại.
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử:
VPBank rất chú trọng đầu tư công nghệ thông tin, nắm bắt xu hướng sử dụng các thiết bị công nghệ của dân cư để cho ra đời hàng loạt ứng dụng phù hợp với thị hiếu KH
như VPBank eBanking, Internet Banking,... ứng dụng YOLO, ứng dụng ngân hàng số sành điệu độc đáo tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Điểm khác
biệt của YOLO là sự tích hợp đầy đủ những tính năng của một chiếc ví điện tử và các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng số, ứng dụng này còn kết nối với các bên thứ ba để cung cấp các dịch vụ tiện ích khác nằm ngồi ngân hàng như giải trí, giao thơng, du lịch và cả tư vấn sức khỏe, bảo hiểm.. Những tính năng độc đáo của hệ sinh thái ngân hàng số YOLO đã được thị trường chào đón tích cực. Chỉ sau 3 tháng có mặt trên thị trường, YOLO đã có hơn 200.000 lượt tải về và được khách hàng sử dụng thường xuyên, tính tới cuối năm 2018.
Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ 24/7 thông qua hệ thống Smartlink, theo
địa, thẻ ghi nợ quốc tế và tài khoản thanh tốn mở tại VPBank có thể chuyển tiền liên ngân hàng một cách dễ dàng, thuận tiền với chủ thẻ của 8 ngân hàng Vietcombank, bank,
ACB, Eximbank, Tienphongbank, HDBank, MB và SHB. Dịch vụ này cho phép các chủ thẻ của VPbank có thể chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn về mặt thời gian.
Trong năm 2018, Khối Dịch vụ Ngân hàng công nghệ số (DBS), đơn vị chịu trách nhiệm số hóa các dịch vụ ngân hàng của VPBank, đã phát triển 5 sản phẩm mới trên ứng dụng Internet Banking. Những sản phẩm này góp phần giúp VPBank tiếp tục vị trí tiên phong trong việc mang lại Trải Nghiệm Số khác biệt cho khách hàng. Có thể kể tới một số sản phẩm như: thấu chi tín chấp, vay thêm khơng tài sản đảm bảo hay mở thẻ tín
dụng trực tuyến. Với những sản phẩm này, khách hàng không cần chuẩn bị bất kỳ giấy tờ bản cứng nào khi đăng ký sản phẩm trên Internet Banking. Thời gian giải ngân với các khoản vay trực tuyến nhanh nhất là 1 phút, và thời gian nhận thẻ tín dụng chỉ là hai ngày. Với những bước tiến vượt bậc về phát triển công nghệ, năm 2018 VPBank đã thực
hiện 22 tính năng mới trên ngân hàng điện tử, nhằm cải tiến trải nghiệm khách hàng và gia tăng tiện ích. Ví dụ, khách hàng có thể đăng nhập vân tay vào ứng dụng VPBank Online trên điện thoại trong 1 giây để thanh toán QRPay khi đi mua sắm, hoặc khóa/mở
thẻ tín dụng, u cầu tăng giảm hạn mức thẻ hoàn toàn được thực hiện trực tuyến. VPBank không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ giúp cho KH thuận tiện hơn trong giao dịch trực tuyến, nhờ đó, số lượng khách hàng dùng dịch vụ Internet Banking tới cuối năm 2018 tăng gấp 10 lần so năm 2015, với đà tăng trưởng năm sau hơn gấp đôi năm trước trong 3 năm liên tiếp. Các chỉ tiêu chính gắn với q trình số hóa
như số lượng thẻ tín dụng, số lượng khách hàng vay (hợp đồng thấu chi), số lượng sổ