Cải tiến chất lượng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 75 - 77)

3.1.2.1. Thanh toán hàng hoá xuất khẩu

Vietcombank cần giữ sự thận trọng hợp lý khi đóng vai trị là NHTB L/C. Đối với những văn bản mở, sửa L/C, Ngân hàng cần xác định tính chân thực dựa vào chữ ký trên văn bản nhận được có đúng với mẫu chữ ký hay khơng. Vì việc xác định tính chân thực đó thực tế chỉ dựa vào cảm quan của người kiểm tra, đây chính là khe hở để bọn lừa đảo quốc tế lợi dụng vì giả mạo một chữ ký giống như thật không phải là

không thực hiện được. Vậy nên Ngân hàng cần thận trọng và hạn chế sử dụng L/C gửi qua con đường thư tín. Khi gặp phải trường hợp có sự nghi ngờ, Ngân hàng cần phải yêu cầu một bức điện xác nhận có mã khố của Ngân hàng gửi thư. Đây là một biện pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém chi phí.

Bên cạnh việc đối phó với sự lừa đảo, Ngân hàng cũng nên có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho NXK nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa Ngân hàng và khách hàng. Ví dụ như việc giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu tạo vốn bằng cách thương lượng với bên đối tác mở các L/C theo điều kiện ứng trước tiền hàng, tức là áp dụng L/C điều khoản đỏ. Phía bên nước ngồi sẽ mở L/C tại Vietcombank và Vietcombank sẵn sàng bảo lãnh nguồn tiền ứng trước này. Trong xuất khẩu, việc ổn định thị trường và thiết lập bạn hàng tin cậy là rất quan trọng. Nếu làm được như vậy, không những Vietcombank đã vì quyền lợi khách hàng, tạo quan hệ lâu bền mà cịn góp phần hạn chế bớt những rủi ro có thể làm phát sinh tranh chấp.

3.1.2.2. Thanh tốn hàng hố nhập khẩu

Ngân hàng ln có những bất trắc đe doạ khi thực hiện việc thanh toán XNK - đó là hành vi lừa đảo từ phía các NXK để chiếm đoạt tiền từ Ngân hàng. Để tự bảo vệ mình, Ngân hàng cần tạo ra một vị thế an tồn khi đóng vai trị là Ngân hàng mở/xác nhận L/C. Điều này có thể được thể hiện cụ thể như sau:

Trước khi mở L/C, Ngân hàng cần phải kiểm tra hết sức kỹ lưỡng tình hình tài chính, khả năng thanh toán, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu mở L/C đồng thời dự đốn khả năng tài chính của họ trong tương lai để đưa ra những phán quyết phù hợp. Ngân hàng cần làm cho NNK nhận thức rõ nghĩa vụ hồn trả tiền cho NHPH và tính độc lập cảu tín dụng chứng từ với hợp đồng. Ngân hàng cũng phải luôn cập nhật thông tin về các Ngân hàng đại lý qua các đại diện của Việt Nam ở nước ngồi để tránh mọi rủi ro đạo đức có thể xảy ra.

Trước khi cho bên bán được rút tiền theo chứng từ, Ngân hàng mở L/C cần liên hệ chặt chẽ với bên mua, nắm vững các thông tin xem xét bên bán đã giao hàng như thế nào đồng thời tìm hiểu rõ những điểm nghi vấn để có thể xử lý kịp thời.

L/C cần quy định: ngay khi giao hàng bên bán phải dùng phương tiện nhanh nhất (telex, fax, điện báo...) thông báo cho bên mua và Ngân hàng mở L/C biết số lượng hàng đã giao lên tàu chở hàng, số vận đơn,... Khi cần thiết, bên mua và Ngân

hàng mở có thể phối hợp, thơng qua các trung gian hoặc các phương tiện thơng tin riêng của mình để xác minh lại nội dung thơng báo giao hàng nói trên, nếu có lừa đảo, Ngân hàng có thể phát hiện sớm.

Một số hợp đồng nhập số lượng hàng hoá lớn với phẩm chất quy cách kỹ thuật cao, số tiền lớn, L/C nên quy định việc thanh toán thực hiện nhiều lần, tại những thời điểm khác nhau và cần giữ lại một phần tiền sẽ thanh toán theo kết quả giám định hàng hố tại cảng đến. Đối với thiết bị máy móc, thời điểm thanh tốn cuối cùng có thể là thời điểm nghiệm thu hoặc cuối thời hạn bảo hành.

Thanh toán theo bảo đảm của Ngân hàng: Trường hợp cần thiết L/C nên quy định khi xuất trình chứng từ để thanh tốn người bán phải xuất trình một thư bảo lãnh của một Ngân hàng có uy tín được bên mua chấp thuận bảo lãnh rằng trong thời hạn 30 ngày (hoặc 45 ngày) kể từ ngày thanh tốn nếu bên mua phát hiện chứng từ có mâu thuẫn với điều kiện, điều khoản L/C hoặc vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho bên mua trên 10% trị giá L/C, Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền tương ứng cho bên mua thông qua Ngân hàng của bên mua khi nhận được khiếu nại có bằng chứng kèm theo.

Một biện pháp tình thế nhưng rất hữu hiệu thường được Ngân hàng sử dụng khi nhận thấy có những dấu hiệu lừa đảo từ phía NXK đó là cố gắng tìm ra lỗi của bộ chứng từ đòi tiền đang nghi ngờ để lấy lý do ngừng thanh tốn đợi xác minh sự thật. Ngân hàng có thời gian hợp lý để kiểm tra chứng từ trong vịng 5 ngày làm việc, vì vậy khi nghi ngờ có sự thiếu trung thực, Ngân hàng nên kỹ lưỡng xem xét, quyết định mọi việc vì các yếu tố, quan hệ ngồi thư tín dụng khơng phải là lĩnh vực quen thuộc của Ngân hàng.

Những biện pháp trên đây sẽ giúp cho hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu an tồn hơn nhưng sẽ gây nhiều khó khăn trong quan hệ với bạn hàng, vì vậy cần được áp dụng một cách linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 75 - 77)