Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB

2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại MB

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. về bộ máy thực hiện quản trị danh mục cho vay: MB đã xây dựng

được

bộ máy thực hiện và giám sát danh mục cho vay ba tuyến phòng vệ

Quản trị danh mục nói riêng và quản trị ngân hàng nói chung địi hỏi phải tn theo những quy tắc về mặt tổ chức như đã đề cập trong chương 1. Tại MB, mơ hình tổ chức ba tuyến phịng vệ trong q trình thực hiện và giám sát danh mục cho vay đã được

hình thành.

Quan điểm chặt chẽ về quản trị rủi ro nói chung và quản trị danh mục cho vay nói riêng của MB được thể hiện ngay trong cơ cấu tổ chức toàn hệ thống từ cấp HĐQT xuống từng cán bộ nhân viên MB, trở thành văn hóa của ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp 48 Học viện Ngân hàng

Hình 2.1

Mơ hình tổ chức quản trị danh mục cho vay của MB

Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2013

Tuyến phòng vệ thứ nhất chính là bộ phận tác nghiệp, được xem là nơi “tạo ra” rủi

ro, bởi vì bộ phận tác nghiệp là nơi thực hiện các giao dịch cho vay, từ đó mà hình thành

nên danh mục cho vay của ngân hàng. Hiện nay MB đã thiết lập một quy trình cấp tín dụng được đánh giá là chặt chẽ và việc tuân thủ quy trình này được xem là thiết lập các chốt kiểm sốt cài đặt trong chính q trình tác nghiệp, từ đó rủi ro danh mục cho vay sẽ được kiểm sốt. Chính sách tín dụng của MB năm 2013 quy định nhiệm vụ của khối tác nghiệp trong việc kiểm sốt tỷ lệ cơ cấu tín dụng và giới hạn an toàn: “Khối tác

nghiệp chủ động đề xuất giải pháp để kiểm sốt các tỷ lệ cơ cấu tín dụng, giới hạn an toàn của các Khối. Trường hợp vượt các hạn/ tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo quy định cần thơng

Khóa luận tốt nghiệp 49 Học viện Ngân hàng

Bên cạnh khối tác nghiệp, tại MB đã hình thành khối quản trị rủi ro có chức năng độc lập, hoạt động song song với khối tác nghiệp, chịu sự điều hành của Ban giám đốc. Nhiệm vụ của Khối quản trị rủi ro của MB theo quy định trong chính sách tín dụng:

“Khối quản trị rủi ro có trách nhiệm theo dõi kiểm sốt các tỷ lệ cơ cấu tín dụng và giới

hạn an tồn định kì hàng tháng/q đảm bảo tn thủ theo chính sách tín dụng.” Trong

cơ cấu khối quản trị rủi ro có thành lập phịng quản lý rủi ro, hoạt động độc lập tương đối với các phòng ban tác nghiệp/kinh doanh thuộc các khối khác như phòng quan hệ khách hàng, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân. Đây là mơ hình phù hợp với quan điểm quản trị rủi ro ngân hàng trong xu thế hiện nay. Với chức năng theo dõi giám sát rủi ro một cách độc lập, là đầu mối giúp Ban điều hành nắm vững

tình trạng “sức khỏe” của danh mục cho vay, khối/ bộ phận quản lý rủi ro được xem là tuyến phòng vệ thứ hai rất hữu hiệu trong quản trị danh mục cho vay.

Cuối cùng là tuyến phòng vệ thứ ba với chức năng của Ban kiểm soát và được thực

hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, trực thuộc Ban kiểm soát. Trong mơ hình của các ngân hàng TMCP hiện nay nói chung và MB nói riêng, Ban kiểm sốt trực thuộc đại hội

đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Điều này đảm bảo cho sự tách biệt giữa chức năng giám sát với chức năng hoạch định chiến lược và chức năng tác nghiệp. Với vị trí độc lập này, ban kiểm sốt có quyền triệu tập đại hội cổ đơng bất thường nếu thấy HĐQT có dấu hiệu vi phạm. Nếu như tính độc lập của khối quản trị rủi ro phần nào bị hạn chế (do vẫn trực thuộc Ban điều hành) thì bộ phận kiểm tốn và Ban kiểm sốt có tính độc lập rất cao: có thể đánh giá cả cơng tác quản trị của HĐQT và công tác điều hành của ban giám đốc, thực hiện đồng thời giám sát tuân thủ và giám sát cảnh báo rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay nói chung, danh mục cho vay nói riêng.

