Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 42 - 47)

1.3. Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ nghiên cứu về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng các nước phát triển, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát cho hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau:

Một là không được xem nhẹ vấn đề quản trị danh mục cho vay

Thực hiện quản trị danh mục cho vay cùng với quản trị giao dịch cho vay là xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động quản trị ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những vụ đổ vỡ ngân hàng từ thập niên 80 trở lại đây do không tuân thủ những quy định trong hoạt động quản trị danh mục cho vay. Vào đầu những năm 80, sự kiện đổ vỡ hai ngân hàng lớn của Mỹ là ngân hàng Penn Square (tháng 6 năm 1982) và ngân hàng Continental Illinois National - ngân hàng lớn thứ bảy của Mỹ (tháng 4 năm 1984) là bài học đầu tiên về việc tập trung dư nợ quá nhiều cho một ngành kinh tế hẹp, thiếu đa dạng hóa, dẫn đến tập trung rủi ro và hậu quả tổn thất phải gánh chịu khi ngành kinh tế đó suy thối. Cả hai ngân hàng nói trên đều mắc phải sai lầm tương tự là đầu tư quá nhiều vào ngành năng lượng (dầu mỏ và ga), với tốc độ quá “nóng” gấp 8 lần trong vòng 5 năm (từ 1977 đến 1982). Đồng thời tài sản đảm bảo cho vay cũng chính là hai loại hàng hóa này. Khi ngành năng lượng bị khủng hoảng, các

khoản nợ trở thành nợ xấu, chiếm tỷ trọng 7.7% tổng dư nợ, giá dầu và ga xuống thấp hơn 1/3, tài sản đảm bảo khơng xử lý được. Vì vậy mất khả năng thanh tốn và sụp đổ là hậu quả tất yếu của cả hai ngân hàng. Hơn hai mươi năm sau (vào năm 2008), sự kiện

này lại tiếp tục tái diễn với ngân hàng Lehman Brothers, ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ. Vào thời điểm trước khi phá sản, số dư nợ cho vay bất động sản của Lehman Brothers lên tới 52 tỷ USD, xấp xỉ 8.6% tổng tài sản và tương đương 2.6 lần vốn tự có của ngân hàng (tổng tài sản của ngân hàng là 600 tỷ USD; vốn tự có là 20 tỷ USD). Điều này là trái với quy định dư nợ một ngành khơng được vượt vốn tự có của ngân hàng trong thời kỳ trước những năm 90 tại Mỹ. Hậu quả là khi giá bất động sản xuống thấp, khách hàng

khơng có khả năng trả nợ, ngân hàng Lehman Brothers trở thành ngân hàng phá sản đầu

tiên, đạt kỷ lục ngân hàng phá sản lớn nhất nước Mỹ trong giai đoạn này. Sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng để lại bài học đáng suy ngẫm về hiệu quả của chính sách đa dạng

hố trên danh mục cho vay nói riêng và trong kinh doanh ngân hàng nói chung. Bởi vì Lethman Brothers là một ngân hàng đầu tư, lĩnh vực chun mơn hố của họ là chứng khoán hố các khoản cho vay bất động sản. Vì vậy rất khó cho ngân hàng này thực hiện phân tán rủi ro, tránh tập trung trên danh mục, khi lĩnh vực chun mơn hố của họ là

Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện Ngân hàng

bất động sản thường nhiều bất ổn. Rõ ràng việc vi phạm các giới hạn phân tán rủi ro trên

danh mục cho vay, sự tập trung quá mức dư nợ vào một số ngành có tính “nhạy cảm” với biến động của nền kinh tế đã khiến cho các ngân hàng thương mại lãnh hậu quả xấu khó lường. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là việc thực hiện đa dạng hóa các khoản cho vay theo ngành/ lĩnh vực kinh tế ... đã được nhìn nhận là một phương thức giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục, nhưng nhiều khi không được chú trọng. Đây cũng là một

nguyên nhân làm nặng nề thêm tổn thất trên danh mục cho vay của các ngân hàng. Biểu

hiện rõ nhất là các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008. Khác với hệ thống ngân hàng Đức và ngân hàng Úc, danh mục cho vay của các ngân hàng Mỹ

khơng có sự đa dạng hóa cao, mà tập trung tỷ trọng khá lớn vào ngành kinh doanh bất động sản. Số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành tại các ngân hàng Mỹ cho thấy xu hướng cho vay ngành kinh doanh bất động sản gia tăng đáng kể trong thời gian từ năm 1989 cho đến năm 1996. Nhất là tại nhóm các ngân hàng quy mơ nhỏ, tỷ trọng dư nợ cho vay ngành này đã tăng từ 48.5% (năm 1989) lên 55.8% tổng dư nợ (năm 1996), trong khi tỷ trọng cho vay thương mại cơng nghiệp nhìn chung giảm sút. Theo thống kê,

ước tính giá trị của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản tại Mỹ tăng nhanh từ 160 tỉ USD năm 2001 lên tới 540 tỉ USD năm 2004 và đạt 1300 tỷ USD vào năm 2007, thời điểm nổ ra khủng khoảng năm 2008. Đây cũng là giai đoạn phá vỡ những quy định ràng buộc sự an toàn trên danh mục cho vay. Nhất là từ năm 2003, chính sách đẩy mạnh

cho vay nhà với những khách hàng dưới tiêu chuẩn, càng khiến cho nhiều ngân hàng tại

Mỹ tập trung cho vay lĩnh vực này với tỷ trọng cao.

