CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động ngành ngân hàng
2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động ngành ngân hàng giai đoạn 2011-
2013
2.1.1.1. Lãi suất huy động giảm nhanh và liên tục
Đồ thị 2.1
Diễn biến trần lãi suất huy động từ 9/2011 đến 6/2013
DIỄN BIẾN TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TỪ 9/2011 -6/2013
Nguồn: Tự tổng hợp
Vào thời điểm cuối năm 2011 cho đến 3 tháng đầu năm 2012, mặt bằng lãi suất chung ở mức rất cao, lãi suất huy động ở mức 14 - 16%, trong khi lãi suất cho vay có lúc ở mức 20 - 22%. Để khắc phục tình trạng này, NHNN bắt đầu áp dụng trần lãi suất huy động 14% từ 28/9/2011. Mức lãi suất trần sau đó liên tục được điều chỉnh giảm, theo sát diễn biến lạm phát xuống 8% vào thời điểm cuối năm 2012. Tính đến thời điểm
hiện tại, trần lãi suất huy động chỉ còn dưới 7%. Lãi suất cho vay cũng giảm dần, tuy nhiên tốc độ giảm chậm hơn lãi suất huy động do trong giai đoạn đầu khi áp dụng trần lãi suất huy động, vẫn có nhiều ngân hàng huy động vượt trần và chạy đua lãi suất nhằm
giải quyết vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, từ nửa sau của năm 2012, khi NHNN tiến hành các biên pháp giám sát chặt chẽ, đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm
lãi suất cho vay của các khoản vay cũ xuống tối đa 15%, mặt bằng lãi suất cho vay mới thực sự có sự sụt giảm rõ nét. Đây cũng là thời điểm các ngân hàng nhận thức được việc
Khóa luận tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng
phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp sản xuất để duy trì hoạt động của chính bản thân
mình và có xu hướng thu hẹp NIM.
2.1.1.2. Tăng trưởng huy động cao, tăng trưởng tín dụng thấp, dư thừa thanh khoản
Bảng 2.1
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Mặc dù lãi suất giảm mạnh nhưng tăng trưởng huy động của năm 2012 vẫn đạt mức 16% do các ngân hàng chạy đua lãi suất, đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao và hấp dẫn người gửi tiền, trong khi đó các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khốn và vàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại với huy động, tín dụng trong năm 2012 vẫn tăng thấp kỷ lục, đạt 8,91% vào thời điểm cuối năm, trong đó liên tục tăng trưởng âm trong 5 tháng đầu năm. Điều này chủ yếu là do: (1) mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối
năm 2011 và đầu năm 2012 dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động tăng mạnh, từ đó nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất
kinh doanh cũng giảm mạnh tương ứng, (2) tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh do khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm và hệ quả của việc tăng trưởng nóng trong những năm trước
đó, do đó các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay mới.
Hệ quả của việc huy động tăng cao hơn nhiều so với tín dụng là hiện tượng thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là tại các ngân hàng lớn. Do đó, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư vào giấy tờ có giá. Tuy nhiên, lãi trái phiếu khơng thể bù
Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng
thu nhập của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang chuyển hướng nỗ lực tìm kiếm cơ hội trong mảng ngân hàng bán lẻ để tăng cường thu nhập ngồi lãi và cải thiện tình trạng thừa tiền - thiếu vốn.
2.1.1.3. Giải quyết nợ xấu
Theo số liệu báo cáo của Thống đốc NHNN, tỷ lệ nợ xấu trong tồn hệ thống đã giảm từ 8.6% (tính đến 31/3/2012) xuống 6% (tính đến 1/3/2013). Tổng nợ xấu được xử
lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 là 86,3 nghìn tỷ đồng, số dư dự phịng cịn lại đến cuối tháng 7/2013 là 75,05 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85 nghìn tỷ so cuối năm 2012. Đạt được kết quả này là do: (1) các ngân hàng đã xử lý các khoản nợ xấu bằng nguồn dự phòng, (2) các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ theo chủ trương của NHNN trong nửa cuối năm 2012,
(3) VAMC từ khi ra đời công ty này đã mua tổng cộng khoảng 42.829 tỉ đồng nợ gốc
của các TCTD Việt Nam từ gần 40 TCTD. Tổng giá trị trái phiếu đặc biệt “đổi” số nợ xấu này là 35.448 tỉ đồng1
2.1.1.4. Tái cơ cấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống các TCTD
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD, ngành Ngân hàng Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, hồn thành cơ bản nhiệm vụ theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra của Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011 - 2015, thể hiện trên một số kết quả quan trọng: Một là, tái cơ
cấu được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị,
hoạt động đối với tất cả các nhóm TCTD cả trong nước và nước ngoài. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Hai là, an toàn của hệ thống TCTD được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được giảm dần, khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, chi trả đầy đủ, kịp thời, kể cả ở một số ngân hàng TMCP yếu kém phải cơ cấu lại.
Ba là, từng bước lành mạnh hóa tài chính, trọng tâm là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu
của các TCTD. Trong 11 tháng đầu năm 2013, vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD
tăng 6,65%, tương đương 25,8 ngàn tỷ đồng (vốn chủ sở hữu tăng 43,5 ngàn tỷ đồng)1
2.
1Hồng Phúc (1/4/2014), Quý 1, VAMC đã mua gần 4000 tỉ đồng nợ xấu, Thời báo kinh tế Sài Gòn. 2Ngân hàng Nhà nước (18/12/2013), Ngành Ngân hàng triển khai nhiệm vụ năm 2014, sbv.gov.vn.
Cụ thể, hoạt động cho vay của 33 ngân hàng TMCP Việt Nam1 theo định hướng của NHNN trong năm 2013 được thể hiện trong các cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu chí, được tổng hợp theo điều tra của cơng ty kiểm tốn KPMG Việt Nam như sau:
• Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế
Đồ thị 2.2
Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của các ngân hàng thương mại
Cơ cấu ngành nghề cho vay
Nông lâm, thủy hải sản và khai khoáng Chế biến, chế tạo
Sản xuất & phân phối điện, nước, khí đốt Xây dựng
Khóa luận tốt nghiệp 38 Học viện Ngân hàng
Trong năm 2014, xu hướng sáp nhập giữa các ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, sau kỳ họp hội đồng cổ đơng của các ngân hàng TMCP, đã có thơng tin thông qua kế hoạch sáp nhập của một số ngân hàng. Ngân hàng TMCP phần phát triển Mê Kông đề xuất kế
hoạch sáp nhập vào ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, ngân hàng TMCP Phương Nam vào ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín; bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Quân đội cũng đang tìm kiếm một đối tác nước ngồi có tiềm lực tài chính để thực hiện sáp nhập, trong khi ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đang đề xuất đề án sáp nhập một
cơng ty tài chính1. Như vậy, bản thân các ngân hàng TMCP đã nhận thức được mua
bán,
sáp nhập các ngân hàng, TCTD là một xu thế tất yếu nhằm tăng vốn tự có cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc tăng tiềm lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro.