Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trong

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 45 - 54)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trong

trong những năm gần đây

2.1.2.1. Tình hình chung

Với phương châm hành động đặt ra là Tăng tốc- Hiệu quả- Ben vững cùng quan điểm chỉ đạo là Quyết liệt- Ket nối- Trách nhiệm trên cơ sở phù hợp với những Chiến lược đặt ra trong thời kỳ 2011-2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực như huy động vốn, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, thanh tốn xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. Qua các năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank cho thấy một sự tăng trưởng ổn định và đầy tiềm năng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

36

Bảng 2.1: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 -2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2016. Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của Vietcombank đạt 787,907 tỷ đồng, tăng 16.83% so với năm 2015 và 36.55% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu đạt 48,102 tỷ đồng, tăng 6.48% so với năm 2015 và 10.65% so với năm 2014. Lợi nhuận chưa phân phối đạt 5,831 tỷ đồng tăng 28.49% so với năm 2015 và 49.39% so với năm 2014. Đi cùng những số liệu tăng trưởng tích cực đó, Ngân hàng cũng khơng qn việc trích lập các khoản dự phịng rủi ro tín dụng để đảm bảo phát triển an tồn, bền vững, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của Vietcombank đều rất khả quan. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình

quân (ROE) đạt tương ứng là 0.94% và 14.69%, cao hơn mặt bằng chung của thị trường và tăng so với cuối những năm 2014, 2015. Điều này cho thấy Vietcombank đã sử dụng hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu để đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số NIM- chỉ số phản ánh chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng- luôn ở mức triển vọng (nhỏ hơn 3%) cho thấy ngân hàng đã quản trị tốt tài sản nợ và tài sản có để đem lại lợi nhuận.

Sau đây là khái quát tình hình cụ thể của một số mảng hoạt động chính tại Ngân hàng TMCP Việt Nam- Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2014-2016

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng bền vững, khả quan, vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Cụ thể, thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Từ biểu đồ 2.1, Nguồn vốn huy động tăng dẫn từ năm 2014-2015 trong đó năm 2016 đã đạt 600,737 tỷ đổng, tăng 19.28% so với năm 2015 và tăng 41.55% so với năm 2014. Điều này là kết quả của việc Ngân hàng đã điều hành lãi suất linh hoạt, nhạy bén; tích cực đưa ra những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và không ngừng đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, cơ cấu vốn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank: thúc đẩy, mở rộng bán lẻ; gia tăng tỷ trọng 38

2014 2015 2016 Tỷ

đồng

% Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tiền gửi không kỳ hạn 109,650 25.84% 141,148 28.03% 159,642 26.57%

Tiền gửi có kỳ hạn 306,587 72.24% 354,428 70.37% 423,351 70.47%

Tiền gửi vốn chuyên dùng

6,252 1.47% 4,825 0.96% 6,227 1.04%

Tiền gửi ký quỹ ^751 0.18% 1,108 0.22% 1,689 0.28%

Nguồn huy động khác 1,173 0.28% 2,133 0.42% 9,828 1.64%

Tổng 424,413 100% 503,642 100% 600,737 100%

nguồn vốn giá rẻ, tiết giảm chi phí vốn cho ngân hàng và khách hàng. Điều này có thể nhận thấy qua biểu đồ cơ cấu sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng kinh tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Từ biểu đồ 2.2, có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tăng dần từ năm 2014 - 2016 và vẫn giữ sự cân bằng tương đối với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nhờ đẩy mạnh các chiến lược bán lẻ, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2016 là 226,849 tỷ đồng (chiếm 53.45% tổng nguồn vốn huy động), đã tăng 18.55% so với năm 2015 (số liệu nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2015 là 277,003 tỷ đồng - chiếm 55% tổng nguồn vốn huy động) và 40.53% so với năm 2014 (số liệu nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2014 là 332,688 tỷ đồng - chiếm 55.38% tổng nguồn vốn huy động). Điều này có ý nghĩa rằng Vietcombank đã tích cực đưa thương hiệu đến với cộng đồng nhiều hơn để có cơ hội sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư cho những mục đích kinh tế có lợi.