Có thể nói với mơ hình tổ chức giám sát 3 tuyến phịng vệ như trên, về cơ bản MB

đã thể hiện rõ quan điểm hướng tới quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro danh mục cho vay. Mơ hình này giúp MB thực hiện tốt các ngun tắc quản trị rủi ro bao gồm nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc bốn mắt...

2.3.1.2. Về công tác hoạch định mục tiêu, thiết lập danh mục và xây dựng chính

sách mục tiêu cho danh mục cho vay: Hàng năm, MB đã dự kiến các chỉ tiêu và xây

dựng các chính sách liên quan đến quản trị danh mục cho vay, bước đầu định hướng cho

Khóa luận tốt nghiệp 50 Học viện Ngân hàng

Những định hướng cho việc hình thành danh mục cho vay đã được MB xây dựng trong chính sách cho vay hàng năm và được HĐQT thơng qua. Trong báo cáo thường niên 2013 có xác định: “định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì hợp lý nhóm khách hàng, chú trọng khách hàng doanh nghiệp lớn tầm trung”, “ưu tiên nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiêp vừa và nhỏ, công nghiêp phụ trợ, công nghệ cao.

2.3.1.3. về tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay: Ban lãnh đạo của

MB đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Khối trong hoạt động cho vay, và kiểm

soát chất lượng danh mục

Chính sách tín dụng của MB quy định về quản lý chất lượng tín dụng như sau: Tồn hệ thống thực hiện tuân thủ đúng quy trình, tăng cường nhận thức, phát hiện rủi ro phát sinh tro q trình cấp tín dụng (Cho vay, bảo lãnh, LC) và chủ động, quản lý,

giám sát tồn bộ danh mục tín dụng đồng thời quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ đảm bảo mục tiêu chất lượng tín dụng của tồn MB và từng đơn vị kinh doanh trong năm 2013. Cơng tác rà sốt chất lượng danh mục của từng đơn vị đảm bảo các nội dung sau :

- Nội dung rà sốt : Đánh giá tình hình tài chính ( xác định rõ bản chất Khách hàng bị mất cân đối tài chính, khả năng quản lý tài chính của khách hàng); đánh giá nguồn trả nợ cho khoản vay của khách hàng tại MB (về chất lượng khoản thu, chất lượng

hàng tồn kho, tài sản dự kiến bán để trả nợ, nguồn thu từ phương án kinh doanh mới hoặc phương án quay vòng vốn); Đánh giá xu hướng kinh doanh của khách hàng (Họ có cịn thực sự hoạt động sản xuất kinh doanh khơng, định hướng, kế hoạch và giải pháp

kinh doanh của khách hàng) ; Đánh giá tài sản bảo đảm cho khoản vay MB (Thực tế tài sản bảo đảm. Thực trạng và khả năng quản lý tài sản bảo đảm của MB, giá trị tài sản bảo đảm định giá lại, khả năng cân đối tài sản dư nợ)

- Kết quả rà soát của chi nhánh đảm bảo trả lời được các nội dung sau : Đánh giá danh mục tín dụng chi nhánh quản lý (Xác định cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo so với tổng dư nợ và tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo trong năm); Đánh giá

từng khách hàng (Khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng - hoạt động ổn đinh, duy trì, cầm chừng hay khơng hoạt động; Khả năng thu hồi nợ gốc, lãi cho vay, lãi treo - nguồn trả nợ và tính chắc chắn, khả năng quản lý nguồn trả nợ của MB); Lựa chọn các

giải pháp thu hồi nợ (Đôn đốc khách hàng trả nợ; cho vay lại trên cơ sở thu hồi nợ; cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ); Bán tài sản bảo đảm thu hồi

Khóa luận tốt nghiệp 51 Học viện Ngân hàng

nợ; Miễn giảm lãi để khách hàng trả nợ dứt điểm; Tái cấu trúc doanh nghiệp M&A; Khởi kiện)

