Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 42 - 45)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Trong giai đoạn 1963-1975- thời kỹ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao. Ngân hàng ngoại thương đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ cho chiến trường miền Nam. Sau đó, từ năm 1976-1990, Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối quốc gia, thanh tốn quốc tế và cung ứng tín dụng XNK.

Ngân hàng Ngoại thương chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một ngân hàng đa năng với quyết định số 403- CT ngày 14/11/1990. Điều này đã tạo ra một cơ chế hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn với chính sách chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương, theo đó Ngân hàng Ngoại thương sẽ theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 quy định tại số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế là là Bank for Foreign Trade of Viet Nam (tên viết tắt là Vietcombank).

Sau đó, Vietcombank là NHTM Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố. Vì vậy, vào ngày 02/6/2008, sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Ngày 30/9/2011, Vietcombank chuyển nhượng 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB)- một thành viên của tập đồn tài chính Mizuho Nhật Bản.

Trải qua nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank đã đạt được những phát triển đáng kể. Hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker cơng bố. Hệ thống hiện nay có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phịng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước. Cơ cấu tổ chức ngày càng được mở rộng và chuyên nghiệp, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phịng giao dịch trên tồn quốc, 2 cơng ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngồi, 4 cơng ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, VCB kì vọng sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh cùng với khắc phục những mặt yếu để có thể sẽ xây dựng nên một tập đồn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng có phạm vi hoạt động quốc tế đồng thời duy trì vai trị chủ đạo tại Việt Nam trong tương lai.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Với mơ hình của một Ngân hàng TMCP, cơ cấu bộ máy quản lý như sau:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Vietcombank, bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thơng qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban kiểm sốt: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietcombank, thực trạng tài chính Vietcombank và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm

vụ được giao

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Vietcombank, có tồn quyền nhân danh Vietcombank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietcombank trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban Tổng giám đốc: gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số các thành viên Hội đồng quản trị. Ban Tổng giám đốc phụ trách các khối chức năng tại Trụ sở chính.

Các khối chức năng tại Trụ sở chính: được tổ chức theo 7 chức năng, đứng đầu các khối là các Giám đốc. Các khối chức năng gồm khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối kinh doanh và quản lý vốn, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối tài chính kế tốn và khối hỗ trợ.

Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:

2014 2015 2016 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng tài sản 576,996 100% 674,395 116.88% 787,907 136.55% Vốn chủ sở hữu 43,473 100% 45,172 103.91 % 48,102 110.65% Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 17,286 100% 21,202 122.65 % 24,880 143.93% Tổng chi phí hoạt động kinh doanh -6,849 100% -8,306 121.27 % -9,950 145.28% Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng -4,591 100% -6,068 132.17 % -6,406 139.53%

Lợi nhuận trước thuế

5,844 100% 6,827 116.82% 8,523 145.84%

Thuế TNDN -1,258 100% -1,495 118.84% -1,672 132.91%

Lợi nhuận sau thuế 4,586 100% 5,332 116.27% 6,851 149.39%

ROA 0.88% - 0.85% - 0.94% -

ROE 10.76% - 12.03% - 14.69% -

NIM 2.35% - 2.58% - 2.63% -

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

(Nguồn: Vietcombank.com)

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 42 - 45)