1.2. Các tranh chấp thường phát sinh trong q trình TTQT bằng tín dụng
1.2.2. Một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong TTQT bằng tín dụng chứng
nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa.Với những hợp đồng XNK bình thường, các tranh chấp về chứng từ bảo hiểm ít xảy ra vì các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không phải chịu trách nhiệm cho việc mua hàng hóa xuất khẩu. Đây được coi là một nhược điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm tong việc lập chứng từ, nay lại càng yếu kém hơn do ít phải cọ xát với thực tế mà đặc biệt là việc mua bảo hiểm. Việc thiếu kinh nghiệm mua bảo hiểm đã khiến nhiều doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam bị lỗ vốn trong các thương vụ mua bán kiểu này do chứng từ bảo hiểm có sai sót khi xuất trình thanh tốn theo L/C .
b. Tranh chấp phát sinh do có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ với nhau
Các chứng từ được lập trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng phải phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, giữa các chứng từ đó khơng được mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên các NXK thường mắc lỗi trong khi lập chứng từ theo tiêu chuẩn này vì quan điểm thế nào là sự mâu thuẫn giữa các chứng từ cịn có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ, theo yêu cầu chứng từ hóa đơn lập có mơ tả hàng hóa là một loại máy, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi tên khoa học khác của loại hàng hóa này dù xét về bản chất thì có thể thấy hàng hóa này là cùng loại, vậy đó có gọi là mâu thuẫn? Trong quá trình kiểm tra chứng từ, với sự linh hoạt nhất định thì ngân hàng có thể phán xét chứng từ khơng mâu thuẫn, song trong những trường hợp khác thì ngân hàng với không thể phát hiện ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngồi của nó. Do đó khi tạo lập chứng từ, NXK là nên kiểm tra kỹ và loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức đó theo u cầu của L/C để tranh xảy ra tranh chấp khơng đáng có.
1.2.2. Một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong TTQT bằng tín dụngchứng từ chứng từ
1.2.2.1. Do sự bất cập của nguồn luật điều chỉnh
Nguồn luật điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ vô cùng phức tạp. Điều này là do 2 lý do chính như sau. Thứ nhất, đây là hoạt động mang tính chất quốc tế, vì vậy các chủ thể tham gia không những chịu tác động bởi Luật quốc tế; Luật pháp, thơng lệ và tập qn quốc gia mình mà cịn ảnh hưởng bởi nước đối tác. Thứ hai,
phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến 3 quan hệ hợp đồng mà mỗi loại lại được điều chỉnh bằng những nguồn luật khác nhau: hợp đồng mua bán ngoại thương giữa NNK và NXK, hợp đồng dịch vụ mở thư tín dụng giữa NHPH và NNK và cam kết trả tiền của NHPH thể hiện trên thư tín dụng.
Bên cạnh đó, tập quán UCP và ISBP- những căn cứ luật pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến- vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Những phiên bản sau luôn được bổ sung và cải thiện từ những phiên bản trước để nhằm giúp việc giải quyết xung đột trong thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ trở nên hiệu quả, nhưng điều đó khơng có nghĩa là chúng có thể hồn tồn hồn hảo. Ví dụ như UCP 600 cịn hạn chế về việc kiểm tra các dữ liệu trong chứng từ xuất trình. Theo UCP thì: "Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín dụng, của bản thân chứng từ và của các tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ theo quy định khác hoặc với thư tín dụng". Người kiểm tra chứng từ sẽ xem xét các dữ liệu trong các loại chứng từ có giống nhau và giống với L/C hay khơng. Với quy định này, rất khó để xác định thế nào là dữ liệu khơng mâu thuẫn với nhau vì nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, thơng số có mâu thuẫn với nhau hay khơng cịn phụ thuộc vào trình độ, sự nhạy cảm, khẩu vị rủi ro của người kiểm tra chứng từ.
1.2.2.2. Do sự phức tạp của quy trình thanh toán
So với các phương thức thanh tốn khác như chuyển tiền, nhờ thu thì phương thức tín dụng chứng từ có quy trình thanh tốn phức tạp nhất. Ở mỗi bước, mỗi chủ thể tham gia có những trách nhiệm cũng như những sự ràng buộc với các bên là khác nhau. Tranh chấp có thể xảy ra ở mỗi bước trong quy trình thanh tốn L/C như sau:
Khi NNK lập đơn đề nghị mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình và được ngân hàng đồng ý mở L/C. Tranh chấp sẽ xảy ra giữa NNK và NXK nếu L/C không phù hợp với các quy định trong hợp đồng ngoại thương mà 2 bên ký kết.
Khi ngân hàng phát hành L/C có thể phát sinh tranh chấp giữa NHPH và NNK khi L/C trái với nội dung khi mở L/C
Khi NHTB nhận được L/C từ NHPH mà không phát hiện ra sự thiếu chân thực bề ngồi của L/C đó và vẫn tiến hành thơng báo cho người hưởng lợi thì cũng có thể dãn đến tranh chấp.
Tranh chấp cũng có thể xảy ra khi NXK không kiểm tra kỹ L/C, chấp nhận một L/C khó lập được bộ chứng từ phù hợp để địi tiền.
Sau khi hồn thành việc giao hàng, NXK lập bộ chứng từ để đòi tiền. Tranh chấp dễ phát sinh khi bộ chứng từ khơng phù hợp với L/C
Ngồi ra nếu NHPH thanh toán cho người hưởng lợi mà kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện ra sai biệt. Điều này có thể dẫn việc bị NNK từ chối thanh toán và xảy ra tranh chấp sẽ xảy ra.