39

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình huy động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

2014 2015 2016 Tỷ

đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Cho vay theo TCKT 181,421 56.46% 193,498 49.91% 243,129 52.76%

Cho vay theo cá nhân 51,738 16.10% 77,827 20.07% 115,813 25.13%

Khác 88,156 27.44% 116,398 30.02% 101,866 22.11%

Tổng 321,315 100% 387,723 100% 460,808 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Từ bảng 2.2 ta thấy huy động vốn không kỳ hạn năm 2016 là 159,642 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26.57% tổng nguồn vốn huy động; tăng 13.10% so với cuối 2015 và 45.59% so với năm 2014. Điều này thể hiện kết quả tích cực của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của toàn hệ thống Vietcombank.

2.1.2.3. Hoạt động tín dụng

40

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Từ năm 2014 đến năm 2016, tín dụng tăng trưởng đúng định hướng và tăng ngay từ những tháng đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan. Số liệu năm 2016 đạt 460,808 tỷ đồng, tăng 18.85% so với cuối năm 2015 và 43.41% so với cuối năm 2014, cao hơn tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống (18.25%), đạt 101.7% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng của Vietcombank, đó là tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mở rộng tín dụng bán lẻ, cơ cấu theo kỳ hạn được kiểm soát.

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

2014 2015 2016

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Cho vay ngắn hạn 206,715 64.33

% 230,106 59.35% 259,279 56.27%

Cho vay trung hạn 32,450 10.10 %

44,679 11.52% 54,885 11.91%

Cho vay dài hạn 82,150 25.57

% 112,938 29.13% 146,644 31.82%

Tổng 321,315 100% 387,723 100% 460,808 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

41

Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy, tốc độ tăng trưởng cho vay đối với TCKT đã chậm lại, trong khi tín dụng cá nhân tăng mạnh theo định hướng của Vietcombank. Năm 2016, tín dụng từ TCKT đã tăng trưởng chậm lại (tăng 25.65% so với năm 2015 và 34.01% so với năm 2014) trong khi tín dụng cá nhân tăng mạnh mẽ hơn (tăng 48.81% so với năm 2015 và 123.85% so với năm 2014).

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ USD % Tỷ USD % Tỷ USD %

Xuất khẩu 191 48% 222 49.7% 238 47.8%

Nhập khẩu 207 52% 225 50.3% 26 52.2%

Tổng XNK 398 100% 447 100% 498 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được kiểm sốt, trở nên cân đối hơn. Năm 2014, tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn được giữ ở mức 35.67% tổng dư. Con số này cho năm 2015 và 2016 lần lượt là 40.65% và 43.73%.

Ngoài ra, cơ cấu cho vay tập trung vào một số ngành nghề được Nhà nước ưu tiên như sản xuất gia công chế biến, thương mại dịch vụ... Điều này góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước theo hướng phù hợp với định hướng của Nhà nước.

Bên cạnh việc khơng ngừng mở rộng tín dụng, Vietcombank cũng rất chú trọng cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng. Nhờ việc tích cực chuẩn hóa và tăng cường minh bạch thơng tin ngân hàng trong lộ trình cải thiện các hệ số an tồn, xây dựng chính sách dự phịng rủi ro, đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm xuống cịn 1.67% từ mức 2.36% của năm 2015. Số dư nợ xấu tại thời điểm 31/12/2016 là 6,936 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.46%, giảm 0.33 điểm % so với cuối năm 2015, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (2.5%). Ngồi ra, cơng tác thu hồi nợ ngoại bảng tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực, phản ánh nỗ lực của tồn hệ thống và hiệu quả của tổng thể các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong cơng tác thu hồi nợ.

