Một số phương pháp giải quyết khi phát sinh tranh chấp trong TTQT bằng

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 40 - 42)

1.2. Các tranh chấp thường phát sinh trong q trình TTQT bằng tín dụng

1.2.3. Một số phương pháp giải quyết khi phát sinh tranh chấp trong TTQT bằng

bằng tín dụng chứng từ

Có các phương pháp giải quyết tranh chấp là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tịa án. Thơng thường, để tiết kiệm thời gian và chi phí, đầu tiên các bên nên chọn các phương pháp thương lượng và hịa giải, nếu khơng giải quyết được thì mới dùng đến phương pháp trọng tài và phương pháp kiện ra tòa án.

1.2.3.1. Hòa giải, thương lượng

Thương lượng là phương pháp mà trong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau và trao đổi các quan điểm bên ngồi hệ thống xét xử chính thức. Thương lượng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp được giải quyết, hoặc các bên chuẩn bị đưa tranh chấp ra một bên thứ ba như hòa giải hoặc trọng tài.

Hịa giải là một q trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hịa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận.

Điểm khác nhau giữa hòa giải và trọng tài là hịa giải viên khơng có quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho các bên. Các phương pháp này được sử dụng khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ thương mại lâu dài hoặc khi có tranh chấp nhỏ. Phương pháp thương lại có ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của các bên và có chi phí thấp. Trong khi đó, phương pháp hịa giải lại địi hỏi phải có sự tham gia của một bên thứ ba làm phát sinh thêm chi phí hịa giải, chỉ khi các bên hịa giải khơng thành cơng thì mới khởi kiện ra tịa án hoặc giải quyết bằng trọng tài.

1.2.3.2. Trọng tài

Các bên được sử dụng phương pháp này khi có thỏa thuận với nhau về việc áp dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp (nếu có). Các bên cũng được lựa chọn cơ quan trọng tài, luật áp dụng, địa điểm và thời gian cho cơng tác trọng tài, cụ thể hơn họ có thể được lựa chọn cả trọng tài viên, trong tài viên là người ra quyết định cuối cùng và các bên tranh chấp phải tuân theo. Phương pháp này có thể giúp các tranh chấp được giải quyết khơng mang tính cơng khai, có thể giữ được bí quyết thương mại cho các bên; ngồi ra cịn góp phần giữ mối quan hệ tốt giữa các bên.

1.2.3.3. Tòa án

Đây là phương pháp truyền thống dùng để giải quyết tranh chấp, tòa án là người xét xử tranh chấp và cưỡng chế thi hành phán quyết của mình theo thủ tục của tịa án, tịa án cịn có thể thực hiện cả việc cưỡng chế thi hành phán quyết của nước ngoài. Trong phương thức thanh tốn banh L/C, trong L/C thường khơng quy định các vấn đề về trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới việc sử dụng phiên bản mới nhất của UCP. Do đó, trước hết các bên sẽ căn cứ vào UCP và các nguồn luật khác có thể dùng để giải quyết tranh chấp, kết hợp với điều khoản trọng tài trong hợp đồng để chọn phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TRANH CHẤP VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 40 - 42)