CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI MB
3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các
Như đã phân tích trong chương 2, quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại đang là xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng, tuy nhiên việc ứng dụng vào hoạt động của các ngân hàng khơng phải là cơng việc có thể hồn tất trong một thời gian ngắn được. Để phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 do NHNN đề ra, phần dưới đây khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện
hoạt động quản trị danh mục cho vay của MB theo xu hướng hiện đại từ nay đến năm 2020.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤCCHO CHO
VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020
Năm 2006 Chính phủ ban hành quyết định 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đề án có đề cập đến các nội dung căn bản sau đây:
• Ve mục tiêu chung:
Tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
• Ve định hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại:
Nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, trong đề án có vạch ra các định hướng chiến lược cơ cấu lại toàn diện các ngân hàng thương mại trên các mặt cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động) bao
gồm
sắp xếp lại, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của ngân hàng thương mại phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các ngân hàng
Khóa luận tốt nghiệp 62 Học viện Ngân hàng
Thứ hai: Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính) bao gồm tiếp tục
tăng
quy mơ vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Bên cạnh đó tăng vốn tự có của ngân hàng bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại
để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động, của các ngân hàng thương mại, bảo đảm duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.
Thứ ba: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, theo đó, các TCTD
được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, cơng khai, bình đẳng. Đặc biệt NHNN đóng vai trị chủ yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân
hàng.
3.1.2. Đề xuất định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay
tại MB đến năm 2020
Căn cứ vào định hướng phát triển ngành ngân hàng như đã đề cập trong mục 3.1.1,
xuất phát từ thực trạng quản trị danh mục cho vay tại MB trong giai đoạn 2010 - 2013, khóa luận xây dựng định hướng hồn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại MB
đến năm 2020 với các nội dung cơ bản như sau: 3.1.2.1. Mục tiêu hồn thiện
Mục đích sau cùng của quản trị danh mục cho vay là xây dựng được một danh mục
cho vay thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng về lợi nhuận và rủi ro, nhất là đảm bảo tổn
thất của tồn danh mục ln nằm trong khả năng, giới hạn chịu đựng của ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản trị danh mục cho vay của MB hiện nay, q trình hồn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hoàn tất cơ cấu tổ chức ngân hàng theo xu hướng chú trọng quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị rủi ro danh mục cho vay, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và Luật các TCTD Việt Nam.
- Xây dựng cách thức đo lường rủi ro danh mục cho vay thông qua các mơ hình đo lường nội bộ, vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, vừa phù hợp với điều kiện
Khóa luận tốt nghiệp 63 Học viện Ngân hàng
thực tế của ngân hàng.
- Từng bước vận dụng các công cụ kỹ thuật trong quản trị danh mục hiện đại đảm bảo đạt được các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
3.1.2.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại MB
Một là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay bao gồm các nội dung
cụ thể đó là hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay.
Đây là các nội dung/các bước trong tiến trình thực hiện hoạt động quản trị danh mục cho vay. Giữa các bước trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bước trước tạo tiền đề thực hiện cho bước sau và bước sau thực hiện trên kết quả của bước trước đó. Tất cả được ví như các mắt xích trong một dây chuyền. Vì vậy để thực hiện thành cơng hoạt động quản trị danh mục cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời hoàn thiện tất cả các nội dung nêu trên. Đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, nhằm hướng tới một phương pháp quản trị chủ động, thích hợp với nền kinh tế hiện đại.
Hai là hoàn thiện các yếu tố là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp quản trị
danh mục chủ động
Quản trị danh mục hiện đại được xây dựng trên nền móng nhiều yếu tố về kỹ thuật,
pháp lý và xã hội, nên muốn q trình hồn thiện đạt hiệu quả tốt, cần phải hội đủ các yếu tố cơ sở cho nó. Chẳng hạn hệ thống thơng tin dự báo, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các phần mềm kỹ thuật để xây dựng mơ hình định lượng, hệ thống dữ liệu lưu trữ trong nhiều năm liền, mơ hình tổ chức phù hợp, hiệu quả cao, hệ thống giám sát chặt
chẽ.
Ba là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải kết hợp chặt chẽ với hoàn thiện quản trị giao dịch cho vay tại ngân hàng.
Quản trị giao dịch cho vay và quản trị danh mục cho vay là hai phương thức được sử dụng trong quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Chúng được ví như hai chân trên cùng một cơ thể, vì vậy nhất thiết phải được thực hiện đồng thời, gắn kết với nhau để cùng hỗ trợ cho nhau. Nếu quản trị giao dịch cho vay tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị danh mục cho vay và ngược lại nếu quản trị giao dịch khơng tốt sẽ cản trở cho việc hồn thành quản trị danh mục cho vay của ngân hàng.
Bốn là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải đồng thời với hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 64 Học viện Ngân hàng
Bất cứ hoạt động nào muốn thành công cũng phải có yếu tố con người tác động chính và hoạt động quản trị danh mục cho vay cũng không ngoại lệ. Muốn quản trị danh
mục cho vay thành cơng, phải có đội ngũ các nhà quản trị tâm huyết, có tầm nhìn tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu các kỹ thuật hiện đại, chuyên nghiệp, đủ khả năng thực hiện ý đồ của nhà quản trị, có đạo đức nghề nghiệp... Có thể nói hoạt động quản trị danh mục cho vay ln phải có sự kết hợp với việc hồn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại mỗi ngân hàng mới đảm bảo thành công được.