Như vậy, ngồi việc đa dạng hố các khoản cho vay theo ngành/ lĩnh vực kinh tế để phân tán, tránh tập trung rủi ro trên danh mục, các ngân hàng cần phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, đặc biệt là giới hạn theo ngành/lĩnh vực kinh tế, không chạy theo xu hướng thị trường đơn thuần. Có như vậy mới tạo ra được những danh mục cho vay có chất lượng tốt, tính đa dạng cao, rủi ro tập trung phù hợp với khả năng chịu đựng của mỗi ngân hàng.

Hai là cần phải áp dụng các mơ hình đo lường rủi ro trong quản trị danh mục

cho vay

Trước khi có các mơ hình đo lường rủi ro, ngân hàng thường sử dụng phương pháp

tính tốn tổn thất rời rạc cho từng giao dịch, vì thế tổn thất tồn danh mục khơng được tính chính xác thơng qua các mơ hình đo lường rủi ro, tổn thất của tồn danh mục sẽ được tính tốn một cách khoa học dựa trên các dữ liệu lịch sử của mỗi ngân hàng. Mơ

Khóa luận tốt nghiệp 32 Học viện Ngân hàng

hình đo lường rủi ro đảm bảo tính sát đúng giá trị tổn thất kỳ vọng cũng như không kỳ vọng của danh mục cho vay. Ngân hàng sẽ so sánh để biết được mức tổn thất đó có phù hợp với khả năng chịu đựng của mình hay khơng, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp: hoặc là nâng mức vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro, hoặc là điều chỉnh cơ cấu danh mục để giảm tổn thất cho phù hợp. Khi sử dụng mơ hình đo lường trong quản trị danh mục, các ngân hàng cần phải lựa chọn dạng mơ hình thích hợp với điều kiện của mình (về cơ sở kỹ thuật, năng lực quản trị ...). Chỉ khi có một cách thức và phương pháp đo lường rủi ro danh mục hiệu quả, thì mới tạo điều kiện để thực hiện tốt quản trị danh mục cho vay được.

Ba là cần phải có một cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về pháp lý khi sử dụng các công

cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục

Các ngân hàng cần phải xác định rõ mục tiêu sử dụng các công cụ này là để tái cấu

trúc danh mục, không sử dụng cho mục đích đầu cơ thu lợi nhuận. Bản thân các cơng cụ hốn đổi rủi ro, chứng khốn hóa nếu được sử dụng đúng cách sẽ có ý nghĩa tốt cho việc điều chỉnh rủi ro tập trung của danh mục cho vay, nhưng nếu thiếu một cơ chế kiểm

sốt, thì nó lại có tác dụng “khuếch đại” tổn thất trong phạm vi rất lớn. Qua tìm hiểu về q trình sử dụng các cơng cụ điều chỉnh danh mục tại ngân hàng các nước cho thấy: Từ mục đích ban đầu là phòng hộ rủi ro và tái cơ cấu danh mục cho vay, nhiều ngân hàng đã sa đà trong việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục vào mục đích đầu cơ, kiếm lời, dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho toàn bộ nền kinh tế. Theo kết quả của cuộc

khảo sát về quan điểm và thực hành quản trị danh mục tín dụng do tổ chức Rutter Associates (Mỹ) phối hợp với tạp chí Tín dụng (Credit Magazine) tiến hành vào cuối năm 2000, các ngân hàng cho biết tỷ lệ cao nhất các khoản cho vay mà họ muốn nắm giữ không lớn hơn 10%, như vậy 90% các khoản cho vay cịn lại được chuyển nhượng, mà mục đích chính là để đầu cơ kiếm lời. Mơ hình bảo hiểm thuần túy cho các khoản nợ hoặc chứng khốn hóa có ký quỹ đầy đủ với mục đích phịng hộ rủi ro đã được thay thế bởi các mơ hình chứng khốn hóa kết hợp với hốn đổi rủi ro tín dụng. Như đã đề cập ở mục 1.2.4.2, đây là mơ hình tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bởi vì các tổ chức SPV phát hành chứng khốn trong khi họ khơng thực sự nắm quyền sở hữu các khoản vay có thế chấp, nói khác đi là “bán khống - short selling”. Cộng thêm với tác dụng của chứng khốn hóa có tính chất lan rộng tồn cầu, nên nó trở nên khó kiểm sốt. Sự sụp đổ của Lehman Brothers, một trong các ngân hàng cho vay ban đầu là ngịi nổ kích hoạt cho một cuộc đổ vỡ có tính lan truyền vào năm 2008 và những năm sau đó.

