PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế
3.2.2. Về chính sách quản lý thuế
- Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai hóa quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế theo hướng tạo điều kiện cho NNT, đẩy mạnh triển khai áp dụng thuế điện tử.
Đăng kí thuế điện tử; kê khai, nộp thuế qua mạng; tiếp tục mở rộng hình thức thu nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua ATM, phát triển và áp dụng hình thức thu nộp thuế qua internet banking, qua bưu điện và qua mạng điện thoại di động.
Về thời gian kê khai thuế: Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định cho phép thêm nhiều nhóm DN được phép áp dụng kê khai thuế GTGT theo quý nhằm tăng sự tiện ích, giảm chi phí và thời gian cho DN cũng như cơ quan thuế.
- Nâng cao chất lượng công tác TT&HT NNT.
Hình thức tuyên truyền phải được đa dạng thơng qua đài truyền thanh, truyền hình, báo hình, báo viết, in ấn, xuất bản phẩm, internet, hệ thống giáo dục học đường.
Thực hiện theo đúng chương trình, mục đích, kế hoạch, u cầu đề ra trong mỗi thời kỳ đảm bảo NNT hiểu đúng, thực hiện theo quy định pháp luật. Thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhưng có trọng tâm trọng điểm, đúng đối tượng, có chương trình thống nhất từ trung ương.
Tun dương kịp thời các điển hình tiên tiến, nhân rộng các cá nhân, tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.
Mở rộng và đẩy nhanh chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trong các cấp học trong phạm vi toàn quốc, biện pháp này phải được đặc biệt coi trọng, nó có ý nghĩa lâu dài là làm cho người Việt Nam qua các thế hệ hiểu chính sách thuế của nhà nước, có nghĩa vụ và trách nhiệm cao trong việc nộp thuế của mình.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật thuế của NNT trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại NNT và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Tiếp tục tiến hành xây dựng hệ thống thông tin về NNT và các phần mềm ứng dụng quản lý thuế.
Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trường hợp, xác định phạm vi và tổ chức thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật thanh tra và kiểm tra. Chuyển dần thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo nhóm đối tượng, theo ngành nghề......
Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng kiểm tra, thanh tra theo chuyên ngành cho cán bộ kiểm tra và thanh tra tồn ngành thuế.
- Về cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
Thực hiện xóa nợ thuế, xóa tiền chậm nộp đối với trường hợp khơng cịn đối tượng để thu hồi nợ, xóa nợ đối với các trường hợp đã nộp hết nợ gốc, xóa nợ tiền chậm nộp đối với trường hợp người nợ thuế gặp khó khăn trong SXKD nhưng cam kết nộp đủ số tiền nợ gốc để khuyến khích NNT thanh tốn dứt điểm tiền nợ thuế.
Bãi bỏ quy định biện pháp thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề với tổ chức, cá nhân nợ thuế trong luật quản lý thuế vì khơng thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế.
Tăng cường đổi mới, áp dụng các biện pháp kỹ năng quản lý nợ mới. Áp dụng phần mềm quản lý nợ và các biện pháp, kỹ năng quản lý nợ theo quản lý rủi ro để tập trung nhân lực vào quản lý thu nợ đối với những đối tượng có mức độ rủi ro lớn. Xây dựng sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, từng bước liên kết, tự động hóa quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan thuế hiện đại.
Nâng cấp tồn diện trang thơng tin điện tử ngành thuế (website) để cung cấp thơng tin pháp luật, chính sách, luật, nghị định về thuế, thủ tục hành chính về thuế, đồng thời cung cấp thơng tin về tính hình thực hiện nghĩa vụ cho từng NTT. Triển khai đăng ký thuế điện tử, mở rộng kê khai thuế qua mạng, cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Xây dựng và triển khai cơ chế quản lý tài chính đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của ngành.
- Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiệu lực, hiệu quả; môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu chuyên nghiệp. Để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, tổ chức bộ máy ngành thuế nên tiến tới phương thức tổ chức quản lý theo nhóm đối tượng kết hợp với quản lý theo chức năng. Cơ cấu lại nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả, phù hợp; tập trung cho những địa bàn có số thu lớn, cơ quan chức năng QLT chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế...
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về năng lực lẫn chuyên môn, phẩm chất đạo đức và phương pháp làm việc; tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế. Đẩy mạnh công tác tinh giảm biên chế, cho thơi việc với những CBCC có năng lực, trình độ yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém cũng như sức khỏe khơng đảm bảo hồn thành nhiệm vụ được giao để tuyển dụng cán bộ mới thay thế.
Xây dựng cơ chế kiểm tra nội bộ và triển khai thực hiện thống nhất trong toàn ngành với mục tiêu để hệ thông kiểm tra nội bộ và triển khai nội bọ hoạt động đảm bảo tính độc lập, khách quan, hiệu lực, hiệu quả.