Các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 30 - 34)

1.2. Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại

1.2.4. Các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay

1.2.4.1. Các cơng cụ phái sinh tín dụng

Phái sinh tín dụng chuyển hóa rủi ro tín dụng từ một chủ thể sang chủ thể khác. Khác với các loại phái sinh hàng hóa, trong các giao dịch phái sinh tín dụng, chủ thể tham gia chủ yếu là các ngân hàng/tổ chức tài chính, những người ln phải đối mặt với

rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình vì vậy tác dụng chủ yếu của phái sinh tín dụng là giúp các định chế tài chính cấu trúc lại danh mục của mình. Với chức năng kinh doanh tín dụng, các ngân hàng thu nhận rủi ro từ nhiều chủ thể đi vay khác

nhau, do đó chuyển giao rủi ro để giảm thiểu sự tập trung rủi ro trên danh mục là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng khi sử dụng các cơng cụ phái sinh tín dụng.

• Hốn đổi tổng thu nhập (Total return swap) Hình 1.3 Quy trình thực hiện hốn đổi tổng thu

Người bán Tài sản tổng thu nhập

tổng thu Lãi suất tham chiếu + phần mở rộng

nhập

Nguồn: Tham khảo1

Người mua tổng thu nhập sẽ nhận được tồn bộ dịng tiền và lợi ích (tổn thất) nếu giá trị của tài sản tham chiếu tăng lên (giảm đi). Hoán đổi tổng thu nhập có những điểm tương tự như những giao dịch tài trợ trái phiếu truyền thống. Trong một giao dịch, một ngân hàng hay TCTD sẽ lấy tài sản trên bảng cân đối và thanh toán tổng thu nhập cho người mua. Người mua đồng thời trả ngân hàng chi phí tài chính và khoản mở rộng.

Ban đầu, các bên chấp nhận một tài sản tham chiếu, ở đây là khoản cho vay được mua bán trên thị trường thứ cấp và lãi suất tham chiếu. Trong suốt vòng đời của giao dịch hốn đổi, người mua nhận được tất cả dịng tiền trên tài sản tham chiếu từ người bán. Đổi lại người mua trả một lãi suất tham chiếu (thường là LIBOR) cộng hoặc trừ đi phần mở rộng đã được thỏa thuận cho người bán. Khi giao dịch hoán đổi đến hạn, các bên đánh giá lại tài sản tham chiếu. Nếu nó tăng giá, người bán tổng thu nhập thanh toán

phần chênh lệch tăng cho người mua, nếu nó giảm giá, người mua thanh tốn phần chênh

lệch giảm cho người bán.

Yếu tố mấu chốt của giao dịch hoán đổi tổng thu nhập là cả rủi ro thị trường và rủi

ro tín dụng được chuyển giao. Việc giảm giá trị tài sản tham chiếu do nguyên nhân chất lượng tín dụng của người đi vay suy giảm hay do lãi suất tăng khơng cịn gây ảnh hưởng

nữa. Nếu có rủi ro trên tài sản trong q trình giao dịch hốn đổi tổng thu nhập được thực hiện, các bên sẽ chấm dứt giao dịch và thanh tốn.

• Hốn đổi rủi ro tín dụng

Trong số các loại phái sinh tín dụng, cơng cụ được sử dụng nhiều nhất trong quản trị danh mục cho vay là hốn đổi rủi ro tín dụng. Hốn đổi rủi ro tín dụng có cơ chế hoạt

động tương tự như bảo hiểm tín dụng trong đó một cơng ty bán bảo hiểm cam kết sẽ chi

Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng

trả cho người mua bảo hiểm (ngân hàng/cơng ty tài chính) khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu.

Người mua và người bán trong giao dịch hốn đổi rủi ro tín dụng phải thỏa thuận ba điều kiện bắt buộc của giao dịch: (1) tài sản tham chiếu, (2) biến cố rủi ro tín dụng, (3) cấu trúc thanh tốn nếu biến cố rủi ro tín dụng xảy ra.

(1) Tài sản tham chiếu

Tài sản tham chiếu được xem là đối tượng được bảo hiểm. Kỳ hạn của hợp đồng hốn đổi khơng nhất thiết trùng với kỳ hạn của tài sản tham chiếu mà có thể ngắn hơn. Đối với ngân hàng mua bảo hiểm, ban đầu tài sản tham chiếu có thể chỉ là một khoản cho vay đơn lẻ, sau đó mở rộng cho một nhóm các khoản cho vay, rồi tiến tới hoán đổi cả danh mục cho vay.

