Một số loại tranh chấp phổ biến và nguyên nhân phát sinh tranh chấp kh

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 55 - 67)

2.2. Thực trạng tranh chấp và công tác giải quyết tranh chấp trong TTQT bằng

2.2.2.Một số loại tranh chấp phổ biến và nguyên nhân phát sinh tranh chấp kh

TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Sự tăng trưởng của hoạt động thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ bên cạnh mang lại những tiềm năng cho Ngân hàng thì đồng thời cũng đặt ra thách

thức lớn đối với Ngân hàng trong việc kiểm soát, xử lý và hạn chế các rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra khi sử dụng phương thức này. Theo tìm hiểu thực tế, trong những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ xảy ra khá phổ biến ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngoài các đặc điểm của L/C dẫn đến các tình huống tranh chấp có thể xảy ra như đã phân tích ở Chương 1, thì khi nền kinh tế mở cửa, các phương tiện trở nên hiện đại hơn phát triển, hoạt động XNK sẽ diễn ra ở nhiều quốc gia hơn. Luật pháp điều chỉnh phức tạp và khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố gây trở ngại cho hoạt động thanh toán bằng L/C. Bên cạnh đó, một số quy ước tập quán quốc tế còn hạn chế, và chưa lường hết được rủi ro trong khi các hình thức bn bán ngày càng đa dạng. Điều này cũng có thể dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp khác nhau, phức tạp hơn.

2.2.2.1. Các tình huống tranh chấp phổ biến

Cũng giống như các trường hợp tranh chấp L/C có thể xảy ra được phân tích ở chương 1, các trường hợp xảy ra tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng chủ yếu liên quan đến chứng từ xuất trình hoặc trách nhiệm của các bên tham gia. Sau đây là thực trạng về các tình huống tranh chấp thường xảy ra tại Vietcombank:

a. Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia

Xuất phát từ phía Ngân hàng: Tuy Vietcombank là một ngân hàng chuyên

nghiệp và có thâm niên trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế nhưng điều đó cũng khơng đồng nghĩa với việc khơng có những sai sót phát sinh trong q trình thực hiện nghiệp vụ. Thực tế là do khối lượng giao dịch diễn ra tại Ngân hàng rất lớn và đội ngũ nhân viên có những cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nhiệm. Thời gian gần đây, những nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức thường hiếm xảy ra do cơ chế quản trị rủi ro, đánh giá đối tác cũng như tuyển chọn và đào tạo nhân lực tại Ngân hàng diễn ra chặt chẽ hơn, thay vào đó, các nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến sai sót về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong việc kiểm tra chứng từ. Các trường hợp tranh chấp phổ biến thường liên quan đến việc ngân hàng không phát hiện được hết các sai biệt hoặc vượt quá thời hạn kiểm tra chứng từ. Các trường hợp tranh chấp do ngân hàng không mở L/C không đúng với yêu cầu của NNK hoặc ngân hàng không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người bán hiếm khi xảy ra hơn. Một số trường hợp đã từng xảy ra khi Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho NXK. Do bất cẩn, Ngân hàng không

phát hiện ra những sai lệch giữa các chứng từ trong bộ chứng từ dẫn đến việc NHPH từ chối thanh tốn. Ngồi ra, trong vai trị của một NHPH, Vietcombank cũng từng là nguyên nhân của một số vụ tranh chấp khi vượt quá quy định về thời gian kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc.