2.1.2.4. Hoạt động thanh tốn quốc tế

Các hoạt động ngân hàng đối ngoại cùng với mảng dịch vụ Thanh toán quốc tế 42

và Tài trợ thương mại là những lĩnh vực then chốt đã làm nên thương hiệu Vietcombank suốt hơn nửa thế kỷ qua. Với mạng lưới ngân hàng rộng khắp, hơn 2000 đối tác ngân hàng trên toàn thế giới, cùng với nền tảng khách hàng vững chắc là những công ty xuất nhập khẩu hàng đầu, giai đoạn 2014-2016 cũng đã chứng kiến một sự kinh doanh hết sức hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán XNK tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2014 - 2016

iu 1 8 _______________________________________________________ 1 6 - ^ - - -~~~~~ ^ - ~~~~ ~ 1 21 0 8 6 4 2 0 2014 2015 2016 Y11 □ T 18.7 17.6 16.8 AUdtκ∏ Λ 11- ^ — I-I- 13.6 15.8 16 Nhập

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016)

Có thể thấy rằng doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu những năm gần đây của ngân hàng ngoại thương đang có những tăng trưởng về cả xuất khẩu và nhập khẩu trong đó tỷ trọng thanh tốn nhập khẩu vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn xuất khẩu. Cụ thể, từ năm 2014 đến 2016, doanh số xuất khẩu tăng lên khoảng 24.61% tương ứng với 4.7 tỷ USD. Bên cạnh đó doanh số nhập khẩu tăng lên 25.6% tương ứng với 5.3 tỷ USD. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực phát triển toàn diện của ngân hàng. Vietcombank đã và đang xây dựng chiến lược hoạt động TTQT-TTTM có tầm nhìn trung hạn tập trung vào các mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực vượt trội, kênh bán hàng hiệu quả, sản phẩm được hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ tiên tiến. Vietcombank nằm trong top các ngân hàng thương mại tại Việt Nam về số lượng cán bộ đã đạt chứng chỉ CDCS (Certificate for Documentary Credit Specialists) - chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực TTQT-TTTM. Với nguồn nhân lực chất lượng cao, Vietcombank có thể hỗ trợ, tư vấn khách hàng ngay từ khâu đàm phán ký kết hợp đồng, xử lý kịp thời, hiệu quả các giao dịch khó, phức tạp.

43

Biểu đồ 2.4: Thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo thường niên Vietcombank qua các năm)

Từ biểu đồ 2.4 trên có thể thấy thị phần thanh tốn của Vietcombank những năm gần đây khơng biến động quá nhiều, luôn chiếm thị phần cao trong hoạt động thanh toán quốc tế trên thị trường. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động này đã đem đến niềm tin cho khách hàng, tạo nên mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, rõ ràng, đi cùng với sự phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu và sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các ngân hàng khác, Vietcombank chưa thể phát huy hết ưu thế của mình để gia tăng thị phần , thậm chí thị phần xuất khẩu cịn có một sự giảm nhẹ trong ba năm qua.

2.1.2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh của Vietcombank đang dẫn đầu thị trường kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Hoạt động này đóng góp gần 10% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng năm của ngân hàng.

Biểu đồ 2.5: Doanh số giao dịch kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 - 2016

Đơn vị: tỷ USD

J Doanh số giao dịch

kinh doanh ngoại tệ

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2014 - 2016

Dựa vào biểu đồ 2.5 có thể thấy, doanh số từ kinh doanh ngoại tệ đã có dấu hiệu giảm sút giai đoạn trong 2014-2015. Cụ thể, năm 2015 là 59.8 tỷ USD, giảm 3.85% tương đương 2.3 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2016, mảng kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank đã có dấu hiệu hồi phục lại với mức tăng trưởng 4.35 % tương ứng với 2.6 tỷ USD. Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn là thế mạnh của Vietcombank trong suốt nhiều năm qua. Nhưng đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thị trường ngoại hối nói riêng, Vietcombank đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn đến từ ngân hàng khác. Và điều này đòi hỏi sự tiếp tục cải thiện và đổi mới mơ hình và chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 45 - 54)