Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay đối vớ

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 79)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB

3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay đối vớ

CHO VAY ĐỐI VỚI MB

3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược

Đây là giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các giải pháp tiếp theo đối với MB. Giải pháp có tính chiến lược bao gồm các nội dung sau:

3.2.1.1. Những nội dung có tính định hướng chiến lược cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của MB

Một là hoạch định mục tiêu quản trị danh mục cho vay trong mối liên hệ chặt chẽ

với các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về tăng trưởng thị phần, phát triển thương hiệu.

Trong đó cân nhắc mức độ tổn thất danh mục cho vay mà MB có thể chấp nhận được, tùy thuộc vào quy mơ vốn tự có của ngân hàng. Mục tiêu quản trị danh mục cho vay có thể thay đổi hàng năm, căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng.

Hai là để thực hiện mục tiêu quản trị danh mục cho vay, MB phải cụ thể hóa

bằng

các phương án danh mục cho vay khác nhau. Trong đó, mỗi phương án danh mục cho

vay với tỷ trọng các loại tài sản cho vay được thiết kế đa dạng, từ đó hình thành lợi nhuận và tổn thất khác nhau giữa các phương án. Ngân hàng cần lựa chọn phương án phù hợp nhất, sao cho hoàn thành mục tiêu, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trong q trình thực hiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi định hướng chiến lược quản trị danh mục cho vay, ngân hàng phải lường trước những thay đổi có tính chu kỳ của nền kinh tế tác động

tới kết cấu cũng như chất lượng của danh mục. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng các phương án danh mục cho vay khác nhau phù hợp với các kịch bản nhất định. Khi kịch bản thay đổi, tất yếu ngân hàng phải lựa chọn một phương án danh mục khác cho phù hợp.

Khóa luận tốt nghiệp 65 Học viện Ngân hàng

quản trị danh mục cho vay, chẳng hạn như chính sách đa dạng hóa các loại hình cho

vay, chính sách phân loại rủi ro và trích lập dự phịng, chính sách quy định giới hạn an tồn trong cho vay... Các chính sách quản trị danh mục cho vay cần phải có sự nhất quán, phù hợp với các chính sách nội bộ khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của ngân

hàng. Chẳng hạn như các chính sách ưu tiên cho vay đối với một số đối tượng, chính sách khốn lương thưởng theo chỉ tiêu dư nợ đã phân bổ cho chi nhánh hoặc nhân viên cho vay (như đã chỉ ra trong hạn chế ở chương 2). thực chất là mâu thuẫn với các chính sách quản trị danh mục vì nó có thể kích thích đạt lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng phá vỡ cơ cấu danh mục cho vay kế hoạch của ngân hàng, gây tổn hại trong dài hạn. Ngồi ra, các chính sách quản trị danh mục cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của NHNN, mặt khác cũng phải phù hợp với điều kiện riêng biệt của từng ngân hàng.

Tất cả các nội dung mang tính chiến lược nêu trên, cần phải được xác định hoặc được thông qua bởi các cấp quản trị cao nhất trong ngân hàng, đó là HĐQT và Ban điều

hành của MB.

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục cho vay

3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng

Như đã đề cập trong phần lý luận, căn bản nhất của công tác quản trị danh mục cho vay chính là quản trị rủi ro tập trung trên danh mục. Đó là lý do vì sao các MB cần phải coi trọng các nhân tố chi phối việc kiểm soát và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Một trong các nhân tố đó là đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng. Sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro thể hiện chỗ nó tách biệt với các bộ phận tác nghiệp khác trong ngân hàng. Đây là điều cần thiết để đảm bảo rằng công việc của bộ phận này sẽ không bị chi phối bởi quá trình tác nghiệp, thể hiện đúng nguyên tắc tách rời giữa bộ phận tạo rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro, làm đúng chức năng quản lý rủi ro.

Tính tập trung trong quản lý rủi ro đảm bảo các loại hình rủi ro khơng bị chia nhỏ trong quá trình quản lý, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể dễ dàng hơn. Mặt khác tính tập trung của bộ phận quản lý rủi ro cũng địi hỏi các thơng tin và những nghiên cứu về rủi ro của ngân hàng cần phải do một đầu mối đảm nhận và chịu trách nhiệm, nếu phân tán sẽ rất khó quản lý hiệu quả.

Khóa luận tốt nghiệp 66 Học viện Ngân hàng

phải xác định rõ ràng nhiệm vụ mà bộ phận này phải đảm trách. Những công việc thuộc

chức năng của bộ phận quản lý rủi ro bao gồm:

- Xây dựng một hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và kiểm soát rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của MB. Đặc biệt là xây dựng mơ hình đo lường để tính tốn định lượng tổn thất mà rủi ro danh mục mang lại, đồng thời xác định khả năng

chịu đựng rủi ro thông qua vốn của ngân hàng.

- Xác định các giới hạn an toàn cho vay đối với từng khách hàng và từng nhóm

khách hàng, trên tất cả các khu vực, các miền, các hoạt động cho vay của ngân hàng. Đồng thời phải có cơ chế đảm bảo giám sát việc thực hiện các giới hạn này.

- Thiết kế các kịch bản và thử nghiệm tác động của những điều kiện thị trường

ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu danh mục cho vay của MB.

- Là đầu mối tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến rủi ro một cách thường xuyên, liên tục và chuyển kết quả đó cho ban điều hành, giúp các nhà quản trị cấp cao đánh giá thực chất về tồn cảnh rủi ro của ngân hàng nói chung, trong đó có rủi ro liên quan đến danh mục cho vay.

- Trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2020, bộ phận quản lý rủi ro của MB đặc biệt sẽ là nơi tập trung nghiên cứu để ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro (trong đó

có quản lý rủi ro danh mục cho vay) theo tinh thần của Basel 2, tiến tới tiếp cận theo tinh thần của Basel 3.

Hiện nay, để đảm bảo tính tập trung, bộ phận quản lý rủi ro của MB đã quản lý tất cả các loại hình rủi ro, chứ khơng tách riêng từng loại rủi ro.

3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả

Để phục vụ cho cơng tác quản trị danh mục cho vay có hiệu quả, đầu tiên phải đề cập tới vai trị của các thơng tin mang tính dự báo giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến

lược một cách chủ động. Thiếu các thông tin kinh tế dự báo chính xác là một hạn chế tồn tại như đã chỉ ra trong chương 2. Muốn khắc phục điểm hạn chế này cần phải có một

bộ phận làm nhiệm vụ phân tích và cung cấp các thơng tin dự báo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại ngân hàng. Đối với MB, ngân hàng nên thành lập riêng bộ phận nghiên

cứu kinh tế để tăng tính chun mơn hóa và hiệu quả, hơn là ghép chung trong một bộ phận/ phịng ban có sẵn của ngân hàng. Bộ phận này nhất thiết không được để cho bộ phận quản lý rủi ro kiêm nhiệm, bởi vì điều này sẽ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quá

trình thực hiện quản lý rủi ro.

Khóa luận tốt nghiệp 67 Học viện Ngân hàng

liên quan đến q trình thực hiện danh mục, hay nói khác đi đây là các thơng tin báo cáo, phục vụ cho công tác điều hành. Do yêu cầu phải cập nhật hàng ngày nên mạng lưới thông tin báo cáo được thiết kế chặt chẽ, bao gồm cơ chế truyền đạt thông tin từ trên xuống và cơ chế báo cáo theo hàng ngang hoặc là lên cấp trên. Một hệ thống thông tin báo cáo được truyền dẫn thông suốt sẽ giúp cho các nhà quản trị cập nhật thường xuyên thực trạng danh mục cho vay của ngân hàng, thực trạng danh mục với các biểu hiện của sự thiếu đa dạng, tập trung rủi ro sẽ được nhận diện và đo lường, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, đáp ứng được mục tiêu của ngân hàng. Như đã đề cập trong phần phân tích thực trạng, hiện nay ở MB đã hình thành mơ hình 3 tuyến phòng vệ tham gia thực hiện và giám sát danh mục. Ba tuyến phòng vệ này

bao gồm bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kiểm toán nội bộ. Riêng

bộ phận quản lý rủi ro do chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên rủi ro danh mục cho vay nên cần phải được tổ chức theo hàng dọc, được nối kết từ bộ phận theo dõi rủi ro tại

chi nhánh cơ sở lên thẳng khối quản lý rủi ro tại hội sở. Từ đây các thông tin báo cáo được chuyển đến cho Ban điều hành của MB để cập nhật được trạng thái của danh mục cho vay, tạo điều kiện cho các quyết định quản trị được ban hành kịp thời.

Cuối cùng hệ thống công nghệ tin học hiện đại được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ thống thơng tin quản trị của ngân hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải trang bị máy móc phục vụ cho việc nhập liệu, phân tích định lượng rủi ro, xây dựng phần mềm tính tốn mơ hình đo lường rủi ro. Do công việc quản trị danh mục gồm nhiều nội dung rất phức tạp nặng về định lượng, vì vậy hệ thống

cơng nghệ tin học cần phải hiện đại để đáp ứng được yêu cầu này.

3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh

mục hiện đại.

