Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB

2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại MB

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong danh mục cho vay

2.3.3.1. Ngun nhân chủ quan từ phía MB

Nhìn chung, tại MB, nhận thức của nhà quản trị ngân hàng về quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại đã được định hình. Tuy nhiên, những yếu tố cơ sở thuộc về điều kiện nội lực của ngân hàng để áp dụng quản trị danh mục chủ động tại MB vẫn đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện, do vậy vẫn cịn nhiều thiếu sót và

hạn chế:

• Cơ sở dữ liệu còn thiếu

Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về khách hàng: Cơ sở dữ liệu khách hàng cập nhật theo biến động tình hình thực tế và các quy định pháp luật là nền tảng quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, qua khảo sát và so với tiêu chuẩn Basel II: (1) MB đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khách hàng nhưng chưa đủ lớn theo tiêu chuẩn chuỗi thời gian liên tục (7 năm); và (2) Chưa có phương án khai thác hiệu quả nguồn cơ

sở dữ liệu nên chưa phát huy đầy đủ các ứng dụng quản lý rủi ro của hệ thống.

Hiện tại, có trung tâm CIC (Credit Information Center) trực thuộc NHNN cung cấp thơng tin hỗ trợ cho bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại trong q trình

phân tích tín dụng. Tuy nhiên thơng tin do tổ chức này cung cấp thường cập nhật không kịp thời, sơ sài và dưới dạng thông tin “thô” chưa qua xử lý, nên lợi ích của nó với ngân

Khóa luận tốt nghiệp 56 Học viện Ngân hàng

hàng không cao. Mặt khác chủ yếu là các thơng tin chi tiết về khách hàng, tính tổng hợp

và dự báo khơng có nên khơng phục vụ cho cơng tác quản trị danh mục được. Từ những

thực tế đó đã gây cản trở cho việc thiết kế một danh mục cho vay hiệu quả ngay từ khi hoạch định chiến lược cho vay. Cũng do công tác dự báo chưa tốt, nên dễ nảy sinh tâm lý “được đến đâu hay đến đó” trong việc thực hiện danh mục cho vay. Bởi lẽ có thể xuất

hiện suy nghĩ rằng thơng tin chưa chính xác, độ tin cậy khơng cao nếu xây dựng một danh mục cho vay với các tỷ trọng quá cụ thể sẽ dẫn đến phải liên tục điều chỉnh sau này. Vì vậy các ngân hàng khó có thể đưa ra định hướng cụ thể, mà thay vào đó vẫn là những định hướng chung chung.

Chức năng của hệ thống phần mềm còn hạn chế

Phần mềm chấm điểm, xếp hạng chỉ tự động hóa khâu cơng việc cuối cùng của cán bộ ngân hàng. Các khâu thu thập, nhập thông tin vẫn phải thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian, chất lượng số liệu đầu vào khó kiểm sốt do vấn đề lỗi nhập sai hoặc cố

ý chủ quan của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, phần mềm xếp hạng mang tính đơn lẻ, thuần túy nhằm chấm điểm, xếp hạng khách hàng, chưa được tích hợp với các phần cơ sở dữ liệu core. Do vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng thiếu các chức năng quan trọng như

dự báo, hoạch định chiến lược, để phục vụ mục tiêu cao hơn là quản lý RRTD tổng thể theo thông lệ và khuyến nghị của Ủy ban Basel.

Khả năng dự báo rủi ro của hệ thống chưa cao

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng chưa có tính phân biệt cao theo ngành,

quy mơ và sản phẩm: Để phản ánh các đặc thù rủi ro riêng của từng ngành, lĩnh vực, sản

phẩm, các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế như Moody’s, S&P sử dụng nhiều nhân tố rủi ro khác nhau, có khả năng nhận diện rủi ro cao. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng Việt Nam nói chung cịn hạn chế: (1) Theo ngành: Các tiểu hệ thống

cho các ngành khác nhau đều có bộ chỉ tiêu tài chính khơng có sự khác biệt đáng kể. (2)