Khóa luận tốt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng

Bốn là cần phải xây dựng thị trường tài chính trong nước với nhiều loại hàng hóa, cơng cụ tài chính có khả năng thương mại cao.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính với nhiều loại cơng cụ đa dạng như:

phái sinh tín dụng, mua bán nợ các loại, chứng khốn hóa... với các mục đích và cách thức khác nhau, sẽ giúp cho các ngân hàng có thể tham gia trao đổi, mua bán nhằm thay

đổi cấu trúc danh mục tài sản, cũng như cấu trúc danh mục cho vay một cách nhanh chóng thuận lợi. Cũng khơng thể khơng nhắc đến ảnh hưởng tích cực của thị trường tài chính trong việc thúc đẩy tính linh hoạt, năng động và khả năng thích nghi của các ngân

hàng với điều kiện của nền kinh tế hiện đại.

Năm là vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng phải luôn luôn được nhấn mạnh.

Đây được xem là một trong các tuyến phịng thủ hữu hiệu nhất ở tầm vĩ mơ, đảm bảo phát hiện các dấu hiệu cảnh báo trên danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại, cũng như dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn diễn biến xấu có thể đưa đến khủng hoảng trên bình diện rộng. Mặc dù quản trị danh mục cho vay là công việc của từng ngân hàng, tuy nhiên hậu quả của một cơ chế quản trị yếu kém không phải chỉ giới hạn cho một ngân hàng, mà có tính lan truyền (do đặc điểm của kinh doanh tiền tệ), vì vậy sự giám sát cảnh báo của cơ quan giám sát ngân

hàng là đặc biệt cần thiết. Bên cạnh đó, việc hình thành một khung pháp lý chặt chẽ cho

hoạt động ngân hàng cũng như thị trường tài chính cũng rất cần được coi trọng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, thì sở dĩ cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt nguồn tại Mỹ nhưng bùng nổ trên bình diện tồn cầu cũng là vì các cơ quan giám sát đã bng lỏng thị trường các cơng cụ chứng khốn hóa và phái sinh tín dụng. Với hệ thống ngân hàng thương mại có điểm xuất phát thấp về quản trị như Việt Nam thì vai trị của cơ quan giám sát càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng

Kết luận chương 1

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho tồn bộ khóa luận, chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có:

Thứ nhất: Khái niệm danh mục cho vay và rủi ro danh mục cho vay của ngân

hàng thương mại được làm rõ thông qua việc mô tả các tiêu thức được sử dụng khi xây dựng danh mục cho vay cũng như các loại rủi ro trên danh mục cho vay của một ngân hàng thương mại. Chương 1 phân biệt hai phương pháp quản trị danh mục chủ động và thụ động. Đồng thời làm rõ nội dung của phương pháp quản trị chủ động, hay còn gọi là phương pháp quản trị danh mục hiện đại.

Thứ hai: Các nội dung của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động

được diễn giải trình tự theo các bước: hoạch định; tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh sau giám sát.

Thứ ba: Chương 1 cũng đề cập đến quá trình phát triển hoạt động quản trị danh

mục cho vay, xu hướng chuyển đổi từ cách thức quản trị truyền thống sang quản trị danh

mục hiện đại của các nước trên thế giới như: Đức, Mỹ. Những nội dung quản trị danh mục cho vay đã và đang thực hiện tại các nước như đa dạng hóa cho vay theo ngành/ lĩnh vực kinh tế, quy định các giới hạn an toàn để tránh rủi ro tập trung, ứng dụng các mơ hình đo lường rủi ro danh mục, vận dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục... được phân tích dưới góc độ là kinh nghiệm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, khóa luận chỉ ra 5 bài học khái quát cho hệ thống ngân hàng Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là tầm quan trọng của quản trị danh mục cho vay, yêu cầu ứng dụng các mơ hình đo lường rủi ro danh mục, hiểu và sử dụng hiệu quả các công

cụ tài chính hiện đại vào điều chỉnh danh mục cho vay, sự cần thiết phải phát triển thị trường tài chính trong nước và cuối cùng là nhấn mạnh vai trò của cơ quan giám sát hoạt

động ngân hàng trong nước. Đây là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho sự hồn thiện và phát triển hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Năm Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng huy động RO A ROE an toànTỷ lệ vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 2010 31.19 36.24 0.92 10.28 - - - 2011 12 14.33 1.09 11.86 - - - 2012 89 16.00 0.62 6.31 13.75 17.16 89.35 Q3/2013 6.9 10.50 0.49 5.18 13.25 17.4 84.71

Khóa luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w