1.2.2.3. Do sự bất cập trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đong
Khi tham gia ký kết hợp đồng, do sự sơ suất hoặc do hạn chế về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, pháp lý, các bên đã không quy định hoặc quy định không đầy đủ về các điều khoản thanh toán bằng L/C nên dẫn đến các tranh chấp phát sinh khi thực hiện L/C. Ví dụ như trường hợp sau, hợp đồng không quy định điều khoản cung cấp một số loại chứng từ nào đó nhưng khi mở L/C, NNK lại yêu cầu NXK cung cấp những loại chứng từ đó. NXK khơng chấp nhận, trong khi NNK không chịu điều chỉnh L/C cho phù hợp với hợp đồng. NXK khơng giao hàng dẫn đến tranh chấp vì NNK cho rằng NXK đã khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy, vì khi ký hợp đồng hia bên khơng quy định rõ các điều khoản cần thiết đã khiến NNK lợi dụng L/C để bổ sung hợp đồng và đó là nguyên nhân gây ra tranh chấp.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện hợp đồng, khi một trong hai bên cho rằng mình bị bất lợi nên đã chủ động vi phạm L/C, dẫn đến tranh chấp phát sinh. Từ phía NNK, họ có thể vi phạm trong các trường hợp như: khi nhận thấy cầu trên thị trường nội địa có xu hướng giảm, NNK chủ động khơng mở L/C, hủy hợp đồng. Hoặc NNK trì hỗn việc mở hoạt đồng để chờ xem tình hình biến động có thuận lợi cho mình khơng... Ngược lại, từ phía NXK, điều này có thể thể hiện qua việc như: khơng lập chứng từ tuân theo yêu cầu của L/C hay giao hàng khơng hồn tồn phù hợp với L/C nhưng vẫn lập bộ chứng từ phù hợp để địi tiền.
1.2.2.4. Do sự tác động của kinh tế, chính trị
Những rủi ro về chính trị, kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách ngoại thương của một quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi ích của các bên tham gia. Sự bất ổn có thể diễn ra ở nước nhập khẩu khiến chính phủ nước này cấm các cơng ty nước mình thanh tốn ngoại tệ ra nước ngồi, hoặc hàng hóa đó thuộc diện cấm nhập
khẩu nên không làm được thủ tục thông quan. Điều này dẫn đến NXK đã giao hàng nhưng NNK không thể nhận hàng. Cịn về phía nước xuất khẩu, sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan quốc gia cũng có thể cản trở việc bán hàng của các NXK. Ngoài ra, quan hệ giữa 2 quốc gia chưa bình thường hóa cũng có thể là nguyên nhân gây khó khăn trong việc nhận tiền hàng của NXK. Những thiệt hại xảy ra là không mong muốn, không lường trước và không thuộc về lỗi của bên nào. Song khơng ai muốn mình bị bất lợi, vì vậy giữa các bên xảy ra tranh chấp để bảo vệ lợi ích của mình.
1.2.2.5. Do sự hạn chế về kiến thức và thông tin từ các bên tham gia
Các nhà kinh doanh XNK trong thanh tốn quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng gặp rất nhiều trở ngại về khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ, thông tin bất cân xứng... Điều này dẫn tới những khó khăn trong việc xác minh tình hình thực tế, uy tín của đối tác để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, như đã nói ở các phần trên, nghiệp vụ thanh tốn bằng tín dụng chứng từ thực sự phức tạp trong các nguồn luật điều chỉnh cũng như quy trình thực hiện và có liên quan đến nhiều các hoạt động khác như vận tải, bảo hiểm.. Điều này đòi hỏi các bên phải thực sự am hiểu kiến thức, chuẩn bị kỹ càng và nghiên cứu các yêu tố pháp lý liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, thực hiện L/C. Thực tế khơng phải ai cũng có những điều kiện để am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực đó và những kẽ hở có thể nảy sinh dẫn đến tranh chấp.
1.2.2.6. Do vi phạm đạo đức từ các bên tham gia
Việc vi phạm đạo đức từ các bên tham gia thể hiện ở việc cố tình khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của người khac. Vì các bên ở cách xa nhau, không thể gặp nhau và xác nhận trong quá trình mua bán vì vậy các đối tượng có thể vì lợi ích cá nhân mà dẫn đến vi phạm trách nhiệm của mình, dẫn đến tranh chấp xảy ra.
NXK vi phạm đạo đức có thể thể hiện qua việc cố ý giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng nhưng bằng cách nào đó vẫn lập được bộ chứng từ phù hợp để lừa đảo, địi tiền từ NHPH. Ngồi ra khi giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng lên, NXK không muốn giao hàng cho NNK nữa mặc dù L/C đã được mở. Điều này sẽ thiệt hại cho NNK vì ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của họ.
NNK vi phạm đạo đức thể hiện qua hành vi lừa đảo làm giả L/C hay sau khi thuyết phục NXK giao hàng rồi trì hỗn hoặc từ chối thanh tốn vì bắt lỗi chứng từ, ép giá NXK để thu lợi cho mình. Cũng có khi do giá hàng hóa giảm, NNK sợ lỗi nên khơng nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng hoặc trì hỗn thanh tốn nên đã đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn.
Ngân hàng cũng có thể vi phạm những cam kết của mình như trì hỗn, từ chối thanh tốn vơ lý bộ chứng từ cho NXK hoặc câu kết với NNK lừa đảo NXK. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp NHTB khơng trung thực, bộ chứng từ có sai sót nhưng vẫn gửi điện cam kết cho rằng bộ chứng từ là hồn hảo và địi tiền NHPH.