Xuất phát từ phía NXK Việt Nam: NXK Việt Nam thường có trình độ về nghiệp

vụ thương mại quốc tế chưa cao trong khi thanh tốn bằng L/C địi hỏi phải có sự khớp đúng tuyệt đối giữa các chứng từ và các quy định của L/C vì vậy họ thường gặp khó khăn trong việc tạo lập bộ chứng từ phù hợp. Ở Vietcombank hiện nay,các chứng từ gửi đến thanh tốn hàng xuất có thể mắc những lỗi từ đơn giản như: sai chính tả, sai địa chỉ, số lượng đến các lỗi phức tạp hơn như thiếu chứng từ, chứng từ khơng thống nhất với nhau, chứng từ cịn một số điểm mâu thuẫn với quy định trong L/C. Ngân hàng Vietcombank cũng đã tư vấn để khách hàng của mình có thể điều chỉnh, khắc phục các sai sót. Tuy nhiên khi các lỗi trên khơng được hoàn thiện, sẽ dẫn đến việc các NXK Việt Nam có thể bị trì hỗn hoặc thậm chí từ chối thanh tốn, Ngân hàng với tư cách người cố vấn cho khách hàng của mình cũng có thể bị sụt giảm uy tín. Các trường hợp khác xuất phát từ phía NXK như NXK khơng thể lập được bộ chứng từ phù hợp do đã chấp nhận một L/C có các điều khoản bị người mua khống chế hay NXK lập chứng từ giả mạo với ý đồ lừa đảo thường rất ít xảy ra ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Xuất phát từ phía NNK Việt Nam: Tranh chấp xảy ra tại Vietcombank mà

nguyên nhân đến từ NNK Việt Nam chủ yếu là do họ không thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vay thanh toán và mở L/C trả chậm. Một số NNK có sự hiểu biết khơng rõ ràng về nghiệp vụ thanh tốn tín dụng chứng từ. Họ khơng hiểu rằng Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ trên bề mặt của chứng chứ không chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên XNK. Vì vậy khi hàng hóa có vấn đề, nhiều nhà XNK đã đổ lỗi cho Ngân hàng hoặc từ chối nghĩa vụ thanh tốn của mình. Sự bội ước của các NNK có thể đến từ các ngun nhân ngồi ý muốn khiến doanh nghiệp bị lỗ, mất khả năng thanh tốn. Ngồi ra một số trường hợp tranh chấp phổ biến khác đến từ việc các doanh nghiệp nhập khẩu vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn tín dụng chứng từ của Vietcombank. Những doanh nghiệp đó thường khơng có các chun gia riêng cho lĩnh

vực này, vì vậy họ có thể u cầu mở những L/C chưa chặt chẽ, có thể bị bạn hàng đối tác lợi dụng. Trước đây Vietcombank cũng đã từng gặp một số trường hợp NNK cố tình kéo Ngân hàng vào những vụ tranh chấp bằng sự lừa đảo của mình để chiếm dụng vốn Ngân hàng như họ được Ngân hàng bảo lãnh nhận hàng nhưng sau đó từ chối khơng nhận chứng từ giao hàng; tuy nhiên thời gian gần đây nhờ quản trị tốt hơn nên những vụ lừa đảo như vậy cũng xảy ra ít đi.

Xuất phát từ phía đối tác nước ngồi: Phần lớn các tranh chấp xuất phát từ đối

tác nước ngoài xảy ra tại Vietcombank là do sự thiếu thiện chí của những doanh nghiệp hoặc Ngân hàng nước ngồi. Khơng ít trường hợp diễn ra do NXK nước ngoài giao hàng khác với chứng từ hàng hóa được lập ra hay NNK nước ngồi từ chối trả tiền chỉ vì những sai sót nhỏ. Một số trường hợp xuất phát từ phía Ngân hàng nước ngồi phổ biến tại Vietcombank là đơi khi Ngân hàng nước ngồi đó vận dụng những quy định quốc tế một cách lệch lạc chủ quan, gây khó dễ cho phía Việt Nam hoặc NHTB nước ngồi có thể thơng báo một L/C thiếu tính chân thực bề ngoài.

b. Các tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình

Bộ chứng từ trong phương thức thanh tốn bằng L/C đóng vai trị rất quan trọng vì vậy tranh chấp liên quan đến bộ chứng từ cũng diễn ra khá phổ biến tại Vietcombank. Các tranh chấp xảy ra khi nội dung và hình thức của chứng từ khơng phù hợp với quy định của L/C hoặc các chứng từ mâu thuẫn với nhau. Các sai sót thường liên quan đến các loại chứng từ như vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, và cũng có những trường hợp liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ. Những trường hợp tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình thường do các bên cịn chưa am hiểu chun mơn nhưng đơi khi cũng có thể do nguồn luật điều chỉnh còn hạn chế, nhiều trường hợp quy định chưa được rõ ràng.