Theo quy mô: Một tiểu hệ thống cho một ngành có bộ chỉ tiêu phi tài chính như nhau cho các doanh nghiệp thuộc các quy mô lớn, vừa và nhỏ khác nhau. (3) Theo sản phẩm và quan hệ tín dụng (khách hàng mới/hiện tại): Chưa xây dựng các tiểu hệ thống riêng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau và cho các khách hàng mới/hiện tại. Các hạn chế này đã làm giảm hiệu lực dự báo rủi ro tín dụng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Khả năng lượng hóa rủi ro tín dụng của hệ thống xếp hạng tín dụng cịn thấp: Theo

thơng lệ quốc tế, xác suất vỡ nợ (PD) được dự báo theo mơ hình thống kê định lượng kết hợp với kinh nghiệm chuyên gia để xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp

Khóa luận tốt nghiệp 57 Học viện Ngân hàng

hạng tín dụng nội bộ tại MB xây dựng từ năm 2008 theo phương pháp chuyên gia, việc lựa chọn, quyết định các yếu tố cơ bản (bộ chỉ tiêu, trọng số rủi ro cho từng chỉ tiêu) phụ

thuộc vào quan điểm chủ quan của chun gia - định tính, chưa áp dụng mơ hình lượng hóa rủi ro. Đến năm 2012 hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới được xây dựng lại theo

phương pháp thống kê, do vậy cơ sở dữ liệu cịn nhiều hạn chế. 2.3.3.2. Ngun nhân khách quan

Mơi trường pháp lý với sự hướng dẫn và giám sát của NHNN chưa hỗ

trợ tích cực cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay.

Cho đến năm 2008, NHNN mới ý thức được sự cần thiết phải giám sát danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại bằng việc ban hành quyết định 03/2008/QĐ- NHNN ngày 1/2/2008, qua đó các giới hạn an tồn trên danh mục cho vay theo ngành mới chính thức được đề cập.

Ngoài việc giám sát hoạt động của các ngân hàng trong nước, thì vấn đề xây dựng hành lang pháp lý để hướng các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế cũng là công việc phải làm của NHNN trong giai đoạn này. Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có đề cập trước năm 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn áp dụng các tiêu chuẩn Basel 1 (về giám sát hoạt động ngân hàng), chỉ từ sau 2010 trở đi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mới chính thức áp dụng các tiêu chuẩn trong Basel 2. Mặc dù định hướng như vậy, nhưng vào thời điểm bước sang năm 2010, NHNN vẫn chưa có những hướng dẫn chính thức nhằm tạo nền móng cho việc áp dụng tiêu chuẩn của Basel 2, ngoại trừ yêu cầu về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (trong quyết định 493/QĐ-NHNN).

Đánh giá chung thì việc xây dựng và thực thi các quy tắc pháp lý theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam cịn chậm trễ. Vì vậy có thể nói mơi trường pháp lý với sự giám sát, hướng dẫn của NHNN chưa hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng làm tốt công tác quản

trị danh mục cho vay của mình.

Hoạt động hạn chế của thị trường tài chính trong nước khiến cho các

ngân hàng bị giới hạn trong việc sử dụng đa dạng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay sau giám sát

Như đã chỉ ra trong phần đánh giá hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay, thời gian qua, khi cần điều chỉnh danh mục, các ngân hàng Việt Nam thường sử dụng các biện pháp nội bảng mà nhược điểm của các biện pháp này là chúng thường

Khóa luận tốt nghiệp 58 Học viện Ngân hàng

phát huy tác dụng khá chậm trễ và không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn

(chẳng hạn như biện pháp tích cực thu nợ). Tuy nhiên, cho đến nay, những công cụ điều

chỉnh khác như mua bán nợ, hốn đổi rủi ro tín dụng, chứng khốn hóa mà các nước thường sử dụng chưa được áp dụng phổ biến hoặc chưa xuất hiện tại Việt Nam. Trên thị

trường tài chính, mới chỉ có phái sinh tiền tệ, sử dụng chủ yếu cho mục đích phịng ngừa

rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, thiếu những phương tiện linh hoạt, nhạy bén dành riêng cho mục đích điều chỉnh danh mục cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của các cơng cụ phái sinh tín dụng trong thị trường tài chính hiện đại, những e ngại tất yếu khi chứng kiến sự sụp đổ các ngân hàng trên thế giới liên quan đến công cụ phái sinh, đồng thời thiếu những nhà đầu tư thực sự am hiểu về các loại công cụ kỹ thuật hiện đại này và sau cùng là thiếu hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường các cơng cụ phái sinh tín dụng. Vì thế các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam chưa có cơ hội sử dụng những cơng cụ hiện đại có tính linh hoạt cao cho mục đích quản trị danh mục cho vay.

Khóa luận tốt nghiệp 59 Học viện Ngân hàng

Kết luận chương 2

Thơng qua phân tích thực trạng danh mục cho vay và thực trạng công tác quản trị danh mục cho vay của MB, trong mối quan hệ với thực trạng phát triển ngành ngân hàng, và thực trạng danh mục cho vay của toàn hệ thống, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, phân tích cơ cấu danh mục cho vay của MB trong thời gian từ 2010

đến

2013 theo các tiêu thức khác nhau (đặc biệt là tiêu thức cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế), thơng qua đó chỉ ra những dấu hiệu của sự đa dạng hóa và mức độ rủi ro tập trung. Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá về công tác quản trị danh mục cho vay trong thời gian này.

Thứ hai, khóa luận chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong

công tác quản trị danh mục cho vay tại MB trong giai đoạn 2010 - 2013. Trong đó, có 4 kết quả đã đạt được, đó là: MB đã xây dựng được bộ máy thực hiện và giám sát danh mục cho vay gồm ba tuyến phòng vệ; đã thực hiện dự kiến các chỉ tiêu hàng năm và xây

dựng các chính sách liên quan đến quản trị danh mục cho vay, bước đầu định hướng cho

sự hình thành và phát triển quản trị danh mục cho vay theo phương thức chủ động; MB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo cơ sở cho q trình đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro danh mục nói riêng; đã sử dụng biện pháp nội bảng trong khi điều chỉnh danh mục cho vay. Bên cạnh đó, khóa luận cũng phân tích 2 hạn chế trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng này. Đó là tình trạng: việc điều chỉnh danh mục đang gặp nhiều khó khăn, các phương pháp nội bảng đang được sử dụng phổ biến thường

thiếu linh hoạt, tác động chậm, trong khi các công cụ ngoại bảng chưa được phổ biến tại

Việt Nam; cơ sở quan trọng cho việc giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay là mức độ rủi ro danh mục, tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa thể được đo lường chính xác do hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều bất cập.

Thứ ba, từ những hạn chế trong công tác quản trị danh mục cho vay của MB,

khóa

luận phân tích hai nhóm ngun nhân chủ quan và khách quan như sau:

về nguyên nhân chủ quan: những yếu tố cơ sở để áp dụng quản trị danh mục chủ

động tại MB vẫn đang trong q trình xây dựng và hồn thiện, do vậy vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, đó là: cơ sở dữ liệu cịn thiếu, chức năng của hệ thống phần mềm còn hạn chế, khả năng dự báo rủi ro của hệ thống chưa cao.

Khóa luận tốt nghiệp 60 Học viện Ngân hàng

về nguyên nhân khách quan: môi trường pháp lý với sự hướng dẫn và giám sát

của NHNN chưa hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay, hoạt động hạn chế của thị trường tài chính trong nước khiến cho các ngân hàng bị giới hạn trong việc sử dụng đa dạng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay sau giám sát.

Như vậy, với các nội dung đã giải quyết được, chương 2 của khóa luận đã hình thành cơ sở thực tiễn cho các giải pháp đề xuất trong chương 3.

Khóa luận tốt nghiệp 61 Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w