(2) Biến cố rủi ro tín dụng

Đây là sự kiện xảy ra có liên quan đến khoản vay, sự kiện này có thể là phá sản mất khả năng thanh toán, ngừng hoạt động, xuống hạng tín dụng, tái cấu trúc, khơng có ý muốn trả nợ... của người vay nợ. Tùy hình thức hốn đổi thỏa thuận, biến cố rủi ro có thể chỉ liên quan đến tài sản đầu tiên trong nhóm tài sản tham chiếu, hoặc có thể tồn bộ

các tài sản trên danh mục hốn đổi. Tuy nhiên, hốn đổi rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến giá trị gốc của tài sản tham chiếu, khơng tính đến lợi tức thu được từ tài sản đó.

(3) Cấu trúc thanh tốn

Trong hợp đồng thường quy định người bán phải thanh toán cho người mua phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của tài sản tham chiếu (ghi trong hợp đồng hốn đổi) và giá trị có thể thu hồi của nó khi biến cố rủi ro tín dụng xảy ra. Giá trị có thể thu hồi của khoản nợ được xác định thơng qua một q trình xử lý sau biến cố vỡ nợ. trong trường hợp không xác định được giá trị thu hồi thì có thể tham khảo từ giá của một tài sản khác tương đương về chất lượng và kỳ hạn.

Do hoạt động theo cơ chế bảo hiểm nên hốn đổi rủi ro tín dụng thực chất là sự chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia mua bảo hiểm. Cịn ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, tức người bán bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc “lấy số đơng bù cho số ít”, cam kết chi trả dựa trên việc thu phí bảo hiểm.

Như vậy, thơng qua hốn đổi thì khả năng phải hứng chịu tổn thất khi rủi ro vỡ nợ xảy ra trên danh mục cho vay sẽ giảm đi, mặc dù dư nợ trên danh mục cho vay vẫn được

giữ ngun. Đó chính là lợi ích ngân hàng thu được khi sử dụng hoán đổi rủi ro trong quản trị danh mục cho vay.

Khóa luận tốt nghiệp 22 Học viện Ngân hàng

1.2.4.2. Chứng khốn hóa khoản nợ

Chứng khốn hóa là q trình chuyển đổi các khoản vay hoặc các khoản phải thu thành các cơng cụ chuyển nhượng. Nó có thể biến các tài sản không thể giao dịch trở thành các công cụ thứ cấp thanh khoản hơn.

Thơng thường, kỹ thuật chứng khốn hóa được ngân hàng thực hiện trên hai nhóm

tài sản chủ yếu: (1) các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, (2) các tài sản tài chính khơng được thế chấp bằng bất động sản, và từ đó hình thành hai loại chứng khoán

tương ứng:

- Chứng khoán dựa trên thế chấp bất động sản (MBS) được hình thành từ chuyển đổi các khoản vay có tài sản thế chấp, khi đó cơng ty phát hành, chủ nợ thứ nhất

sẽ chuyển giao toàn bộ giấy tờ thế chấp cho nhà đầu tư mua trái phiếu này. Loại trái phiếu này tuy có độ an tồn cao hơn, vì có tài sản bảo đảm khoản vay, nhưng lãi suất thấp hơn so với chứng khoản tài sản tài chính.

- Chứng khốn tài sản tài chính (ABS) được hình thành từ việc chuyển đổi các

khoản phải thu, như phải thu từ tín dụng, từ cho vay mua ơ tô, vay để xây nhà, để tiêu dùng... Ngân hàng hay những tổ chức cho vay sẽ chuyển những khoản phải thu này thành trái phiếu, bán cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng những khoản nợ đó. về phía các nhà đầu tư, khi cầm các chứng khoán này trong tay, họ sẽ trở thành các chủ nợ mới và có quyền địi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn. Tuy nhiên, với những khoản nợ khơng có thế chấp thì độ rủi ro khi cầm chứng khốn là rất cao vì có thể sẽ khơng địi lại được khoản nợ này.

Do các khoản vay được chuyển ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng cho vay

ban đầu, nên sẽ giải phóng một lượng vốn của ngân hàng khởi tạo. Điều này cũng cho phép ngân hàng sử dụng nguồn quỹ mới được giải phóng để tài trợ cho những ngành, khu vực kinh doanh có lợi nhuận cao, phát triển những hướng cho vay mới nhằm đa dạng hóa danh mục. Hơn thế nữa, rủi ro khơng hồn trả của những khoản cho vay sẽ được chuyển sang các nhà đầu tư, từ đó giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng.

Nhìn chung, sử dụng cơng cụ chứng khốn hóa có thể đem lại cho ngân hàng các lợi ích như: chuyển rủi ro tín dụng ra khỏi danh mục, giải phóng lượng vốn từ đó tái cấu

trúc lại danh mục, giảm yêu cầu về vốn pháp lý, gia tăng nguồn quỹ, giảm thấp chi phí và cuối cùng là nâng cao các hệ số phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Xét ở

Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng

góc độ quản trị danh mục cho vay, chứng khốn hóa là biện pháp tái cấu trúc lại khoản nợ, giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w