2.2.2.2. về các nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp

Nghiên cứu các vụ tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng TMCP Việt Nam trong những năm gần đây nhìn chung cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân như Chương 1 đã phân tích. Một số ngun nhân mang tính khách quan, khó tránh khỏi, là vấn đề chung trong thanh tốn bằng tín dụng chứng từ chứ khơng chỉ của riêng Vietcombank như: do sự bất cập của Nguồn luật điều chỉnh, do sự tác động của kinh tế chính trị, do sự phức tạp của quy trình thanh tốn. Các ngun nhân

cịn lại tiềm tàng nguy cơ gây ra rủi ro, tranh chấp cho những giao dịch L/C tại Vietcombank gồm có:

Một là, do sự bất cập trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Vietcombank từng chứng kiến nhiều trường hợp do các bên tham gia vào giao dịch hiểu biết luật pháp, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ yếu kém dẫn đến việc soạn thảo còn hạn chế, quan niệm về quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cũng như các cam kết còn đơn giản tùy tiện, hành động theo suy diễn chủ quan dễ dẫn đến tranh chấp.

Hai là do hạn chế thơng tin, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thơng tin về các đối tác không kỹ càng, tâm lý ỷ lại ngân hàng, thiếu sự đảm bảo an tồn trước một món lợi lớn do thương vụ đem lại nên có thể bị các cơng ty ma nước ngồi lừa đảo, gây thất thoát tiền.

Ba là, do ý thức pháp luật kém,nhiều doanh nghiệp thiên về quyền lợi của công ty mà quên đi quyền lợi chung của quốc gia, có thể vi phạm đạo đức, làm thất thoát tài sản của đất nước, gây mất lòng tin đối với Ngân hàng, bạn hàng nước ngồi.

Bốn là, Ngân hàng bất cẩn dẫn đến sai sót. Các sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tại Vietcombank cũng đã giảm hơn trước nhiều nhờ công tác đào tạo chuyên mơn và kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số trường hợp đáng tiếc xảy ra do nguyên nhân này.

2.2.3. Phân tích một số tình huống tranh chấp cụ thể trong TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.3.1. Tình huống tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia

a. Tranh chấp phát sinh do phía người xin mở L/C vi phạm

NNK không mở L/C, mở chậm L/C hoặc mở L/C với các điều khoản không giống với quy định trong hợp đồng: Trường hợp này từng xảy ra khi NNK phát hiện

hợp đồng ký kết chưa chặt chẽ, cịn nhiều kẽ hở hoặc vì một lí do nào đó có lợi cho mình, họ mong muốn thay đổi một số điều kiện hợp đồng khi mở L/C. Khi không thương lượng được với NXK, họ thoái thác việc mở L/C như đã cam kết để tránh thương vụ không hiệu quả, tránh gây tổn thất cho mình. Một minh chứng thực tế cho trường hợp này là ngày 12/3/2014 một NNK là khách hàng của Vietcombank Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu hàng nơng sản từ phía cơng ty Hàn Quốc trên cơ sở mẫu hợp đồng NNK gửi cho phía NXK soạn, theo đó NNK Việt Nam mua 2.5 tấn gạo với giá

