CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB
2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại MB
2.3.2. Những hạn chế
Có thể nói rằng, tại MB, những bước đầu của việc thực hiện quản trị danh mục cho
vay theo phương thức chủ động đã đang dần hoàn thiện, cụ thể là bộ máy tổ chức quản trị chặt chẽ, hợp lý theo từng cấp, công tác hoạch định, thực hiện và giám sát danh mục đã được định hướng. Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, có thể rút ra một số
Khóa luận tốt nghiệp 53 Học viện Ngân hàng
hạn chế về cơng tác quản trị danh mục của MB nói riêng và các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2010 - 2013 như sau:
2.3.2.1. về điều chỉnh danh mục cho vay: Việc điều chỉnh danh mục gặp nhiều
khó khăn, các phương pháp nội bảng đang được sử dụng phổ biến thường thiếu linh hoạt, tác động chậm, trong khi các công cụ ngoại bảng chưa được phổ biến tại Việt Nam
Về công cụ điều chỉnh nội bảng linh hoạt nhất là mua bán nợ, mặc dù quy chế mua
bán nợ đã được ban hành, tuy nhiên cho đến năm nay tại Việt Nam vẫn chưa hình thành một thị trường mua bán nợ thực sự. Chỉ có một số chủ thể tham gia như công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) trực thuộc Bộ tài chính (ra đời năm 2003) và các công ty mua bán nợ trực thuộc các ngân hàng thương mại. Phạm vi hoạt động của các cơng ty này có giới hạn khác nhau: DATC chủ yếu mua và xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, phục vụ cho q trình cổ phần hóa. Do vậy nợ mà cơng
ty này mua để xử lý hầu hết thuộc các ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước. Cịn các cơng ty khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại thường chỉ xử lý những khoản
nợ và tài sản do ngân hàng mẹ chuyển sang, cách thức chủ yếu mà họ xử lý là khởi kiện
để thu nợ, việc mua bán trao đổi hầu như không được thực hiện ở các công ty này. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam cịn thiếu các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính kinh doanh mạo hiểm tham gia, nên đánh giá chung thị trường cung cầu về mua bán, chuyển đổi các khoản nợ hoạt động không đáng kể.
Một lý do khác cũng khiến thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chưa phát triển là do thiếu cơ sở cho việc định giá khoản nợ khi trao đổi. Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa hình thành quan niệm đánh giá giá trị tài sản, (trong đó có khoản nợ), theo quan điểm hiện giá dịng tiền, mà thơng thường vẫn nhìn nhận chúng theo giá trị trên sổ sách.
Điều này cũng thể hiện rõ trong nội dung quy chế mua bán nợ của NHNN ban hành theo
quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN. Chẳng hạn quy định các khoản nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) khi trao đổi thì giá mua bán khơng được thấp hơn giá trị của khoản vay (được hiểu là giá trên sổ sách). Quy định cứng nhắc như vậy hồn tồn khơng có ý nghĩa bảo vệ giá trị tài sản cho các ngân hàng, mà gây khó khăn cho việc mua bán trao đổi. Có hai
lý do để thấy rằng quy định này không hợp lý: thứ nhất là giá trên sổ sách của khoản nợ khơng phản ánh chính xác giá trị thực của nó trên thị trường; thứ hai là trong mua bán tài sản cũng như khoản nợ, giá mua bán nên để cho hai bên giao dịch tự thương lượng. Trong một số trường hợp, giá trao đổi thậm chí có thể thấp hơn thị trường, miễn là nó thỏa mãn mục đích của cả hai bên. Trong đó mục đích của người bán nợ có thể là tái cơ
Khóa luận tốt nghiệp 54 Học viện Ngân hàng
cấu lại danh mục / thị trường mục tiêu, muốn chuyển vốn sang các dịng sản phẩm khác,
người mua nợ có thể là muốn thâm nhập một thị trường mới, tái cơ cấu danh mục... nhưng cuối cùng cũng là để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn, tốt hơn. Thiết nghĩ nếu khơng có những thay đổi thì quy định nêu trên rất khó cho thị trường mua bán nợ phát triển tại Việt Nam.
về phía các cơng cụ điều chỉnh ngoại bảng, tại Việt Nam tính đến nay chưa được sử dụng phổ biến.
Bảo hiểm tín dụng: Đây là cơng cụ phịng tránh rủi ro hữu hiệu được các ngân
hàng trên thế giới sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, bảo hiểm tín dụng chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong việc phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay, công cụ phổ biến nhất tại Việt Nam là “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”. Theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Chính Phủ về việc thực hiện thí điểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2013 nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu. Sau 3 năm ban hành Quyết định 2011, Việt Nam vẫn chưa hình thành tổ chức
bảo hiểm rủi ro tín dụng trong khi nhiều nước trên thế giới đã có tổ chức này. Do vậy, việc bảo hiểm tín dụng hiện nay vẫn dựa vào các quỹ dự phịng rủi ro của các ngân hàng.
Chứng khốn hóa nợ ngân hàng, phái sinh tín dụng: Các sản phẩm phái sinh
rủi ro tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, phịng ngừa rủi ro hiệu quả đã được ứng dụng rộng rãi trong quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tại Việt Nam được sử dụng hạn chế do còn vướng mắc về cơ sở pháp lý hiện hành (chưa có một văn bản luật thống nhất cho giao dịch các sản phẩm phái sinh hàng hóa do TCTD cung cấp cho các doanh nghiệp). Các ngân hàng chủ yếu sử dụng phái sinh tiền tệ và phái sinh lãi suất, và
chưa phổ biến phái sinh tín dụng. Hiện nay, NHNN cho phép một số TCTD được thí điểm thực hiện một số sản phẩm phái sinh như hoán đổi lãi suất, hoán đổi giá cả hàng hóa, tương lai hàng hóa, kỳ hạn hàng hóa, quyền chọn hàng hóa, phái sinh sản phẩm tín dụng. Theo quy định, các TCTD ở Việt Nam chỉ được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp muốn phịng ngừa rủi ro, khơng nhằm mục tiêu đầu cơ.
2.3.2.2. về cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản trị danh mục cho vay: Cơ sở quan trọng cho việc giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay là mức độ rủi ro danh mục, tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa thể được đo lường chính xác do hệ thống xếp hạng tín
Khóa luận tốt nghiệp 55 Học viện Ngân hàng
MB đã nhận thức được tầm quan trọng phải lượng hóa rủi ro tín dụng nhưng vẫn trong giai đoạn nghiên cứu hoặc thử nghiệm lượng hóa rủi ro tín dụng. MB đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng cũng như đánh giá rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, mặc dù MB đã bắt đầu xây dựng các công
cụ đo lường rủi ro theo phương pháp đánh giá nội bộ, xây dựng mơ hình đo lường rủi ro
thị trường theo phương pháp VaR đối với danh mục kinh doanh ngoại tệ, vàng; MB mới
đang trong q trình hồn thiện mơ hình đo lường đối với các danh mục cịn lại (bao gồm danh mục cho vay).
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xem là một trong những căn cứ cơ bản nhất để ngân hàng tính tốn các thước đo rủi ro PD, LGD (đã đề cập ở chương 1) cho từng đối tượng khách hàng, từ đó tính tốn các thơng số EL, UL và VaR tín dung. Tuy nhiên, MB mới chỉ bước đầu ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại và ra quyết định tín dụng với khách hàng vay vốn chứ chưa khai thác hệ thống này để lượng hóa rủi ro.