3.2.3.1. Tiếp tục hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ cho quản trị giao dịch cho vay và tạo tiền đề áp dụng phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện đại

MB là ngân hàng có quy mơ vốn lớn do vậy việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống xếp hạng tín dụng là một lợi thế, vì đối với các ngân hàng nhỏ, đầu tư xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ khiến các ngân hàng này chịu chi phí đầu vào tăng,

nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp 68 Học viện Ngân hàng

Thực tế là hiện nay tại MB, chỉ có khoảng 2 đến 3 tiện ích của hệ thống xếp hạng tín dụng được hiểu đúng. Vì vậy, đề xuất tiếp tục hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ cũng có nghĩa là yêu cầu hiểu rõ và tận dụng được hết những ưu việt mà hệ thống

này mang lại cho công tác quản trị hoạt động cho vay, đặc biệt là những ưu thế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị danh mục cho vay. Cụ thể là:

- Trên cơ sở hạng tín dụng của người vay, MB cần phải quy định rõ các giới hạn an toàn trong cho vay đối với từng hạng khách hàng, theo nguyên tắc hạng khách hàng càng cao thì giới hạn cho vay sẽ cao và ngược lại. Đây thực chất là cụ thể hóa mức

cho vay tối đa trên cơ sở giới hạn cấp tín dụng đang được quy định trong Luật các TCTD

hiện tại. Việc xây dựng các giới hạn này là để hình thành căn cứ cho quá trình giám sát thực hiện danh mục cho vay, hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục.

- Dựa trên các kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng có thể tính chính xác mức độ tổn thất kỳ vọng (EL) theo công thức của ủy ban Basel. Mức tổn thất này được tính tốn từ ba yếu tố xác suất vỡ nợ (PD) căn cứ vào hạng người vay,

yếu tố tỷ lệ tổn thất của khoản vay khi vỡ nợ (LGD) và giá trị danh nghĩa của khoản vay

(EAD). Căn cứ vào giá trị EL tính được, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cho những tổn

thất dự kiến được. Đây là một tiện ích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà các ngân hàng chưa tận dụng được, do hiện tại các ngân hàng vẫn tuân thủ trích dự phịng tổn thất theo quyết định 493/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, hạn chế của cách trích dự phịng trong quyết định 493/QĐ-NHNN là chỉ căn cứ vào nhóm nợ, khơng phân biệt theo hạng

khách hàng. Nếu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để đưa yếu tố xác suất vỡ nợ của từng khách hàng vào công thức tính tốn (như hướng dẫn của ủy ban Basel) chắc chắn khoản trích dự phịng này sẽ sát đúng với thực tế của từng ngân hàng hơn.

- Kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cung cấp những dữ liệu quan trọng (như PD, LGD) để ngân hàng xây dựng mơ hình đo lường rủi ro danh mục cho vay. Đây cũng là một tiện ích quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng chưa được hiểu đúng tại Việt Nam. Như đã đề cập trong mục 1.2.2.2 sử dụng mơ hình định lượng rủi ro là đặc trưng nổi bật của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động. Thơng qua các mơ hình này, tổn thất của toàn danh mục cho vay sẽ được ước tính

sát đúng với thực trạng danh mục cho vay của từng ngân hàng. Trên cơ sở đó, MB sẽ đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình khi so sánh với mức vốn tự có thực tế mà ngân hàng đang sở hữu.

Khóa luận tốt nghiệp 69 Học viện Ngân hàng

cho việc tính tốn giá/ phí chuyển nhượng các khoản cho vay trên thị trường tài chính, đảm bảo quyền lợi của bên trong giao dịch

3.2.3.2. Xây dựng mơ hình đo lường rủi ro danh mục cho vay

Xây dựng mơ hình đo lường rủi ro là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động. Như đã đề cập

trong chương 1, căn cứ vào quy mơ của vốn tự có thực tế tại ngân hàng, sử dụng các mơ

hình đo lường sẽ giúp ngân hàng đưa ra được các phương án danh mục khác nhau, thỏa mãn yêu cầu về lợi nhuận và rủi ro như mục tiêu đã hoạch định. Cịn trong giám sát thực

hiện, mơ hình sẽ giúp ngân hàng tính tốn mức độ rủi ro đang diễn ra trên danh mục, từ đó làm căn cứ cho các quyết định điều hành ra đời. Sử dụng các mơ hình đo lường rủi ro nội bộ là đặc trưng của hoạt động quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại và chỉ được áp dụng từ cuối thập niên 90 trở lại đây. Chính vì vậy các mơ hình đo lường rủi ro được xem là các mơ hình quản trị danh mục hiện đại.

3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay khi hành

lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép

• Đối với mua bán nợ

Như đã trình bày trong chương 1, mua bán nợ được xem là hình thức điều chỉnh danh mục đơn giản nhất và hiện tại Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho nó. Tuy nhiên

do nhiều hạn chế như đã phân tích trong chương 2 nên quy chế này không được phát huy. Để khắc phục những điểm hạn chế này và đưa mua bán nợ trở thành một phương tiện phổ cập hơn, MB cần có những lưu ý sau đây:

Thứ nhất: dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía NHNN, ngân hàng

cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục cho vay tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 617 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w