625USD/tấn CFR cảng Hải Phịng. Phương thức thanh tốn thỏa thuận là L/C với yêu cầu L/C mở chậm nhất vào ngày 25/3/2014 và quá hạn này mà L/C chưa được mở NNK nộp phạt 3% giá trị hợp đồng. Sau đó, do đối tác mua hàng từ NNK ở Việt Nam đòi bổ sung một số yêu cầu về chất lượng, giấy tờ mới chấp nhận hàng..., nên NNK Hà Nội đã đưa thêm một số yêu cầu vào bản nháp L/C gửi cho NXK để thương lượng NXK chấp nhận thêm những yêu cầu này. Vì hai bên đều sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình nên khơng chấp nhận thương thảo. Kết quả đến ngày quy định, NNK vẫn chưa mở L/C và bị phía cơng ty khiếu nại, u cầu nộp phạt theo hợp đồng quy định. NNK biện hộ là do không thông thạo tiếng anh, không đối chiếu kỹ với bản hợp đồng mẫu mình đưa ra trước đó nên thối thác trách nhiệm. Cuối cùng tranh chấp xảy ra và hai bên nhà phải mời trọng tài giải quyết. Kết quả đưa ra là vì NNK đã đặt bút ký vào hợp đồng nên phải chịu trách nhiệm với nghĩa vụ đề ra trong hợp đồng trong khi NXK có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với các sửa đổi nên NNK trong trường hợp này là người vi phạm và cần phải bồi thường cho NXK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NNK yêu cầu ngân hàng đình chỉ trả tiền hoặc từ chối nhận hàng: Thực tế khơng ít NNK khơng hiểu đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ nên họ từ chối trả tiền hoặc từ chối nhận hàng khi thấy hàng hóa bị kém chất lượng hoặc phi vụ khơng có lợi cho bản thân mặc dù bộ chứng từ thanh tốn là hợp lệ. Ví dụ, đầu năm 2013 một công ty Quảng Ninh là khách hàng của Vietcombank ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng nơng sản từ Nhật, trong đó quy định thanh tốn bằng L/C khơng hủy ngang. Sau khi tiến hành giao hàng, NXK lập bộ chứng từ gửi cho NHPH là Vietcombank để u cầu thanh tốn. Hàng đến cảng Hải Phịng, NNK đến nhận hàng và mời công ty giám định lô hàng, đưa ra kết luận hàng kém chất lượng. Ngay sau đó, NNK gửi đơn cùng biên bản giám định yêu cầu Vietcombank ngừng trả tiền cho NXK Nhật Bản. Dù đã giải thích rằng việc ngân hàng thanh toán là dựa trên chứng từ , tuy nhiên vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình nên NNK khơng thỏa hiệp, dẫn đến tranh chấp xảy ra và phải nhờ hòa giải. Kết luận đưa ra là việc làm của Vietcombank là đúng đắn, NNK khơng thể u cầu ngân hàng đình chỉ trả tiền mà chỉ có thể kiến nghị NXK vi phạm hợp đồng khi đã giao hàng khơng đúng như thỏa thuận. Sau đó, sau khi NXK xác minh đúng là hàng hóa kém chất lượng, họ đồng ý giảm giá lơ hàng 5%, việc thanh tốn được diễn ra và tranh chấp được giải quyết.

b. Tranh chấp phát sinh do phía người hưởng lợi vi phạm

Tranh chấp do NXK lập bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C:

Trường hợp này xảy ra khác phổ biến tại Vietcombank. Nó có thể xảy ra khi tính đầy đủ hoặc tính hồn hảo của bộ chứng từ xuất trình khơng được đảm bảo. Có thể đơn cử một ví dụ cho trường hợp này: Ngày 20/4/2015, Công ty Intech Việt Nam yêu cầu Vietcombank mở một L/C không hủy ngang, trả ngay được xác nhận cho người hưởng là Sunmachinary company, Ltd Nhật Bản. Trong L/C quy định người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ vận tải như sau: "A full set of clean "Shipped on board" ocean bill of lading made out toorder of issuing bank, blank endonsed marked "Freight prepaid" and nolify the acountee" nghĩa là một bộ đầy đủ vận đơn đường biển, hoàn hảo, hàng đã bốc, làm theo lệnh NHPH, ký hậu để trắng, cước phí trả trước và thơng báo cho NNK. Sau khi giao hàng, người hưởng lợi xuất trình chứng từ đến NHPH. Tuy nhiên sau khi kiểm tra chứng từ, Vietcombank từ chối thanh tốn vì thứ nhất tên B/L khơng có chú thích là một B/L hồn hảo (clean B/L) mà chỉ ghi là "shipped on board", thứ hai dùng cụm từ CY/CY thay cho FCL/FCL. NXK cho rằng điều đó khơng thỏa đáng nên tranh chấp xảy ra.

Tranh chấp do NXK không thể lập được bộ chứng từ thanh tốn phù hợp do đã chấp nhận L/C có các điều khoản mà người mua khống chế: Trường hợp này đã từng

xảy ra trong quá khứ và sau đó khi được Vietcombank thường cảnh báo với khách hàng của mình thì đã hạn chế hơn trước. Tuy nhiên tường hợp này hay xảy ra trong lĩnh vực hàng may mặc, khi các NXK Việt Nam gặp khó khăn khi phải đưa vào bộ chứng từ đòi tiền một loại chứng từ do người mua hoặc người đại diện của người mua

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại NHTMCP ngoại thương việt nam đề xuất và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 682 (Trang 55 - 67)