Thực trạng giải quyết tranh chấp trong TTQT bằng tín dụng chứng từ tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 67 - 70)

DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Khi quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp xung quanh hoạt động xuất nhập khẩu. Vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại là điều không thể tránh khỏi. Một trong số đó khơng thể khơng kể đến các tranh chấp liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ. Song vấn đề đặt ra với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng là làm thế nào để có thể hạn chế tối đa những tranh chấp đó, cũng như việc khi tranh chấp xảy ra, cách Ngân hàng đối mặt và xử lý như thế nào để đảm bảo công bằng, hiệu quả, giảm thiểu tổn thất và giữ vững uy tín cho Ngân hàng.

Theo khảo sát thực tế, sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình giải quyết tranh chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016:

Biểu đồ 2.7: Tình hình giải quyết tranh chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016

(Nguồn: Thông tin thu thập từ nơi thực tập: Chi nhánh Sở giao dịch- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ L/C khơng có tranh chấp nhỏ hơn tỷ lệ L/C có tranh chấp ở Vietcombank. Tuy nhiên thực tế những tranh chấp này không ảnh hưởng quá lớn và nghiêm trọng tới quyền lợi các bên. Những tranh chấp này phần nhiều là những mâu thuẫn thông thường từ các bên tham gia. Nó có thể là những bất đồng nhỏ nhất như chứng từ gốc được yêu cầu xuất trình thiếu dấu Original hay một số lỗi chính tả do bất cẩn. Khi những trường hợp này xảy ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tìm cách thương lượng với đối tác để giải quyết ổn thỏa. Bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp tranh chấp được giải quyết không hiệu quả, tuy nhiên con số này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%). Nếu cách đây nhiều năm, Vietcombank phải từ chối thanh tốn cả trăm trường hợp vì những sai sót đáng kể từ phía nước ngồi như chứng từ khơng đúng người ký phát, chứng từ vận tải khơng hồn hảo... thì trong thời gian gần đây, số lượng này đã được giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, từ năm 2014-2016, số L/C

khơng có tranh chấp và L/C tranh chấp nhưng được giải quyết có hiệu quả có xu hướng tăng dần đều. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong cơng tác thanh tốn của Ngân hàng vì nó chứng tỏ trình độ nghiệp vụ và kinh nhiệm của đội ngũ cán bộ đã có sự cải thiện. Khi các rủi ro cũng được giảm, uy tín của Ngân hàng sẽ càng được khẳng định hơn. Tuy nhiên, thực tế là sự tăng trưởng này cịn tương đối chậm. Để cịn số này có thể tăng trưởng nhiều hơn nữa, Vietcombank cần liên tục chuyển mình thích ứng với thực tế, linh hoạt và có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu.

Ngoài ra, về cách thức giải quyết tranh chấp, phương thức xử lý thông thường là thương lượng hoặc hịa giải vì những tranh chấp lớn chỉ chiếm số ít. Những trường hợp cần nhờ đến trọng tài hoặc tịa án thì thường do các bên tham gia có vi phạm đạo đức hoặc những tranh chấp ngoài tầm kiểm soát, xử lý của Vietcombank. Vietcombank ln thiện chí để hợp tác cùng các Ngân hàng và khách hàng nước ngoài trong việc phát hiện, xử lý những sai phạm, đảm bảo quyền lợi tốt nhất có thể cho các bên tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn lâu dài.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 67 - 70)