Đối với các doanh nghiệp XNK

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 83 - 86)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2.Đối với các doanh nghiệp XNK

Bởi vì sự yếu kém của khách hàng là nguyên nhân chính của các vụ tranh chấp trong hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ nên yêu cầu trước mắt đặt ra cho các đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán và nghiệp vụ ngoại thương. Cụ thể là:

Thứ nhất, các đơn vị muốn tham gia xuất nhập khẩu phải có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu. Các cán bộ này khơng chỉ có kinh nghiệm về nghiệp vụ ngoại thương mà phải có trình độ về thanh tốn quốc tế, am hiểu về luật thương mại quốc tế. Bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ mới được phát triển thực sự trong vài năm trở lại nên các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc ký hợp đồng như thế nào để bảo vệ quyền lợi của công ty mà không ảnh hưởng đến tập quán thương mại quốc tế. Chính vì vậy, điều đầu tiên để thương thảo hợp đồng được tốt cần phải nắm vững các điều khoản được quy định trong bản "Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) và các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms). Chỉ cần một sự mơ hồ thiếu chính xác nào đó trong q trình vận dụng là có thể có hại với các bên ký kết hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Tốt nhất là các đơn vị thường xuyên có giao dịch xuất nhập khẩu nên thành lập riêng một phòng chuyên nghiên cứu luật thương mại của các nước có quan hệ thanh tốn cũng như các thay đổi về điều kiện pháp lý trong và ngồi nước, đặc biệt phải quan tâm đến tình hình tài chính cũng như uy tín của bạn hàng để tránh những đối tác khơng có thiện ý, cố tình tìm cách khơng thanh tốn khi đã nhận hàng hoặc những trường hợp lừa đảo.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần không ngừng đào tạo cán bộ trẻ nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn, tiếp cận với các phương thức thanh tốn mới, hiện đại.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần dựa vào sự hướng dẫn của Ngân hàng ngay cả trong những giao dịch bình thường chứ khơng phải chỉ khi xảy ra lừa đảo bởi vì quan hệ thanh tốn bằng thư tín dụng chỉ là một phần trong quan hệ Ngân hàng - doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thì phải hỏi ý kiến của thanh tốn viên, tránh tình trạng tự ý thực hiện sai quy định của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp với Ngân hàng để tìm ra ngun nhân và giải pháp khắc phục, khơng nên quy trách nhiệm cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giải quyết các tranh chấp thường phát sinh trong thanh tốn bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây có thể đi đến một số kết luận sau:

Thứ nhất, cùng với xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động kinh doanh giữa các nước ngày càng phát triển kéo theo nhiều rủi ro. Nhờ những đặc điểm và ưu thế giúp các nhà kinh doanh XNK đảm bảo an toàn hơn các phương thức khác mà phương thức TTQT bằng tín dụng chứng từ trở nên phổ biến và có vai trị quan trọng trong giao thương quốc tế. Song do quy trình thực hiện phức tạp mà các tranh chấp liên quan đến phương thức này vẫn là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể đến từ việc các bên vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm theo các hợp đồng được ký kết hoặc bộ chứng từ giao dịch, hay thậm chí từ những rủi ro khách quan.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhận thấy rằng các tranh chấp trong TTQT bằng tín dụng chứng từ thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến có rất nhiều trường hợp xảy ra đa dạng. Do đó, các bên trong hợp đồng cần chú ý nắm chắc từng nghiệp vụ cụ thể, nghiên cứu kỹ đối tác, ký kết các điều khoản của hợp đồng chặt chẽ, hợp pháp, trung thực và trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết để hạn chế tối đa tranh chấp có thể phát sinh.

Thứ ba, khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải tìm các biện pháp hịa giải, thương lượng thích hợp trên tinh thần hợp tác, thiện chí để tránh lãng phí tiền bạc và ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn của các chủ thể trong giao dịch.

Thứ tư, q trình giải quyết các tranh chấp địi hỏi các bên phải tuân thủ một cách triệt để các nội dung quy định trong các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế được tuyên bố tham chiếu trong hợp đồng, trong L/C. Có như vậy, quyền lợi của các bên mới được bảo vệ một cách chính đáng, hiệu quả trong các giao dịch bn bán mới được nâng cao.

— o O o —

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên : Nguyễn Ngọc Hà My :164000470 Lớp Khóa Khoa : K16NHG :2013 - 2017 : Ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13

2. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12

4. Quyết định 48/2007/QĐ-NHNH về việc ban hành quy định thu phí thanh tốn qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

5. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ- UCP 600

6. ISBP 681e 2007 ( International Standard Banking Practice - Văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ theo UCP 600 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007)

7. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương, Học viện ngân hàng, Hà Nội, 2007

8. PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc

tế bằng L/C (sách chuyên khảo), NXB lý luận chính trị Hà Nội, 2006

9. Bùi Thị Vinh Quang, Những vấn đề cần quan tâm trong thực hiện nghiệp vụ thanh

tốn tín dụng chứng từ, Tạp chí Ngân hàng

10. PGS. Đinh Xn Trình, Thanh toán Quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục,

2002

11. Quy trình thanh tốn xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống NHNT Việt Nam của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam

12. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016

13. Website: http://www.vietcombank.com https://vietship.vn

https://thongtinphapluatdansu.edu.vnhttp://tapchitaichinh.vn/ https://cafef.vnhttps://iiblp.org

77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Huyền về:

Khóa luận Tốt nghiệp: “Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh

tốn quốc tế tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Đề xuất và giải pháp”

Nhận xét: -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Giáo viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 83 - 86)