Xu hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 70 - 71)

VIỆT NAM

Tuy kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn nhưng trước hàng loạt các thay đổi tiềm năng trong chính sách đối ngoại, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ lấy lại đà tăng trưởng sau khi giảm tốc trong năm 2016 với GDP kỳ vọng ở mức ~6.7%, lạm phát nhiều khả năng được kiểm soát ở mức mục tiêu 4%. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu đồng thời tăng cường công tác thanh tra giám sát và nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên đứng trước sức ép từ môi trường kinh doanh nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng cao với các xu hướng ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, biến đổi nhân khẩu học, hành vi khách hàng, Ngân hàng cần phải có sự đổi mới và quyết tâm hơn nữa để khẳng định vị thế của mình. Năm 2017, Vietcombank định hướng sẽ bám sát sự điều hành của Chính phủ và NHNN, đề ra phương châm Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm với định hướng phát huy mọi lợi thế, tận dụng mọi thời cơ, phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, nỗ lực trên tất cả các mảng hoạt động để thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ đề ra, hướng tới phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế.

Về việc nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng vốn, đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh doanh và tuân thủ tỷ lệ an toàn, hướng tới tuân thủ Basel II, tiếp tục thực hiện các thủ tục theo quy định để triển khai phát hành riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn và gia tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu danh mục tài sản nợ-có, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu, đảm bảo các giới hạn, cải thiện tỷ lệ an toàn hoạt động và các tỷ suất sinh lời.

Về hoạt động kinh doanh, Ngân hàng sẽ cố gắng quán triệt quan điểm đổi mới mạnh mẽ công tác khách hàng làm nền tảng phát triển hoạt động kinh doanh. Các giải pháp trọng tâm là thực hiện phân khúc và phân hạng khách hàng; Xây dựng và thiết kế 61

các quy trình chuyên biệt để phù hợp với đặc thù riêng của từng đối tượng khách hàng; Tiếp tục đa dạng hóa danh mục khách hàng với trọng tâm cho năm 2017 là phát triển danh mục khách hàng FDI; Tăng cường bán chéo, khai thác cơ hội kinh doanh từ khách hàng đồng thời tiếp tục mở rộng mơ hình quản lý bán hàng theo khu vực cho tồn hệ thống; Triển khai các giải pháp đồng bộ về sản phẩm, về hỗ trợ công nghệ, về công tác chăm sóc khách hàng nhằm tạo thêm nhiều giá trị.

Về hoạt động kiểm soát rủi ro, Ngân hàng định hướng sẽ đẩy mạnh hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đó xử lý DPRR để góp phần đảm bảo hồn thành mục tiêu lợi nhuận của hệ thống. Để đạt được diều đó, Ngân hàng sẽ xây dựng lộ trình thu hồi chi tiết đến từng khoản nợ có vấn đề và có kế hoạch hành động cụ thể; Tập trung thích đáng nguồn lực cho cơng tác xử lý thu hồi nợ đồng thời tích cực chủ động phối hợp với Trụ sở chính và các cơ quan chính quyền địa phương với nỗ lực tối đa để rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

Về các mảng hoạt động khác như kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại, Vietcombank luôn nhận thức rừ được tầm quan trọng của các hoạt động này trong việc đóng góp vào kết quả thu nhập của tồn hệ thống. Vì vậy, năm 2017, chính sách đề ra là vừa duy trì vị trí tiên phong trong thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối trong nước và thị trường tiền tệ liên ngân hàng, vừa gia tăng tỷ trọng đóng góp từ các mảng hoạt động này trong cơ cấu thu nhập của Vietcombank. Ngoài ra, Ngân hàng sẽ tập trung mở rộng thị phần TTQT-TTTM, đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ đối với các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và rà soát cải tiến dịch vụ đại lý thanh toán cho các ngân hàng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể hơn về mảng TTQT-TTTM, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước mở cửa, phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm vai trị quan trọng, mở rộng đối tượng khách hàng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng cũng luôn đề cao khẩu hiệu "Cẩn trọng, tuân thủ luật pháp, vì hiệu quả kinh doanh của khách hàng", vì vậy cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tranh chấp lun được chú trọng hàng đầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w