2.3.1.4. về điều chỉnh danh mục cho vay: MB đã sử dụng biện pháp nội bảng

trong khi điều chỉnh danh mục cho vay

Mua, bán nợ - gán nợ giữa các ngân hàng dưới hình thức bán nợ miễn truy địi (bán

hồn tồn) và bán nợ có kỳ hạn giữa các ngân hàng được sử dụng khá phổ biến tại TCTD

Việt Nam để tránh/chuyển rủi ro, hỗ trợ xử lý nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng. Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ đang hình thành với sự ra đời của các công ty quản lý tài sản trực thuộc ngân hàng và VAMC được thành lập, hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. Nghiệp vụ mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 quy định Quy chế mua bán nợ của các TCTD, Quyết định 16/QĐ-HĐTV ngày 24/9/2013 của VAMC về Quy chế mua, bán và xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam.

Hiện nay, MB đã có Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản (MBAMC) thực hiện chức năng: tiếp nhận, quản lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng trong hệ thống MB, cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp; giúp giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong hệ thống của MB trong quá trình hoạt động nhằm giảm đến mức thấp nhất các tổn

thất; trực tiếp mua - bán, làm môi giới và cấu trúc lại các khoản nợ của MB và các TCTD khác; xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng các biện pháp thích hợp.

2.3.1.5. về cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản trị danh mục cho vay: MB

đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo cơ sở cho quá trình đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro danh mục nói riêng

Một trong những nội dung quan trọng để quản trị rủi ro nói chung và rủi ro danh mục cho vay nói riêng là sử dụng phương pháp đo lường đánh giá rủi ro thích hợp. Theo

khuyến nghị của ủy ban Basel các ngân hàng có thể lựa chọn một trong ba phương pháp:

phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản; phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao và phương

pháp tiêu chuẩn hóa, miễn sao phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng. Trong ba phương pháp nêu trên, phương pháp tiêu chuẩn hóa (dựa trên đánh giá của các cơ quan xếp hạng bên ngoài) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển, nhưng khơng thích hợp và khơng được ưa chuộng tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, 2 phương pháp đánh giá còn lại thường được quan tâm hơn. Tại Việt Nam, hướng dẫn của

Khóa luận tốt nghiệp 52 Học viện Ngân hàng

NHNN trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN yêu cầu các ngân hàng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Như vậy có thể hiểu xu hướng của NHNN là khuyến khích các ngân hàng sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ. Theo đó mỗi ngân hàng sẽ sử dụng cách đánh giá của riêng mình, khơng dựa vào kết quả của các cơ quan xếp hạng

tín nhiệm bên ngồi.

Tại ngân hàng MB, các cơng cụ kiểm sốt rủi ro theo tiêu chuẩn tiên tiến hướng đến Basel II đang được đầu tư xây dựng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của MB bắt đầu được áp dụng từ năm 2008 theo phương pháp chuyên gia. Đến năm 2012, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng lại theo phương pháp thống kê và triển khai áp dụng trước với mảng khách hàng cá nhân và khách hàng SME siêu nhỏ và hiện đang được tiếp tục nghiên cứu triển khai cho các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp còn lại.

Theo Quyết định số 8738/NHNN-CNH của Thống đốc NHNN, MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên được chấp thuận thực hiện chính sách dự phịng rủi ro theo Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo MB, Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN sẽ giúp các ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phịng một cách hoàn chỉnh hơn, đánh giá dựa trên các yếu tố định tính và định lượng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và tiến gần tới chuẩn mực quốc tế.

Với quyết định trên, MB sẽ được lấy kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở để thực hiện chính sách dự phịng rủi ro tín dụng; tạo thuận lợi cho ngân hàng này trong việc hoạch định và thực thi chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và chính sách khách hàng để đảm bảo hoạt động an tồn và hiệu quả. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ trợ giúp MB đánh giá chất lượng của tồn bộ danh mục tín dụng, xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất tín dụng theo từng

dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Việc MB áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt khoản vay, tạo điều kiện cho khách hàng kịp thời tiếp cận được các cơ hội kinh doanh và tiến dần đến các thông lệ quốc tế trong việc

xếp hạng tín nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w